Thứ Tư, 9 tháng 2, 2011

LỄ TỊCH ĐIỀN



Đầu năm, trang báo nào cũng đỏ rực hình ảnh, cũng đầy ắp các tin tức về những lễ hội được tổ chức đâu đó khắp cả nước. Lễ hội nào cũng gắn liền với tâm linh, với sự linh thiêng nào đó mà ít nhiều, tôi chắc là có thật. Nhưng tôi ấn tượng nhất và xúc động hơn cả là Lễ Tịch Điền. Cái lễ chẳng hề liên quan đến sự linh thiêng nào hết.

Nghe nói, từ năm Đinh Hợi 987 vua Lê Đại Hành về cày tịch điền ở Đọi Sơn, Duy Tiên, Hà Nam mở đầu phong tục đẹp để các vị vua triều đại sau noi gương khuyến nông. Có lẽ trên thế giới này, chẳng có nhà vua nào lại xuống đồng như ở Việt Nam.

Lễ Tịch Điền vinh danh những người nông dân, cũng như đất nước mình là những người nông dân. Đánh giặc giữ nước là những người nông dân. Khẩn hoang bờ cõi là những người nông dân. Dạy con cháu nên người, thế hệ này tiếp nối thế hệ khác là những người nông dân. Và để đất nước mình sánh vai được với năm châu bốn bể cũng là những người nông dân.

Nếu được và nếu phải giới thiệu với bạn bè quốc tế, thế nào tôi cũng nói đất nước tôi là những người nông dân. Và vì thế, Mùa Xuân năm nay, thật xúc động biết bao khi Lễ Tịch Điền được tổ chức theo một quy mô mà đáng lẽ phải làm đã từ lâu lắm rồi.

Tôi rất thích Lễ Tịch Điền, thích nhất trong các lễ hội đang có hiện nay.




20 nhận xét:

  1. Dù rất quí nông dân nhưng em hong đồng ý 2 câu này của anh : "Dạy con cháu nên người, thế hệ này tiếp nối thế hệ khác là những người nông dân. Và để đất nước mình sánh vai được với năm châu bốn bể cũng là những người nông dân."

    Một xã hội cân bằng phải có cả Sĩ Công Nông Thương anh ơi :-)

    Trả lờiXóa
  2. Hehe em thì thấy lễ TĐ h chỉ hình thức thôi, lãnh đạo xắn quần đi cày để chụp hình lên báo nhìn mị dân bỏ xừ. Trong khi đấy nông dân vẫn đói dài ra, bờ xôi ruộng mật thì bán tiệt xây khu công nghiệp, bao nhiêu năm thành quả nông nghiệp chả có j đáng kể, buồn chết!

    Trả lờiXóa
  3. Em đồng ý với Titi và Dứa. Ở VN mình bức tranh hiện nay là thế này: Nghề nông vẫn bị coi là nghề hạng kém (mày mà không chịu học thì về đi cày, nhá). Dân trí vùng nông thôn vẫn rất thấp. Cuộc sống thì bấp bênh (bị bệnh mà không có tiền thì hoàn toàn chờ chết vì ko có bảo hiểm y tế).

    Hai mảng tối cần thiết cho cộng đồng là giáo dục và y tế ở vùng nông thôn ở mức tối thiểu. Hiếm có giáo viên hay bác sĩ giỏi (bản thân GV, BS ở đây cũng ít phấn đấu, còn người giỏi thì lại tìm cách chuyển ra thành phố). Người giỏi các ngành khác cũng thế.
    Nói túm lại là cái vòng luẩn quẩn - nghèo - dân trí thấp - nghèo.
    Thế nên cái hình ảnh đẹp (Vua đi cày) thấy có vẻ diễn diễn màu mè thế nào.

    Trả lờiXóa
  4. Cứ mỗi lần về quê ngoại là em lại buồn. Chỉ cách thành phố có 20km mà trẻ con không mấy đứa chịu học lên cấp ba. Cứ hết cấp 2 là nhấp nhổm đi vào Nam làm công nhân ở các khu công nghiệp, thành trào lưu luôn. Cháu nào ở nhà, không đi làm CN, không gửi được vài đồng về nhà cho bố mẹ là cảm thấy xấu hổ lắm. Bao nhiêu năm rồi mà làm ruộng vẫn như thời ngày xưa, không máy móc, công nghệ gì hết. Đất thì chỉ chăm chăm xem có ai mua thì bán để mua xe máy và điện thoại di động. Tình hình này không khéo mà chẳng mấy chốc không còn nông dân nữa ấy chứ.

    Trả lờiXóa
  5. Toi da thay mot tam anh mot vi vua that (Nhat hoang) loi ruong cay lua that(trong hoang cung) trong le tich dien o Nhat ban. O Viet nam thi hinh nhu duc vua Nguyen Minh Triet la nguoi bat dau khoi phuc lai le nay nam ngoai thi phai, khi do con tranh cai xem nha vua nen mac trang phuc nhu the nao, tu nam nay thay chuyen giao cong nghe cho quan tinh, quan huyen roi. Gia bac viet bai nay som mot nam thi hop thoi.

    Trả lờiXóa
  6. The Hanoitimes - The State President, Nguyen Minh Triet, and other officials of ministries and agencies attended the Tich Dien Mua Xuan (Spring Ploughing) Festival in the northern province of Ha Nam o­n February 20.


    The festival originates from the Le dynasty in 987 when King Le Dai Hanh decided to plough in Doi Son commune, Duy Tien district, to encourage bumper crops. It then became a fine tradition in early spring every year.

    In the New Spring of Canh Dan 2010, the provincial authority of Ha Nam, Ministry of Culture, Sports and Tourism, and the Ministry of Agriculture and Rural Development solemnly held the field-tilling ceremony.

    A village elder of Doi Son, playing as Emperor Le Dai Hanh, created the first furrow to start a new crop. Then, State President Nguyen Minh Triet and leaders of some ministries and the province also joined the ceremony.

    Trả lờiXóa
  7. Thật ra, câu anh Thụy nói đất nước mình thuộc về nông dân cũng ko phải là trật, mặc dù xã hội còn nhiều giới khác để hình thành nên một vòng tròn kinh tế.
    Nó ko trật, cho tới thời điểm hiện này, là vì nền kinh tế của VN chưa phát triển đúng độ mạnh trên các lĩnh vực khác, ngoài nghề nông.

    Công còn íu, thương thì vật vờ luật lệ ko rõ ràng, sĩ thì vẫn còn chưa tìm lối ra. Chỉ có nghề nông, ông cha để lại lâu đời, là còn khả dĩ có được brandname "phát triển từ ngàn xưa".

    Nếu thử sống ở một nước phương tây sẽ thấy lời anh Thụy ko sai. Xứ người, các chử sĩ, công, nông, thương, phát triển rất đầy đủ, tròn chử. Tạo ra một vòng tròn kinh tế hổ trợ lẫn nhau, vững chắc như cột nhà đóng bê tông 4 chân, chứ ko phải là kiềng ba chân.

    Nói gì thì nói, em vẫn giử í định phải có một căn chòi lá ở bên nhà. Xa thành phố một xí để em trồng chuối nhé, nuôi zịt nhé, hứng chí thêm xí nữa thì em thả luôn vài con ngựa cho zui ;))

    Trả lờiXóa
  8. Bác Thụy toàn bình luận mà chả giải thích cho biết lễ Tịch Điền là cái gì?! có từ khi nào và vùng nào thì mới có. Chán bác quá.

    Trả lờiXóa
  9. bác nói dúng òi, bi chừ bà kon ít làm nông quá nên phải có lễ tịch điền để mờ khuyến khích chứ. bác quên chưa kể vụ nổi loạn cũng là nông dân cả ;-)

    Trả lờiXóa
  10. em thấy lễ hội gì hay (mà lễ hội là của nông dân cả) thì ta cứ giữ gìn và phát huy, vậy mới giữ được gốc, hehe, gốc nông dân như anh nói.

    Trả lờiXóa
  11. Titi: Hì, đất nước mình là đất nước nông nghiệp, văn minh của mình là văn minh lúa nước mà em!

    Trả lờiXóa
  12. Dứa: Có vẻ em hơi nghiêm khắc quá rồi Dứa ơi!

    Trả lờiXóa
  13. Lana: Đồng ý với em là vẫn còn tình trạng lạc hậu vậy, nhưng nhiều vùng cũng được cải tiến khá khá đấy chứ em. Đúng không?

    Trả lờiXóa
  14. VMC: Đấy là vùng gần thành phố thôi em! Phần lớn đất nông nghiệp đâu có bi quan thế!

    Trả lờiXóa
  15. korolbo: Thôi thì chuyển giao cũng được bác ạ! Có còn hơn không?

    Trả lờiXóa
  16. Lu: Còn ít tuổi vậy mà đã thích thú vui điền trang của mấy ông chủ trang trại hả em?

    Trả lờiXóa
  17. rita: Trời đất, tôi nghĩ ai cũng biết cái lễ này mà bạn. Là cái lễ Vua xuống đồng, cày ruộng đầu năm thôi mà.

    Trả lờiXóa
  18. Gauxx: Anh nhớ chứ, thế nên mới phải nói đất nước tôi là những người nông dân mà!

    Trả lờiXóa
  19. Đàm Hà Phú: Thực ra, lễ hội của nông dân rất giản dị và thực chất. Bây giờ nhiều lễ hội mới bị thương mại hoá thôi!

    Trả lờiXóa
  20. Bác Phú ơi, em dân SG đó bác. Cái xứ mà năm thở mười thì mới có lễ hội. Thì làm sao mà biết hết nhỉ. Ý là bác phải nói luôn cái tích nó ra sao cho em nó hiểu. Chỉ có dân thủ đô như bác mới có nhiều lễ hội thôi.

    Trả lờiXóa