Thứ Hai, 31 tháng 5, 2010

HỌC ĐỂ LÀM GÌ?



Về quê thường xuyên, nhưng lâu lắm rồi tôi mới có dịp hàn huyên cùng bạn bè thuở còn cắp sách trường làng. Chuyện Đông chuyện Tây, cuối cùng, vẫn quay về chuyện gia đình, học hành, con cái. Bỗng giật mình khi nghe các bạn nói cả làng có tới gần 30 cô, cậu tốt nghiệp đại học chưa xin được việc làm. Thế là sau gần 5 năm đèn sách thành tài, các cô cậu này lại quay về quê theo nghề trạm khảm của cha ông.

Cũng vì thế, con em trong làng bỏ học rất nhiều. Phần lớn chỉ học hết lớp 9, khá khẩm thì hết lớp 12 là nghỉ. Ở nhà học nghề đục, trạm, khảm. Bởi có học nữa, học lên tận đại học, thậm chí tốt nghiệp đại học thì rồi cũng làm nghề trạm thôi. Vậy thì học đại học để làm gì? Thời gian đó, thà dành để học nghề có khi còn tốt hơn.

Ngày trước, cha ông giỏi nghề mộc, nghề trạm khảm, đục và gọt con giống. Giỏi nghề, nên nhà nào cũng có tư tưởng dạy dỗ, truyền nghề lại cho con cháu. Vì thế, đám thợ mộc, thợ ngang, thợ đục, thợ trạm làng Me Cả nổi danh như sóng cồn suốt cả vùng, từ miền xuôi đến miền ngược. Quê tôi, những người phụ nữ thường có câu nói cửa miệng đầy tự hào về làng quê mình rằng đàn ông Me Cả cơm rượu thiên hạ quanh năm.

Bản thân tôi, dù được bố mẹ quyết tâm nuôi cho ăn học, nhưng hè nào cũng phải cắp dùi đục, cưa, tràng… làm phó đi theo đám thợ làng, dọc ngang khắp các vùng quê làm nhà, làm đồ mộc. Trước khai trường tầm mươi ngày mới được trở về nhà chuẩn bị cho năm học mới.

Nói tóm lại, cha ông làng tôi coi trọng việc dạy nghề, truyền nghề cho con cháu. Làng tôi, từ xa xửa xa xưa, vốn là vùng hiếu học, từng sản sinh ra Trạng Nguyên Nguyễn Giản Thanh, Thượng Thư Đàm Thận Huy. Nhưng con cháu thì lấy nghề làm gốc. Ai kiệt xuất mới chọn con đường học hành, thành đạt, làm quan giúp nước , giúp dân.

Thế hệ chúng tôi thì khác hẳn. Nhà nào có tí của nả là lo cho con ra thành phố học, những mong thành ông nọ bà kia, thoát khỏi cái cảnh lao động chân tay lam lũ. Thế là hàng loạt cô cử, cậu cử ra đời. Học xong, trụ lại ở thành phố thì quá khó. Lương vài triệu. Nào tiền nhà, tiền ăn, tiền sinh hoạt… và hàng lô các nhu cầu khác nên dù là thành đạt, hầu hết vẫn phải xin thêm bố mẹ tiền.

Được vài năm, chịu không thấu, đành bỏ về quê theo nghề cũ của cha ông. Nhưng lúc ấy thì lỡ dở hết cả rồi. Học nghề thì khó vì tuổi đã lớn. Lại thêm cái bệnh bằng cấp, chẳng lẽ có bằng đại học lại đi làm nghề trạm, đục, khảm? Mà muốn kiếm ăn bằng cái bằng đại học của mình thì chợt phát hiện ra rằng nó chưa đủ. Chưa đủ để làm chủ, nhưng có vẻ lại hơi thừa để làm thợ. Nghịch cảnh là như vậy.

Từ làng quê, từ đám con cái bạn bè, chợt nghĩ về một cái gì đó tầm vĩ mô hơn cây tre, bờ ruộng , sân đình. Đó là học để làm gì? Và học như thế nào nhỉ?




32 nhận xét:

  1. Học để có bằng anh ui. Hì...một thời ở nước mình là như thế đó. Và quê anh đã phải đón lại những bạn nạn nhân của một thời sính bằng đó đấy thôi. Nhưng giờ, tình trạng có vẻ khá hơn rồi anh ạ. Các trường học nghề đã có khá nhiều bạn trẻ theo đuổi, nhất là các nghề điện, điện tử và nguội :-)

    Trả lờiXóa
  2. hehe, hồi xưa khá lâu rùi, em từng viết một bài về nghề này, cũng vô tư viết là 'trạm khảm', chạm mới đúng bác ôi :D

    Trả lờiXóa
  3. Thời thế bây h chuyện ntn ko phải hiếm. Vấn đề chất lượng gd đại học cùng với bài toán đầu ra cho lao động sau khi tốt nghiệp chắc còn lâu mới giải quyết dc. Thôi thì các cô cậu cử làng Me Cả của anh coi như đi học để được làm người có học, được biết đến cái chữ và truyền cho thế hệ con cháu sau này, hy vọng vào tương lai tươi sáng vậy :D

    Trả lờiXóa
  4. Câu hỏi hơi khó trả lời, thực tế hệ thống đào tạo ra trường sinh viên đa số là cởi ngựa xem hoa, mang tiếng tốt nghiệp nhưng rất ít người đạt yêu cầu để có được công việc như ý.
    Cũng ko trách được sinh viên vì họ bị học quá nhiều thứ ko cần thiết, học đến xanh người mà kiến thức nào cũng chỉ ngó tạm qua cho có để còn ngó sang kiến thức khác.
    Công việc ngày càng có tính cạnh tranh khi có những công ti nước ngoài dính vào, họ tuyển đúng trình độ do đó ít sinh viên qua được cửa. Làm cho công ti trong nước thì lại ko đủ tiền chi phí hàng ngày, về quê làm nghề thủ công thì lại cảm thấy bất đắc chí khi mang tiếng có học mà cũng vẫn làm nghề lao động chân tay chứ ko phải lao động trí óc.
    Nhưng nếu ko đi học và được học hành đúng chất, thì xã hội lại thiếu những chất xám có thể giúp cho một nước phát triển. Một anh thợ có thể làm ra những sản phẩm khéo léo, nhưng anh ấy không thể nào tính toán sao cho từ một cá thể nhỏ có thể nhân rộng thành tập thể lớn, và mang nó vượt ra khỏi phạm vi một quốc gia.

    Bài toán khó giải của xã hội.

    Trả lờiXóa
  5. Ôi Lu giỏi quá. Còm cứ như người trong cuộc ấy.

    Trả lờiXóa
  6. @A Thụy:
    Gấu nhận xét đúng rồi: nghề "chạm khảm" mới đúng. "Trạm" là điện-đường-trường-trạm, anh ạ.
    Có bằng làm nghề chạm thì sao nhỉ? Sao lại có những anh núp trong lũy tre làng mà còn sĩ diện hão thế không biết?

    Trả lờiXóa
  7. Đầu tiên là phong trào "thoát ly" khỏi lũy tre làng đi mỏ than, đi "Phòng", đi Việt Trì, gang thép T.Nguyên thập niên 60,70. Sau là phong trào đi làm ăn xa bốn phương những năm 80,90 từ thợ xây dựng đến khu công chế xuất, sau nữa khi đã có rất nhiều trường đại học, CĐ ra đời, công có dân lập có thì phải học cho được cái bằng ĐH. Làng quê tứ tán hết, để cuối cùng họ được cái gì và mất cái gì. Nghĩ cũng buồn buồn.

    Trả lờiXóa
  8. Nên có hướng nghiệp từ cuối cấp 2 đầu cấp 3 => Không lãng phí tiền xã hội.
    Với những bạn làng nghề: các bạn thử phân tích Swot cho mỗi lựa chọn của mình, ở lại Hà Nội hay trở về làng nghề? Mỗi lựa chọn đưa ra cơ hội, thách thức => Chấm điểm lựa chọn => Đưa ra lựa chọn tối ưu cho chính bản thân.
    Lời khuyên: Lựa chọn nào cũng đòi hỏi các bạn phải cố gắng, phấn đấu, chủ động, tích cực. Khởi nghiệp lúc nào chả khó khăn, vất vả thử thách nhưng quả sẽ ngọt ở cuối con đường.
    Nên chủ động không nên đổ thừa hoàn cảnh, xã hội.

    Trả lờiXóa
  9. VMC và Gauxx: Hì, OK hai anh em em! Chạm chứ không phải làm chạm. Tệ thế đấy. Nghề của quê mình mà mình còn viết sai nữa. Hic!

    Trả lờiXóa
  10. Titi: Đúng là một thời học là để có cái bằng. Và chỉ cần cái bằng thôi. Anh nhớ câu : "Bằng lòng còn hơn bằng cấp".

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. ôi cái sự "Học"... thực tế thật là phũ phàng quá. Biết làm sao đây??? Em cũng thấy buồn hức hức

      Xóa
  11. Dứa: Cũng đành phải thế thôi em ạ! Học để biết chữ thôi. Chứ ít dùng đến lắm!

    Trả lờiXóa
  12. Lu: Em nói đúng, việc làm và các vấn đề xã hội luôn là lĩnh vực đau đầu nhất mà một quốc gia phải lo. Và nói thật là ít quốc gia lo được toàn vẹn lắm!

    Trả lờiXóa
  13. Đỗ: Bác đã nói vắn tắt nhưng khá đầy đủ về hình ảnh của những biến động tại các vùng thôn quê trong hơn nửa thế kỷ qua. Tôi là dân nhà quê, thấm thía lắm bác ạ!

    Trả lờiXóa
  14. NLVD: Có lẽ em nói, Lu com như một chuyên gia đầu ngành của ngành Lao động và các vấn đề xã hội thì đúng hơn. Hì!

    Trả lờiXóa
  15. Đọc cái này buồn mà vui.
    Buồn vì việc thất nghiệp của các em.
    Vui vì truyền thống làng nghê của quê anh.

    Học để làm gì? Học để đi làm thôi. Làm chạm khảm cũng là làm, chắc là Cử Nhân thì chạm khảm phải đẹp hơn Tú Tài chứ.

    :-)

    Trả lờiXóa
  16. Đàm Hà Phú: Anh quen một cô, làm trợ lý cho anh Giám đốc Hàn Quốc bên xưởng sản xuất đệm mút. Cô ấy nói, quân nhà mình (Việt Nam ấy) đang làm kỹ thuật viên thì cố làm cái bằng đại học tại chức để không phải lao động chân tay nữa. Trong khi, đám chuyên gia Hàn sang đây, công nhân kỹ thuật hầu hết đã có bằng đại học. Thế đấy em ạ!

    Trả lờiXóa
  17. Học là để theo kịp bước tiến thời đại và để hiểu biết.Cuối cùng,hy vọng 1 công việc có thu nhập ổn định.

    Trả lờiXóa
  18. Đọc bài này mới biết anh từ làng có nghề truyền thống nè! DQ thích những món hàng mộc chạm trổ lắm đây. Hôm nào chắc phải tìm cách liên lạc với anh để tậu vài món từ làng của anh mới được! Thật đấy!!!

    Trả lờiXóa
  19. Em nói thật nhé, theo như em thấy... người ta học là để trèo lên cổ nhau. Dĩ nhiên bao giờ cũng có ngoại lệ. Anh Thụy đừng thắc mắc "có nặng lời quá ko em" nhé:)

    Trả lờiXóa
  20. Dã Quỳ: Thợ làng tôi làm đẹp lắm bạn ạ! Thợ thủ công nhiều thế hệ rồi mà!

    Trả lờiXóa
  21. Mai: Hà hà! Không chơi kiểu thù dai thế đâu nhé! Hì hì!

    Trả lờiXóa
  22. ui cha hoc thi` mai mot cung~ di lam thue lam muon cho ngu` ta tha minh` di lam muon truoc con hon hoc chan lam may ai oi bo~ ra 1 nam dj lAM ui` dj hoc tieng anh Xjn zo khach san lam tiep tan luong thang gan 5 den 6 chaj con ngon hon la cam caj bang daj hoc ma` ko xjn dc viet lAm dung hok pa koan ko pac

    Trả lờiXóa
  23. hoc di duong doi xong moi tinh toi cai chuyen dj hoc chu~ nghja ..tui thik di bui doi` hon la dj hoc vj` di bui tui co ban tui co tien tui co po` co tat ca~ kon` dj hoc tui chj~ co caj danh la` hoc sjnh ngOAn ngoaj` ra cha~ co caj jk` het

    Trả lờiXóa
  24. xí muội lên tiếng nhaz:
    Học choa lắm thỳ tắm cũng chỉ có cởi chuồn mà thui! Gị đi

    Trả lờiXóa
  25. tạm thời bỏ qua câu hỏi "học để làm gì?"
    các tiền bối hãy thử tìm hiểu xem "học như thế nào?".
    trả lời được câu hỏi thứ 2 và làm được như câu trả lời thì sẽ ko có câu hỏi thứ nhất.
    nhiều người biết mình cần phải làm gì nhưng ít ai làm điều mà họ biết.

    Trả lờiXóa
  26. hoc chi ton tien thoi ma.to hoc tu lop 1 den gio sap di chuyen nghiep roi dc chu nao vao dau dau.keke

    Trả lờiXóa
  27. Học để tăng giá trị trao đổi sức lao động của bản thân.
    học để tăng khả năng tìm được một người bạn đời phù hợp
    học từ thất bại và thành công của bản thân mình cũng như của người khác, ngoài ra không cách học nào khác. vấn đề là chọn con đường học nào cho chính xác thôi.

    Trả lờiXóa
  28. ro klho voi may bac nay.hoc ko den noi den chon thi no phai vay..voi lai...do chi la phan nao thoi....neu lam luong coi coc thi van con co co hoi trao doi kinh nghiem xong bang dai hoc ma doi lam ong no ba kia thi hoi thai qua

    Trả lờiXóa
  29. tôt. nhưng học đại học xong đi làm nhiều người đã bị dở dang, nhỡ nhàng trong cuôc sống lắm. bỏ việc về làm chân tay thì không đành, cố bám trụ thì chật vật. cuối cùng học đại chỉ có cái danh, nhưng cuộc sống là cần cái chất lên đi học h kiếm tiền nhoi nhóp. tôi cũng đã bỏ về quê làm, tháng thu nhập 8-10 triệu là chuyện bình thường. chẳng cần học hành cũng có thể làm được.

    Trả lờiXóa
  30. cung dc wa hen!!!!Tui chi can hoc nhu chi tui la dc!!!

    Trả lờiXóa