Thứ Ba, 26 tháng 7, 2011

BÀ MẸ GIO LINH



Tôi nghe bài hát này đã từ lâu nhưng không hiểu sao, mãi tới gần đây, tôi mới thực sự thấy ngấm, thấy thấm và thấy cảm bài hát này. Một trong những ca khúc nổi tiếng của Phạm Duy thời tiền chiến. Một ca khúc mà theo tôi, chưa bao giờ tinh thần cách mạng được thể hiện cao cả đến thế!

Bà mẹ vùng quê Gio Linh rực lửa, có người con trai đêm đêm đi đánh giặc Pháp. Một ngày kia, anh bị giặc bắt và mang ra chợ chặt đầu hòng khủng bố tinh thần cách mạng, yêu nước của những người dân trong vùng. Mẹ biết được, mang khăn gói đi lấy đầu con trai về. Lòng quặn đau nhưng nuốt nước mắt vào trong, mẹ lo hậu sự cho con trai chu tất.

Và rồi, một lần nào đó, những người lính đồng đội với con qua nhà, mẹ nấu nước, luộc khoai cho ăn, như để bớt nhớ người con trai đã hy sinh anh dũng của mình. Lời kết của bài hát là lời nhắn của mẹ với đàn con nhớ ghé qua nhà chơi.

Bài hát chỉ giản dị thế thôi. Giai điệu mộc mạc, như kể chuyện, như thủ thỉ, tâm tình chia sẻ. Phạm Duy đã thật sự đưa ca khúc lên đỉnh cao với điệu hò ngắn, xuyên suốt cả bài hát. Chính cái âm hưởng của làn điệu hò thấm đẫm chất dân ca này đã làm cho ca khúc viết về nỗi đau thương khôn tả, nhưng lại không có sắc màu của bi lụy, tang thương.

Nghe lại Bà Mẹ Gio Linh vào những ngày này, chợt miên man tự hỏi: “Phạm Duy viết bài này hẳn là phải dựa trên một câu chuyện có thật ở Gio Linh. Và nhân vật anh dân quân hy sinh anh dũng kia cũng là một hình mẫu có thật. Phạm Duy vẫn còn đây. Nhân chứng sống vẫn còn đây. Có ai đó men theo câu hát này, tìm lại một tấm gương anh hùng có thật để đền ghị Nhà nước phong danh hiệu Tổ quốc ghi công cho anh nhỉ?”.




9 nhận xét:

  1. Còm hơn lạc đề một chút nhé!

    Tới tận bây giờ, văn học nước mình ãnh hưởng mạnh nhất ở em là cảnh Võ Thị Sáu ra pháp trường.
    Em ko bàn rộng về chiến tranh, em chỉ ko hiểu được lúc đó điều gì làm nên những người ko sợ chết?
    Từ bài văn về Võ Thị Sáu mà em đâm ra sợ nhìn những giá treo cổ thời Pháp thuộc, em ko thích đi ra tham quan Côn Đảo.
    Lúc em học lớp 9 bên nhà, có dựng bài múa về "Mùa hoa Lê-ki-ma" nói về Võ Thị Sáu, chẳng hiểu sao em lại xung phong mặc áo bà ba làm Võ Thị Sáu í chứ.
    Lúc học bài văn về Võ Thị Sáu, em lại có cảm giác giống như đọc đoạn mồ hoang lạnh lẽo của Đạm Tiên trong thơ Nguyễn Du.

    Trả lờiXóa
  2. Lu: Thường thì anh rất sợ nói về chiến tranh và mất mát. A là người lớn lên trong chiến tranh nên biết rõ hậu quả của nó. Vì thế, Bà Mẹ Gio Linh làm anh cảm động.
    Chị Võ Thị Sáu, anh nghe nói sau này rất thiêng, nhiều người nói vẫn thấy chị về ở Hàng Dương, Côn Đảo đấy em ạ!

    Trả lờiXóa
  3. Lần đầu nghe bài này em ấn tượng vô cùng. Sau đó bao lần tìm cách đưa bài này vào chương trình âm nhạc mà không được. Bài hay nhưng có vẻ thê lương quá. Mà có khi chính vì vẻ thê lương (nghèo, mất mát, tử khí...) nên bài hát không được chấp nhận ở các chương trình trên truyền thông của ta anh ạ. Quá khứ đau thương như thế đáng nhớ đấy nhưng nếu hát về nó thì khác nào ca ngợi hoặc khác nào muốn níu kéo ???
    Em nghĩ, nếu dựng Bài này ở trong một ca kịch, một hoạt cảnh tái hiện lại sự mất mát thì may ra bớt đi cái cảm giác thê lương, tủi phận ...

    Trả lờiXóa
  4. À, bác Duy sáng tác bài này dựa trên sự thật , nhưng có nhiều người đã anh dũng hy sinh , bị hành hình như vậy chứ không chỉ 1 hình mẫu đâu anh.

    Trả lờiXóa
  5. Em cũng sợ mỗi khi nói về chiến tranh và chứng kiến những hình ảnh dễ sợ cho chiến tranh mang lại. Bài hát này quả thật đã tạo được ấn tượng rất sâu sắc cho người xem, nghe nhất là đoạn mẹ khăn nón đến mang đầu con về. Kỳ nào đó em không nhớ rõ trong Thúy Nga Paris, xem bài này do Duy Khánh ca em thấy nó có vẻ bi lụy, đau thương quá. Nếu đổi cho ca sỹ khác trình bày với chất giọng không quá nhừa nhựa, cá nhân em nghĩ nó sẽ hay hơn.

    Trả lờiXóa
  6. Anh Thụy : nói chung là em ko thích nhìn cảnh người ta bị hành hình, theo cái cách nào đó cũng điều là dã man cả. Chiến tranh và mang một người ra xử tội chết thì có gì là khác nhau? đặc biệt, trên thế giới bây giờ vẫn còn xảy ra chuyện người người đem một ai đó ra để ném đá đến chết, luật rất rừng và mất tính người. Họ lấy quyền gì để tử hình bằng cách ném đá đến chết người khác? tay họ cầm cục đá ném thì họ có chắc họ trong sạch và vô tư để đại diện cho công bằng và lẽ phải? May mắn cho thế giới là đám người xử dụng luật rừng, mất tính người này chỉ còn tồn tại thiểu số ở các nước lạc hậu.

    Trả lờiXóa
  7. Titi: Vậy hả em? Nếu anh nhớ không nhầm, mảnh đất Gio Linh hồi những năm chiến tranh chống Mỹ cũng đầy máu lửa. Đúng là mảnh đất đau thương và anh hùng!

    Trả lờiXóa
  8. O Xuân: Duy Khánh hát giọng rất đặc biệt. Nó làm cho ca khúc này thêm phần não nề ấy em ạ!

    Trả lờiXóa
  9. Lu: Em nói đến một số quốc gia đạo hồi có tục xử tử hình bằng ném đá ấy hả? Ghê lắm!

    Trả lờiXóa