Một người bạn gửi cho đường link với lời nhắn rằng có ở trong này khoảng 10 ngàn đầu sách tiếng Việt. Có thể down về đọc thoải mái. Nhận link nhưng bụng bảo dạ, mấy cái đồ đọc miễn phí thì ăn thua gì. Chắc toàn những sách vớ vẩn, chẳng ai thèm xem.
Cuối giờ chiều rảnh rỗi, mở đường link bạn gửi. Đúng là dung lượng tròn 1GB và toàn bộ số đầu sách tầm 10 ngàn cuốn, được phân thành các chuyên mục rõ rang. Giật mình khi thấy đủ cả sách Đông Tây kim cổ.
Tiểu thuyết cổ điển nước ngoài có Ba Người Lính Ngự Lâm, Bác sĩ Zivago, Tội Ác Và Trừng Phạt… rồi các tác phẩm hiện đại như Trăm Năm Cô Đơn, Miền Đất Quả Vàng, Đất Dữ, Xa Mạc Tư Khoa, Đến Bờ Bến Mới… thôi thì đủ loại. Văn cổ muốn xem Bằng Đằng Giang Phú của Trương Hán Siêu bản dịch tiếng Việt, bản Nôm cổ… có hết, thậm chí là nguyên bản luôn.
Chỉ 1 GB thôi, đã gần 10 ngàn đầu sách, đủ một người ham truyện đọc cả đời không hết. Nhớ lại ai đó nói rằng tầm mươi năm nữa, báo giấy sẽ chết. Tin được hay không thì chưa biết, nhưng qua vụ sách điện tử này, chắc chắn sách in cũng sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị thôn tính rất lớn.
Chợt thấy thương biết bao những cuốn sách mua được từ từng hào lẻ chắt chiu thuở còn cắp sách tới trường!
Em thì rất thích thú với cái thư viện San Jose của trường em. Nó cao 8 tầng lầu, mỗi tầng to đùng là một suject.
Trả lờiXóaLúc còn ở Việt Nam em toàn đọc tiểu thuyết đủ dạng, chẳng hỉu sao khi sang Mỹ thì chỉ khoái đọc sách giáo khoa thôi, phải gọi là đam mê sách giáo khoa nhé.
Mỗi lần có gì thắc mắc muốn tìm tòi khám phá, thư viện chính là thầy là bạn giải thích cho em tất cả.
À, miss-spelling --> subject chứ hem phải suject ;))
Trả lờiXóaVà chử miss bị dư bị chử "ết" --> S ;))
Trả lờiXóaCho em cái link với bác ơi :D:X, ngàn lời cảm tạ bác trước :D
Trả lờiXóaEm thấy sách điện tử hay ở chỗ có thể đọc trong điều kiện ánh sáng kém. Chứ còn thua xa sách thường ở cảm xúc. Cầm một cuốn sách thường mềm mại, lâu lâu thấy như thể một phần hơi ấm của mình truyền sang cuốn sách :-D
Trả lờiXóaChời, chời, anh ơi anh ơi, em đang định nói suy nghĩ của mình thì thấy Titi đã phát biểu trước rồi.
Trả lờiXóaThật là đúng (ý kiến cá nhân), đọc sách thường, hay ở chỗ là nó đem lại cho mình cảm xúc rất thật ngay từ khi tay mình chạm vào cuốn sách. Cầm một cuốn sách trên tay, nếu sách đó do người khác tặng mà có, thì cảm xúc có được khi chạm vào sách ấy nó rất lạ, không diễn tả bằng từ ngữ được. Cho nên vẫn thấy có người ôm ấp cả một quyển sách kỷ niệm và ngủ một giấc ngon lành cho đến sáng. Em đang nói về loại sách đọc để tiêu khiển, đọc để khơi dậy cảm xúc...
Em chỉ đụng tới e.books khi nào cần tham khảo thêm kiến thức phục vụ cho công việc. Nhưng mà kiến thức chuyên ngành mới mẻ thì không có để mà đọc free. Họ cho in thành sách có đăng ký bản quyền. Cuối cùng thì cũng phải đọc sách theo kiểu truyền thống thôi, dù muốn hay không.(trong trường hợp vừa nêu)
Border to đùng bị phá sản thì cũng biết sức mạnh của sách điện tử ha anh.
Trả lờiXóaEm vẫn cứ thích sách in, tập vở. Biết rằng như vậy là k thân thiện với môi trường, nhưng phải có thời gian thì não của mình mới điều chỉnh để thích nghi với hoàn cảnh mới ha anh.
Dứa: Đây em ơi, cái trang này nhiều thứ hay lắm. Em mà ủng hộ nó vài trăm ngàn VND thì có mà đỉnh cao luôn. Em xem và down nhé!
Trả lờiXóahttp://bitvn.org/sach-va-tai-lieu-hoc-tap/44151-10-000-ebooks-epub-mang-ca-thu-vien-ve-nha-ban.html
Lu: Em mà kiếm được cuốn Tân Quốc Văn lớp Nhất, Việt Nam Địa Chí diễn ca.. đọc thì thích lắm!
Trả lờiXóaPhungPat: A cũng vấn giữ nhiều sách in, chủ yếu là làm kỉ niệm thôi em ạ! Đọc iBook tiện hơn chứ em!
Trả lờiXóaTiti: Đồng ý là như thế, nhưng iBook tiện lắm em ạ! Mọi lúc mọi nơi luôn. Cũng đáng giá đấy chứ!
Trả lờiXóaThì em xài ibook từ lâu em mới dám phát biểu chớ anh :-D
Trả lờiXóaSao em không tải được nhỉ?
Trả lờiXóaEm thường hay xem ebook ở đây http://alezaa.com/me/index.php và sách tiếng Anh ở library.nu
Anh Thuy : thư viện trường em có cả ngàn cái link e-book, nhưng em vẫn thích check out sách giấy hơn. Vì có những quyễn giáo khoa xưa như trái đất, chỉ có ở sách giấy, do những người trong thành phố hiến tặng.
Trả lờiXóaĐặc biệt, ở những quyễn sách quá xưa có những í kiến, hoặc sự kiện gì đó, mà sách sau này ko handle.
Sinh viên nào chịu khó tìm tòi được thì coi như tư liệu quí, trúng mánh như khám phá ra Châu Mỹ, thầy cô sẽ cho điểm bonus cao ;))
like2chat: Hì, em phải làm một cái đăng ký miễn phí đã nhé!
Trả lờiXóaLu: Tất nhiên rổi em, sách xưa và là sách in thì không có gì có thể địch nổi rồi em ơi. Anh có một cuốn in cách nay 60 năm thôi mà đã thích mê đi rồi. Mua có hơn 100 ngàn thôi à?
Trả lờiXóaTiti: Chà chà, anh thì mới dùng iBook thôi đó! Hóa ra là hơi bị lowtech. Híc!
Trả lờiXóaMẹ em được cậu em trai mua tặng một chiếc kindle của amazon nhân dịp 20/10.Mua thêm DVD có 10k một đĩa.Nếu mua hết 10.000 đầu sách thì khoảng 60k, quá rẻ nhỉ.Cụ già lúc đầu bảo không hay như sách thường nhưng giờ có vẻ mê rồi vì nó cũng tiện lợi.Mà pin xài 1 tháng mới hết..Nhìn cụ ngồi thảnh thơi đọc sách mà sao thấy mình khổ quá, bao giờ mới hết nỗi lo cơm áo gạo tiền đây anh Thụy ơi !
Trả lờiXóaycine: Chắc đến khi nào mình bằng tuổi cụ quá. Hì! À, em vẫn sản xuất các chương trình truyền hình phải không?
Trả lờiXóaHPLT: Đúng là sách kiến thức thật sự thì hơi ít, và phải mất phí, nhưng truyện và tiểu thuyết thì nhiều lắm em ạ!
Trả lờiXóaBên em năm nay làm nhì nhằng thôi anh ạ.Thỉnh thoảng làm vài cái TVC nho nhỏ nữa, anh cần "gia công sx " gì ở SG thì ới em nhé.. sắp chết đói rùi hic hic
Trả lờiXóaycine: Nhất trí ngay. Tuần sau vào anh sẽ gọi.
Trả lờiXóanếu anh có file "Đến bờ bến mới" có thể cho em xin được không? mẹ em thích đọc truyện này nhưng tìm mãi không có, hiệu sách cũng không có mà ebook càng không. Em cũng có down được torrent mà anh để trong link, nhưng chắc vì forum của bitvn mới update lại nên danh sách file thay đổi rồi. Cảm ơn anh nhiều! nếu tiện thì anh gửi vào email luongkimchung@yahoo.com giúp em.
Trả lờiXóaMình cũng đang chuẩn bị tạo một kho sách điện tử miễn phí
Trả lờiXóaGhé thăm và nhận quà nhé
download sach dien tu mien phi
anh ơi có thể gửi cho em đến bờ bến mới đc ko ạ? mail của em thutrang23394@gmail.com
Trả lờiXóaem cảm ơn anh