Thứ Hai, 7 tháng 5, 2012

NGHỈ THỨ BẢY VÀ KHÔNG PHẢI THI




Tôi cũng như khá nhiều bạn, rất bức xúc về vấn đề giáo dục hiện nay. Tôi biết đề tài này phức tạp, nhiều quan điểm, nhiều chuyện để bàn lắm. Nào là giảm tải khối lượng, chương trình nhồi nhét. Nào là sách giáo khoa nhiều sai sót, trẻ con học vẹt, bài văn mẫu… Nhưng dù giáo dục còn nhiều vấn đề phải bàn thật nhưng tại sao không thể làm ngay vài việc, chẳng to lớn gì nhưng tôi tin là hiệu quả và ý nghĩa.

1

Cho tất cả học sinh, từ lớp 1 cho đến đại học nghỉ nốt ngày Thứ 7. Có nghĩa là chỉ học 5 ngày thôi. Chẳng có lý do gì mà người lớn đi làm 5 ngày, con trẻ lại bắt chúng phải học 6 ngày. Thật vô lý hết sức. Mà tôi nghĩ có học thêm ngày Thứ 7 như hiện nay thì cũng chẳng vì thế tri thức của con trẻ được nâng lên, có khi ngược lại nữa là đằng khác.

2

Cho đến hết lớp 9, tức là hết bậc phổ thông cơ sở, học sinh sẽ không phải thi thố gì hết. Không phải cứ cuối năm là xuất sắc hay giỏi. Cũng chấm dứt luôn việc ông bà, cha mẹ, họ hàng hang hốc, bà bè ngoại giao cứ gặp nhau là hỏi, là khoe con học mấy năm liền học sinh giỏi, xuất sắc. Tôi chẳng nghi ngờ gì về việc có những trường hợp cả mười mấy năm học sinh giỏi, rồi cũng chẳng ích lợi gì sau này.

3

Toàn bộ các trường đai học, cao đẳng, dạy nghề nên có 2 loại bằng. Bằng đã học xong chương trình và bằng cử nhân, kỹ sư, bác sĩ… Bằng học xong thì cứ học xong là cấp, cũng khỏi thi thố gì luôn. Còn bằng cử nhân, bác sĩ, kỹ sư thì làm cho tử tế. Ra bằng thật, chất lượng thật. Và thật ít thôi. Ví dụ, mỗi năm trường đại học chỉ nên cấp 100 bằng kỹ sư thôi. Tất nhiên, nếu làm theo phương án này, không nên tổ chức thi đai học làm gì, chỉ nên để các trường kiểm tra trình độ, xếp vào lớp cho phù hợp.

4

Các cơ quan Nhà nước không đề ra phải có bằng nọ cấp kia mới được nhận vào, hợp đồng, biên chế… Rách việc lắm, mà cuối cùng, ai cũng biết là hầu hết chỉ mang tính đối phó. Tôi cho rằng để làm được công chức, họ phải học một lớp công chức. Thế thôi! Một ông Giám đốc Sở có bằng tiến sĩ, dù là tiến sĩ thật, thì trên thực tế, có ích lợi gì cho việc lãnh đạo của ông ta đâu.

5

Tôi rất mong chúng ta có một chính sách nào đó mà một bác thợ mộc có tay nghề cao phải có mức lương bằng ông Giám đốc Sở. Một nghệ nhân phải có chế độ ngang với sĩ quan cấp tướng. Một kỹ sư máy công cụ lăn lộn dưới xưởng lấm lem dầu mỡ phải có lương ngang với Phó Tổng Giám đốc của công ty ấy. Thợ dốt thì không thể đóng được bộ bàn ghế đẹp. Nhưng Giám đôc Sở dốt thì ít khi lòi cái bất tài ấy ra lắm!

.

Dù có tranh luận gì đi chăng nữa, có khó khăn trong khi thực hiện đến đâu đi chăng nữa thì điều tôi mong mỏi nhất là cho học sinh nghỉ ngày Thứ 7 và bỏ hết các kỳ thi đến năm lớp 9.




23 nhận xét:

  1. Đề nghị của anh sẽ ko được chấp nhận đâu nhưng giảm tải ở cấp 1 và 2 là cân thiết!;)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vâng, tôi thì mong nhất là cho tụi trẻ học ít thôi, chứ học giờ nhiều quá, mà quan trọng là nhiều nội dung học không thiết thực gì cả!

      Xóa
  2. Cấp 2 thì em ko biết chứ cấp 1 học sinh được nghỉ thứ 7

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ừ, anh thì muốn từ lớp 1 đến bậc đại học luôn, chỉ học 5 ngày trong tuần thôi.

      Xóa
  3. Tôi đã hoàn thành xong chương trình NCS từ một nước châu Âu phát triển và thấy mô hình của họ gần giống với cách anh mô tả ở trên. Tôi thấy ở VN đúng là quá cầu kỳ, tạo cơ hội cho cơ chế xin- cho tồn tại, bi kịch của nghành giáo dục. Không hiểu khi nào GD VN làm được theo mô hình này, mặc dù xem ra chẳng có gì khó cả mà do cơ chế ko chịu thay đổi mà thôi

    TS.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi cũng nghĩ thế, thay đổi thì không khó, cái khó là những người có trách nhiệm có muốn thay đổi không thôi! Cám ơn bạn!

      Xóa
  4. Chính vì thế làm sao để nuôi cho con biết cách sống [tốt] ở trên đời có khi còn giá trị hơn ngàn vạn cái Giấy khen, Chứng nhận Học sinh giỏi,... được cấp trong suốt 16 năm đèn sách A ha.
    Vì thực sự những kiến thức của 12 năm phổ thông đa phần là bị bỏ rơi (vì ít có tính ứng dụng), sau khi người ta thực sự bước vào đời!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chính xác là như thế, ít khi mình áp dụng được những gì đã học vào cuộc sống, không phải vì học không có ích, mà chúng ta dường như đang phải học hơi bị nhiều những món không được thiết thực!

      Xóa
  5. Thật tuyệt. Em sẽ đấu tranh để được quyền bầu Bộ trưởng Giáo dục, rồi khi đó nhất định em sẽ bầu anh ạ :)
    (cho tới khi có chính sách đó thì anh tạm đồng ý để em bầu anh làm Phó Tổng thống phụ trách Giáo dục vậy) :)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hì hì, em rất là chuẩn. Anh mà làm Phó Tổng thống phụ trách giáo dục thì sẽ cho nghỉ ngay ngày thứ 7 và học đến lớp 9 không phải thi gì hết!

      Xóa
  6. Mình off bàn về vụ này đi anh :D

    Trả lờiXóa
  7. Vừa đọc em vừa hình dung anh nói và chém 2 tay lên giời như mọi khi vì bức xúc quá. Hí hí... Mong các nhà hoạch định Giáo dục nước ta đọc được những dòng này của anh :-D

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ừ, anh bức xúc quá cơ. Người thì bắt học ngày học đêm, lại có người đang cổ vũ cho việc không cần phải đến trường luôn. Hic!

      Xóa
    2. Nhân vụ chém, bữa trước e thấy A T trên chương trình "Mỗi tuần 1 chuyện với Lê Hoàng", thì quả là A Thụy chém rất... ngọt! ^^

      Xóa
    3. Trời đất ơi! Sao em biết anh trên chương trình đó chứ! Hic!

      Xóa
    4. Ha ha anh Thuy duoc mot "em"
      vua tre lai vua xinh de y :))))

      Xóa
    5. @ A Thụy: Dạ e nhận ra/ nhớ A nhờ những tấm hình trên (các) blog ạ! Hihi,
      @ Nặc danh: :))))

      Xóa
  8. Đề nghị của anh mà được chấp thuận thì nền giáo dục của mình còn tệ hại hơn cả bi giờ đấy nhé.

    Học thì phải thi để giáo viên có thể kiểm tra xem học sinh đã tiếp thu được những gì, có hiểu đúng những kiến thức đã học ko.

    Nếu ko thi kiểm tra thì sẽ ko có sự cố gắng tìm tòi vượt qua, vì đã an tâm với í nghĩ học hay ko cũng sẽ được lên lớp ko cần thi. Như thế, vô tình ta tập cho giới trẻ tính ĩ lại, thiếu í chí vươn lên, ko cần làm cũng ko sợ đói, có gì ăn nấy miễn là được ăn.

    Hay nhất, anh đề nghị thay đổi cách giáo dục theo kiểu của tụi tây đi. Có nghĩa là học sinh chỉ học những gì cần thiết cho nghành nghề các em đã chọn. Có quyền chọn lựa học theo năng khiếu và sở thích, có quyền chọn lựa thầy cô nào để mà học. Như thế, lớp trẻ sẽ ko bị stress vì học quá tải những môn ko cần thiết.

    Mười năm học ở đại học Mỹ em có quyền thích học gì thì học, có quyền chọn lựa thầy cô, và giáo án của trường đi rất đúng nghành học. Ko có chuyện người học văn chương lại phải đi học những bài toán lượng giác, hàm số, thống kê của dân khoa học.

    Những năm em học Engineering thì toàn là học toán cao, vật lí, hóa học dành cho dân kỹ thuật. Và khi em nhảy sang Art thì chỉ học lịch sử, văn hóa xưa, vẽ vời linh tinh, học làm giấy vẽ, nẹn tượng, design...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hà hà, anh đọc đi đọc lại cái comt của em. OK em, dù còn tranh luận gì đi chăng nữa thì anh muốn học sinh được nghỉ ngày thứ 7, được nghỉ hè tử tế mà không phài học thêm và hết bậc phổ cập không phài thi thố gì hết. Chán lắm!

      Xóa
    2. Đồng í với anh là học sinh Việt Nam đang bị nền giáo dục nhồi sọ những thứ ko cần thiết hành hạ. Với quan niệm ăn no chắc bụng nên các bác í cứ nhồi gì được vào thì nhồi, ko béo bề ngang cũng bổ bề dọc mờ ;))

      Bên em, học ngày thứ bảy là do học sinh chọn lựa chứ ko ép buộc. Và mình có thể học mà ko cần thi, học chỉ để cho biết thêm kiến thức chứ ko cần lấy bằng cấp làm gì. Khi vào mùa học thì mỗi lớp nhà trường sẽ hỏi : credit or no credit. Nếu ko muốn lấy bằng chứng nhận thì mình ko cần quan tâm đến điểm thi cử, nhưng vẫn phải có kiểm tra để giáo viên biết trình độ của lớp mà chỉnh sửa kịp thời cách dạy của họ.

      Xóa