Một ngôi chùa nhỏ ngụ tại một xã nhỏ của một tỉnh lẻ, bị kẻ trộm đột nhập khoắng đi chừng 4 tỉ VND, chủ yếu là tiền công đức của khách thập phương. Thông tin trên cho ta nhiều sự suy nghĩ. Đầu tiên là những kẻ bất lương bây giờ không tha cả chốn tu hành, cả những đồng tiền công đức vốn chỉ được dùng và những việc thiện.
Thứ nữa, nó cũng cho ta thêm đôi chút băn khoăn, dù ít thôi, nhưng vẫn là băn khoăn. Đó là một ngôi chùa nhỏ như thế, ở một xã nhỏ, của một tỉnh lẻ nhỏ như thế mà tiền công đức đã là một con số lớn đến như vậy. Thử hỏi, với những ngôi chùa lớn, lừng lẫy tiếng tăm, khách thập phương tập nập ra vào thì số tiền công đức còn lớn đến đâu?
Nếu tôi nhớ không nhầm, chỉ một mùa hội ở một ngôi chùa nổi tiếng, theo báo cáo của ngành chức năng, mõi ngày có chừng 11 ngàn lượt người đến thăm viếng. Lễ hội kéo dài chừng 3 tháng với tổng số hơn 10 triệu lượt khách. Giả sử mỗi khách thập phương đóng góp 1 ngàn đồng thôi, chúng ta đã có con số 10 tỉ đồng. Nhưng chẳng ai đóng góp 1 ngàn đồng cả. Vì bây giờ, kẹt nhất người ta cũng công đức 5 ngàn, 10 ngàn. Còn phần khá lớn là từ 20 ngàn trở lên.
Nếu mỗi khách công đức 10 ngàn đồng thôi, chúng ta đã có con số 100 tỉ đồng!
Một số tiền rất lớn. Đến mức làm nhiều người, nhiều ngành phải bận tâm. Người chân chính thì ít nhiều băn khoăn tự hỏi liệu số tiền khổng lồ ấy có được dùng đúng mục đích như làm từ thiện, xây dựng tu bổ lại chùa chiền, hương khói, lễ lạt hàng ngày không? Và ai là người quản lý, sử dụng và giám sát quá trình sử dụng nó.
Kẻ bất lương thì nào xây chùa giả để mong lừa khách thập phương công đức rồi bỏ túi, nào tìm mọi cách để đột nhập ăn trộm. Hình như chưa năm nào dịp lễ tết, nạn ăn trộm hòm công đức lại hoành hành như năm vừa rồi.
Mới hay, xung quanh những món tiền công đức khổng lồ cũng còn nhiều việc phải làm lắm!
Em cũng nhiều lần nghĩ đến vấn đề này rồi. Em thấy các sư cứ lượn SH vè vè, điện thoại di động xịn sờ, nói chuyện thì đời chết đi được, em nói thật là em không thấy mình cần phải cho tiền vào hòm công đức.... Mà nếu ai cũng kẹo như em chắc sẽ không phát sinh những rắc rối như thế này.
Trả lờiXóaHôm rồi cô bạn em mới sang Anh sinh sống có nói với em là sang Anh cô ấy mới được tiếp cận với tài liệu chính thống về đạo Phật. Cô ấy nói toàn triết lý sống rất là hay và hữu ích, không hề có đoạn lễ bái cầu xin hay tiền công đức gì đâu. Cô ấy nói đạo Phật ở VN bị người Tàu cải biên khi sang cai trị nhiều rồi. Nghe sốc anh nhỉ.
Nhà chùa rất giàu, tin này có từ lâu ròi mà anh. Em thấy cũng không sao, miễn là các sư biết cách sử dụng hiệu quả số tiền đó, giúp ích cho chúng sinh như là các bậc tiền bối của đạo Phật đã từng giúp, dù hồi ấy ko giúp bằng tiền :-)
Trả lờiXóaKể điều này không phải bôi bác nhà chùa bởi vì những vị chụ chì(trụ trì)có vị tốt, có vị chưa thực sự là người qui y tu hành chánh quả nên có trường hợp xảy ra là một ngày nọ, phật tử ra sức dẹp chuột trong khu bếp của nhà chùa, lần theo những cái bẫy đặt khắp nơi thì thấy khu vực đặt bẫy gần cái chõng tre kê ngoài vườn là nhiều chuột nhất. Mọi người nghi ngờ hang chuột nằm dưới gầm chõng tre, lật lên nhưng không thấy hang chuột mà thấy cả đống xương gà nằm ở đấy. Mọi người thắc mắc vì các thầy, tăng ni đều ăn chay, nhà chùa đâu có ăn mặn. Thắc mắc thì ôm trong bụng thôi, làm ầm ĩ sợ mang tội nên thôi, tiếp tục đi dọn xương gà vậy.
Trả lờiXóaChuyện này chỉ nghe một số phật tử kể lại, không biết đúng sai bởi bản thân không chứng kiến. Mong rằng không có điều này xảy ra.
@chị L2C: Chị ơi, ở VN, nhất là ở miền Nam, đạo Phật cũng được giảng với những triết lý rất đời và rất khoa học. Các thầy giảng pháp cũng không bao giờ nói đạo Phật có đoạn cầu gì được nấy, có hạn thì lễ, có tiền vàng thì đốt đâu.
Trả lờiXóaSư thầy ngay chùa 1 cột (sát Lăng)vừa đệp dai, vừa chịu chơi: 2 tay 2 súng xịn (Iphon4, E72), xe hơi camzy. Vậy nguồn gốc tiền ở đâu nào?
Trả lờiXóaĐi chùa mà không cúng tiến gì thì cũng không an tâm. Bà con giờ không bỏ vào hòm công đức 10 nghìn nữa đâu bác ơi. Gấp 5 gấp 10 chừng đấy rồi.
Trả lờiXóaem không có đi chùa, Cậu em đi tu ở Mỹ, em chỉ đến thăm Cậu, cho tiền rồi về chứ em cũng không có bỏ vô thùng công đức. Hồi ở VN thì em có cùng với mẹ đi giúp mấy ngôi chùa nghèo.
Trả lờiXóaEm không bao giờ gửi tiềncho chùa, kể cả bỏ vào thùng, em chỉ vào chùa vãn cảnh thôi mà cũng tránh vào ngày lễ lạc, cho nó lành.
Trả lờiXóaĐọc bài của anh Thụy và comment của anh VMC em mới thấy mình có lỗi với sư quá. Toàn bỏ tiền lẻ như em thì sư lấy đâu ra Camzy mà đi.
Trả lờiXóalike2chat: A cũng nghe nói đạo Phật không có dạy người ta nhiều thứ như bây giờ mọi người đang làm. Ví dụ, đốt vàng mã tùm lum, rải tiền bừa bãi...
Trả lờiXóaTiti: Có người nói với anh, từng thấy sư thày đi mua cái đồng hồ Omega trị giá hơn 300 triệu VND luôn!
Trả lờiXóaNặc Danh: Anh cũng nghe nói thế, nhưng sao giờ người ta cứ cũng bái, lễ lạt, giải hạn, tiền bạc nhiều thế nhỉ?
Trả lờiXóaMC3: Em nói làm anh buồn cười quá, 2 tay 2 súng hả em?
Trả lờiXóaVMD: Thế thì một mùa lễ hội, chắc là nguồn thu phải nhiều lắm. Hic!
Trả lờiXóaPhung Tran: Anh có một nguyên tắc, đi chùa là anh k bao giờ bỏ vào hòm công đức. Chùa nào anh thấy nên cung tiến, anh sẽ làm việc với sư hoặc người đại diện đàng hoàng.
Trả lờiXóaĐàm Hà Phú: Vụ không đi vào ngày lễ lạt thì anh giống em, anh sợ đi vào những ngày ấy lắm!
Trả lờiXóaNLVD: HÌ, biết lỗi rồi thì phải sửa đi chứ còn gì nữa em!
Trả lờiXóaLoài người luôn có khuynh hướng làm đảo lộn mọi trật tự.
Trả lờiXóaPhật đã tu mấy kiếp đắc đạo rồi, ko còn biết xài tiền nữa, chỉ cần cho phật nghe câu kinh tiếng kệ mỗi ngày là phật zui rồi. Thế nhưng, loài người cứ mang tiền tới chất đầy chùa ép phật phải xài.
Trong khi đó, người nghèo, người mồ côi, cần tiền còn biết xài tiền, nhưng loài người thay vì cho tiền cứu nguy giang hồ, lại tẹng cho vài tiếng thở dài cùng dăm ba câu mô phật...cầu nguyện cho người nghèo mau hết nghèo.
À em nghĩ ra rồi, 50K là tiền công đức có tờ giấy xác nhận để mang về chứ không phải bỏ vào hòm công đức như em nói. Cái này sao em chưa bao giờ làm nhỉ.
Trả lờiXóaKiểu gì sư cũng không làm ăn được với em.
LU: hoàn toàn đồng ý với LU chuyện này ha. Phật không yêu cầu mình đi chùa, cúng chùa, Phật chỉ dạy mình cách sống, cách tu thân, tu tâm để tích cái đức mà thoát khỏi luân hồi thôi.
Trả lờiXóaAnh Thụy: ở chổ em ở, người Việt ít nên cái chùa nhỏ xíu, chùa mà chỉ mở cửa ngày chủ nhật, bước vô chùa thấy cái thùng công đức to nhứt. Cậu em đi tu bên Atlanta, chùa lớn hơn mấy lần chùa ở đây, ở trong nhà ăn có treo bảng vàng danh dự: gia đình nào, cúng chùa bao nhiêu tiền. Nhà nào cúng nhiều thì lên hàng thứ nhứt đứng. Em chưa thấy chuyện nào bôi bác hơn chuyện này.
Anh ơi đúng đạo thì người tu hành phải ưừ bỏ hết những 'hưởng thụ' tham, sân, si. Tu hành mà. Nên nếu làm giàu cho sư là làm giàu cho những sư-giả thôi. có bao nhiêu phần tiền công đức kia được dùng cho việc công đức thì chỉ có sư mới biết.
Trả lờiXóaCó điều, 'tôn giáo' là chủ đề rất nhạy cảm, nhà Chùa gần như một lãnh địa mà luật pháp đứng phía ngoài, thế nên nhiều sư-giả lắm.
Chi Lana: chính vì vậy mà em ít khi đi chùa "giàu", em thích những ngôi chùa hẻo lánh, xa xôi, nơi đó có những người sư ăn chay, niệm phật. Em có biết 1 ngôi chùa ở Đà Lạt-nơi mà em đang giúp mấy người già nghèo neo đơn-vị sư trụ trì là người em vô cùng kính trọng. Nhưng, em vẫn không phải là đứa đi chùa để bỏ tiền vào hòm công đức, em đi chùa để xem nhà chùa giúp được gì cho bá tánh rồi mình chung tay thôi.
Trả lờiXóaLu: Anh nghĩ chùa chiền nào cũng cần một khoản kinh phí nào đó để duy trì hoạt động, trong đó có cả đời sống của sư sãi. Điều đó là hiển nhiên. Tuy nhiên, cần phân biệt rõ việc ủng hộ nhà chùa là ủng hộ nhà chùa, việc làm lễ Phật là làm lễ Phật.
Trả lờiXóaVì thế, anh hay trực tiếp ủng hộ nhà chùa bằng tiền, ít thôi, nhưng bao giờ anh cũng có. Còn khi đã làm lễ thì anh rất phản đối việc dùng tiền, kể cả tiền âm phủ.
NLVD: Anh vừa reply với Lu đấy em! Ủng hộ nhà chùa khác, mà làm lễ lại là chuyện khác đấy em!
Trả lờiXóaPhung Tran: Nhất trí với em ngay vụ này. Anh đã nói ở trên, ủng hộ nhà chùa thì hoàn toàn các sư có quyền sử dụng khoản ủng hộ này. Việc này cần phân biệt hoàn toàn với tiền làm lễ. Phật thì không cần tiền khi làm lễ đâu. Cho nên, nếu em thấy mấy chùa nghèo, hoặc đơn giản là theo đánh giá của cá nhân em là cần phải giúp đỡ, em hãy giúp đỡ và nên là việc đó thẳng với người đại diện chùa. Còn đi lễ thì hoàn toàn k nên dùng tiền đâu em!
Trả lờiXóaLana: Anh rất đồng ý khi em nói rằng có rất nhiều sư giả. Thế mới chán!
Trả lờiXóaanh Thụy : em thì bi giờ rất ít khi có tư tưởng vào chùa làm lễ. Có vào chỉ vì muốn tìm hiểu lịch sử và kiến trúc thôi. Ở chùa từ bé đến 8...9 tuổi, theo em tu thế đủ rồi, lí thuyết bi nhiu năm thế là đủ rồi.
Trả lờiXóaCũng cám ơn nhờ thời gian dài ở trong í, mà bi giờ tính em bình thản trước mọi việc. Nhờ từng ấy thời gian chỉ tụng kinh với gõ mõ, mờ em học được chử "nhẫn".
Bi giờ thì em chỉ ứng dụng vào thực tế thôi. Nếu có tìm được tiền dư, em sẽ đưa thẳng đến người nghèo, người mồ côi cần đến nó.
LU: Với em thì chùa và các sư là người nhà rồi mà, đúng không?
Trả lờiXóamọi ngươi ơi...chua thi cũng cân sư dụng tiên ma. nếu không có tiên cúng dương vậy vao những dịp răm lễ tiên đâu ra ma các sư đi chợ nấu chay đe tiếp đãi phật tư. vi thế xin mọi ngươi đưng thắc mắc la tại sao chua lại chua nao cũng đê thung tam bao. đúng la phật không bắt chúng ta phai cúng dương tam bao nhưng đó la long thanh cua mỗi ngươi. nếu không có những khoang tiên cúng dương cua phật tư thi mỗi khi chua đi cứu trợ đông bao lũ lụt miên trung minh băng gi. ngoai trư một số tiên do nha hao tâm quyên góp thi đôi các sư cũng có thê trích một ít tiên đó ra giúp đỡ đông bao minh thi có gi la xấu đâu mọi ngươi. con việc một số sư đi xe xịn xai dế xịn thi mọi ngươi xin hãy tim hiêu ki đưng vội quy chung tất ca. nếu nói ve giúp đỡ thi có rất nhieu ngươi cân ta giúp đỡ vi vậy với minh du la chua hay đâu thi khi cân chua cũng vẫn quyên tiên quy cua chua ra giúp mọi ngươi. mọi ngươi lam việc thiện ma cứ sợ thiệt ban thân thi chăng khác nao lam chi vi đê tích công đức. có đôi lúc những việc chúng ta lam cứ nghi la có phước nhưng thực chất lai có tôi diêu đó thi chắc quý phật tư cũng đã biết. con việc lam phước thế nao thi xin các vị hãy vao chua ma nhơ sư hướng dẫn vi thật cũng đúng như mọi ngươi nói la có một số sư gia. cũng xin khuyên quý phật tư la nếu minh giúp không đúng ngươi cân giúp cũng la mang tội. nhưng đô oan cho ngươi khác cũng có tội nha quý phật tư. phật dạy chúng ta phai biết yêu thương chúng sanh ma. nếu đã biết thân nay la vô thương vậy sao con chấp nng điêu đó. các chư ác nghiệp đêu do vô si tham,sân,si tư thân, miệng, ý phát ra nên con ngươi ta cứ trôi mãi theo con đương luân hôi. các vị phật tư tất ca đêu có tâm tư bi nên có thê sẽ không bị đọa vao ba đương ác. minh thi không phai la sư gi chi la phật tư đang tu tập nên minh chi xin phép được nói vai lơi trên đê một số phật tư khác có thê hieu được va chấp nữa
Trả lờiXóaNAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT