Chủ Nhật, 19 tháng 2, 2012

CÂU CHUYỆN BẢN QUYỀN



Khi tranh chấp giữa Công ty Cổ phần Bóng đá Chuyên nghiệp VPF và Công ty Cổ phần Viễn thông và Truyền Thông An Viên AVG xảy ra, thú thực là tôi đã định viết một bài báo về vấn đề này. Tinh thần của tôi là ủng hộ AVG.

Số là năm 2006, câu chuyện về bản quyền truyền hình Wold Cup ở Việt Nam khá ầm ĩ, tôi đã viết môt bài bình luận đăng trên báo Lao Động. Thế nên khi gặp sự việc tương tự, ngứa tay định viết cũng là điều dễ hiểu, Nhưng rồi chưa viết được dòng nào thì thấy bài viết nhiều quá, mà hầu hết lại viết chắc tay và hay hơn bài của tôi nên thôi, đành xếp cái ý tưởng ấy lại.

Sáng nay đọc báo, thấy đăng ý kiến chính thức của Bộ Tư Pháp. Theo đó, Bộ bày tỏ quan điểm rằng bản hợp đồng giữa Liên đoàn Bóng đá Việt Nam VFF và AVG là không trái với luật pháp hiện hành. Như thế có nghĩa là cuộc chiến (nếu có thể gọi đó là cuộc chiến) bản quyền truyền hình giữa VPF và AVG đã kết thúc. Bản quyền truyền hình hoàn toàn thuộc về AVG.

Như thấy trút được một gánh nặng!

Chẳng phải vì tôi thích thú gì ông AVG nên ủng hộ. Và cũng chẳng phải tôi thù ghét gì ông VPF mà mong ông ấy thua cuộc. Cũng giống như vụ Tiên Lãng mà tôi đã đề cập, ở đây, tôi chỉ cảm thấy vui nhất bởi vì một chi tiết nhỏ, chi tiết về cái tình của bản hợp đồng giữa VFF và AVG.

Ai cũng biết trước khi AVG mua bản quyền truyền hình bóng đá từ VFF, chẳng có bất kể một công ty truyền thông nào, một đài nào tha thiết với cái bản quyền này cả. Nghe đâu có đài trả vài chục triệu một trận để truyền hình, cơ bản, như họ nói, là để phục vụ nhân dân mà thôi. Trong hoàn cảnh đấy, hợp đồng bán bản quyền cho AVG của VFF phải coi là được giá. Tất nhiên, vào lúc ấy, vào thời điểm ấy và trong bối cảnh ấy.

Nhưng rồi VPF ra đời. Lập tức họ quan tâm đến lĩnh vực này. Đương nhiên, vào thời điểm có VPF, câu chuyện về bản quyền đã khác đi một ít. Một vài đài muốn nhảy vào. Ai đó nói rằng giá bán của nó có thể lên đến gấp 10 lần cái giá mà VPF đã mua. Thế là cứ “bấn tù tì” cả lên. Người ta tìm mọi cách có thể để vô hiệu hóa, để hủy, để vứt bỏ cái hợp đồng này.

Có thể do chưa có kinh nghiệm, chưa quen với sự khốc liệt của kinh doanh, cũng có thể vào thời điểm đó, VFF vì không có ai quan tâm… và nhiều lý do khác nữa, đã ký với AVG bản hợp đồng này hơi bị hớ. Cứ cho là thế đi chăng nữa thì cách giải quyết vấn đề cũng không thể như kiểu hành xử của VPF đang làm được.

Khi anh còn mặc quần ta, áo bà ba, đi guốc mộc, người ta sẵn sàng đi cùng anh. Đến khi anh mặc vest, quần tây, giày tây, anh lại định đạp người ta xuống bờ ruộng, hất người ta ra để bắt tay với người khác. Tôi nghĩ, bất kể một doanh nhân nào, dù đại gia hay tiểu gia, còn một chút tình, cũng không thể ủng hộ cách cư xử như vậy được.

Cho nên cái kết cục của cuộc tranh chấp này, cũng giống như vụ Tiên Lãng, lại là cái kết thục thật có hậu!



11 nhận xét:

  1. Bài này thì không ế đâu anh ạ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vẫn đấy thôi em! Mà sao anh không comt được ở nhà em. Nó cứ bảo điền 2 từ, điền xong thì chằng thấy post ở đâu? Hic!

      Xóa
    2. ơ thế hả anh? em không biết, chắc blog sắp giải tán rồi đấy hihi. Từ trước giờ mọi người còm ở nhà em có phải xác minh từ đâu nhỉ? em có cài cái xác minh từ đâu hihi.

      Xóa
  2. Trận đấu ban đầu cho thấy VFF thắng thế khi ồ ạt cho pháo đầu, mã đội, xe đâm thọt sang đất AVG.
    Sau một xí nhốn nháo, phe AVG liền chấn chỉnh lại hàng ngũ, tấn pháo, cho chốt sang sông kèm tướng bọc hậu, đã dí cho VFF ở vào thế “mã nhập cung” ;))

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lu: Ở đây có cả vấn đề nội bộ của VFF và VPF nữa. Nói tóm lại là khá phức tạp!

      Xóa
  3. Bài viết này nên phổ biến rộng rãi, em tin là bên bầu K sẽ tỉnh ra mà không khăng khăng cái quyền mới có nữa. Giờ chỉ cần 2 ông đại gia chịu bắt tay nhau , người yêu bóng đá sẽ được thở phào vỗ tay rầm rầm :-D

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hì, phổ biến rộng rãi thì phải viết dưới dạng bài báo em ạ! Hai ông này sẽ gặp nhau hôm nay đây. Chưa biết kết quả thế nào?

      Xóa
  4. Rất nhiều người nghĩ như anh Thuỵ, mình cũng là một trong số đó, hihi

    Trả lờiXóa
  5. Tôi nghĩ là các ông bầu bỏ tiền ra để nuôi đội bóng mỗi năm vài chục tỉ,chuyện họ muốn lấy lại bản quyền và bán với giá cao hơn là hoàn toàn đúng đắn.Nếu nói vì bóng đá nước nhà,thì bầu Kiên là 1 trong những người đầu tiên đầu tư bóng đá ở VN,bầu Đức bắt tay với học viện Arsenal,bầu Thắng nhường Calisto cho đội tuyển và chấp nhận Gạch xuống dốc từ đó.Vậy ai dám bảo là họ thiếu tình yêu và đam mê cho bóng đá?Nếu nói về kinh doanh,tôi nghĩ là trong kinh doanh chỉ có lợi ích,chứ đừng nên nói đến chữ TÌNH vào đó làm gì cả.Đúng như bầu Kiên nói,chuyện ông ấy làm,nhiều người ko hiểu,nhưng lịch sử sẽ trả lời.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nặc Danh: Đương nhiên là bóng đá của Việt Nam (và có lẽ của thế giới cũng thế) sống và phát triền được là nhờ công lao rất lớn của các doanh nhân đã đầu tư vào lính vực này. Tôi hoàn toàn đồng ý với bạn về chuyện đó. Ở đây, tôi chỉ bình luận về bản hợp đồng đã ký từ trước khi VPF ra đời thôi bạn ạ!

      Xóa