Sáng đi làm đầu tiên của năm mới, nhận tờ báo Nhịp Cầu Đầu Tư số Tân niên, bỗng giật mình nhìn thấy dòng chữ ghi trên phần người nhận: - Kính gửi Chú Đàm Minh Thụy… Sao lại kính gửi chú nhỉ?
Báo Công ty đặt mua. Giao dịch gửi báo là giao dịch thương mại, giao dịch giữa hai cơ quan với nhau. Hơn nữa, Nhịp Cầu Đầu Tư lại là tờ báo tuần của Hội Liên Lạc Với Người Việt Nam Ở Nước Ngoài. Đích thị là một tờ báo hướng ngoại, dành cho người Việt, nhưng là người Việt ở nước ngoài, chủ yếu là Việt kiều. Những người mà từ lâu đã mong muốn bỏ đi những gì thuộc về tôn ti trật tự, lễ giáo cổ hủ.
Vậy thì tại sao lại chọn cách xưng hô, không, đúng hơn là chọn một kiểu nhân xưng như thế nhỉ?
Lâu nay, tôi rất quen, thậm chí trong nhiều trường hợp, còn thấy vui khi được gọi bằng chú. Nhưng trong công việc, nhất là trong giao dịch xã giao thông thường, tôi không ủng hộ cách gọi này. Nó làm cho vị thế của các bạn trẻ trong công ty, trong xã hội tự nhiên trở nên thấp xuống. Nó nuôi dưỡng cho thói bảo thủ thâm căn cố đế, giương giương tự cao tự đại khi thâm niên hơn người khác, mà thực chưa chắc đã làm được gì hơn những người trẻ.
Thật ngạc nhiên về cách xưng hô trong giao tiếp kinh doanh của tờ Nhịp Cầu Đầu Tư!
ồ ố ồ sao bài này lại ế còm quá thể như vậy chú ơi?
Trả lờiXóa@nguoilavuaden: vì bài này tên là "chú" chứ ko phải là "anh" keke ^^
Trả lờiXóaĐời nó thía mờ. Càng có tuổi thì càng bị ế, chú nó đừng có mặc cảm heng :))
Trả lờiXóaNLVD: Hic, chắc là cả nhà mình đang quan tâm đến vụ Tiên Lãng nên thế đấy!
Trả lờiXóaLu: Tội nghiệp già rùi! Hu hu!
Trả lờiXóamai gặp em cũng chào anh bằng chú.
Trả lờiXóaVì không phải công việc :)
A ơi, E thấy giao diện mới này của A ko đẹp bằng giao diện cũ mà VMC làm cho anh đâu A à!
Trả lờiXóaLana: Lúc đấy anh sẽ bảo: Ở, chào cháu Lana, cháu đi đâu đấy? Hì!
Trả lờiXóaLana: Lúc đấy anh sẽ bảo: Ở, chào cháu Lana, cháu đi đâu đấy? Hì!
Trả lờiXóaHuyen Nga: Cặm cụi mất bao lâu, giờ em dìm hàng anh thế đấy hả? Hic!
Trả lờiXóa