Vấn đề thi cử của các cháu học sinh đang trở nên hết sức bức xúc. Đặc biệt sau vụ clip ở Bắc Giang, vụ chen nhau đổ cổng trường thực nghiệm ở Hà Nội... Ai cũng la lối bệnh thành tích, thói sĩ diện, ganh đua, kém người là không chịu được... Ai cũng la lối phê bình ngành giáo dục, nào là dạy thêm tràn lan, nào là chạy chọt trường này trường kia, nào là chất lượng giáo dục xuống cấp, học sinh học quá nhiều chẳng để làm gì.
Ngành giáo dục có lỗi, ở mức độ này hay mức độ khác thì tất nhiên rồi. Nhưng chúng ta, chính chúng ta, những phụ huynh học sinh, những người đang vô tình hay hữu ý, đùn đẩy con mình ra phía trước, hứng chịu biết bao khổ ải, liệu có lỗi gì trong chất lượng giáo dục hiện nay không?
Tình cờ tìm được bài viết này trên một trong mạng. Không thấy ghi tên tác giả. Bài viết mang tinh châm biếm, hài hước nhẹ nhàng nhưng thật sâu sắc và ý nghĩa. Đã đến giờ phút chúng ta phải thực sự tuyên chiến với bệnh thành tích, bệnh sĩ diện hão của chính chúng ta. Cám ơn tác giả đã có một bài viết thật hay.
BÁO ĐỘNG NẠN KHÔNG CHO CON HỌC HÈ
Tổ dân phố Cang Bắc, nằm ở phía bên kia thành phố đối với khu chung cư Cang Nam (Keangnam) hiện đang hoảng hốt lên kế hoạch làm công tác dân vận và nhờ chính quyền can thiệp, khi gia đình anh Hoành Văn Tung và chị Lê Thị Bình Tĩnh quyết định cho con trai 6 tuổi là cháu Hoành Văn Tráng về quê chơi với ông bà ngoại, thay vì đi học hè để thi vào lớp 1.
Cháu Hoành Văn Tráng, 6 tuổi, tốt nghiệp mẫu giáo với nhiều phiếu bé ngoan và giải khuyến khích cuộc thi bé khoẻ bé đẹp cấp trường với chiều cao 1m15, cân nặng 22.5kg. Theo cô trông trẻ của cháu cho biết, cháu Tráng có năng khiếu chạy vòng quanh lớp và quanh trường, nhảy cao, nhảy xa, và chơi xếp hình rất giỏi.
Tuy nhiên cô cũng nhận xét thêm: “Cháu đã tốt nghiệp mẫu giáo nhưng chưa biết đọc, biết viết, thậm chí còn chưa biết giải phương trình bậc một, và hoàn toàn không biết tiếng Anh. Như thế làm sao cháu có thể thi vào lớp 1?.
Bác Trịnh Văn Trọng, tổ trưởng tổ khu phố Cang Bắc, kể lại :“Hôm qua thấy thằng bé cầm gói kẹo ra đường, tôi đố nó ‘Nếu cháu có 10 cái kẹo, bác lấy mất 4 cái, cháu còn mấy cái?’ nhưng nó lại trả lời là ‘Bác thích ăn kẹo thì phải xin mẹ cháu cơ, sao lại lấy của cháu như thế?’ Còn vài tháng nữa thôi là đến kì thi vào lớp 1 rồi mà nó cứ học hành thế này thì làm sao đỗ được? Tổ dân phố tôi đang cố gắng phấn đấu 100% các cháu vào được lớp 1 trường chuyên, rồi 100% tốt nghiệp cấp 1, 2, 3 loại giỏi, và 5% đỗ đại học. Cháu nó mà trượt thì hỏng, hỏng hẳn.”
Tổ dân phố khu Cang Bắc, đặc biệt là hội phụ nữ với phiên họp thường kì vào 6:30 sáng và 5:30 chiều tại chợ tạm đầu phố, đã có nhiều biện pháp vận động gia đình anh Hoành Văn Tung, đặc biệt là đối với vợ anh, chị Lê Thị Bình Tĩnh.
Các chị em trong hội phụ nữ từ nhiều tháng nay đã đánh tiếng gần xa bằng việc chia sẻ hàng ngày với chị Bình Tĩnh chuyện “Cu Tũn nhà mình mới tròn 4 tuổi đã biết hát tiếng Anh” hoặc “Bé Ly nhà tớ bằng tuổi cháu Tráng mà đã đang đi học thêm toán, tiếng Anh với tiếng Việt tuần mỗi môn ba buổi” nhưng chị Bình Tĩnh vẫn không có phản ứng gì. Thậm chí cả chị lẫn anh Tung đều không tham gia vào phong trào “Đạp cổng trường vì con em chúng ta”, được tổ chức thí điểm tại trường thực nghiệm vài tuần trước.
Kì thi vào lớp 1 là một kì thi rất trọng đại, đánh dấu một bước ngoặt trong sự trưởng thành của các em, và có ảnh hưởng lớn tới tương lai các em sau này. Phụ huynh Đỗ Đội Tuyển cho biết: ”Nếu lớp 1 nó không vào được lớp chọn, thì lấy đâu ra cấp 2 vào trường điểm, cấp 3 làm sao vào được trường Am-xờ, lấy đâu ra cửa đỗ Ngoại Thương, hay ít ra là vào Ha-vớt? Tôi muốn con mình phải có một tương lai tươi sáng!” Con của anh Tuyển là cháu Đỗ Thủ Khoa hiện vừa tròn 6 tuổi nhưng đã biết sử dụng máy vi tính và ai-Phôn, làm toán cộng trừ nhân chia, biết đọc cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt, cao 1m, nặng 18kg, chưa từng biết cái cầu trượt là cái gì, và mắt cận 3,5 độ rất trí thức.
Trả lời phỏng vấn của Tin Khó Tin, anh Hoành Văn Tung cho biết :“Gia đình tôi sẽ cho cháu về quê chơi với ông bà. Ở quê đất rộng không khí trong lành thằng bé tha hồ chạy nhảy, chơi đùa, có khi nó còn học cách thả diều, thổi sáo, hay học bơi như tôi ngày xưa thì tốt quá. Còn nó không vào được trường điểm thì thôi, miễn sao nó lớn lên khoẻ mạnh, lanh lợi, ngoan ngoãn là chúng tôi mừng rồi.”
Quan điểm giáo dục này của anh Tung và vợ đã và đang vấp phải sự phản đối kịch liệt của bà con lối xóm, bạn bè của anh chị ở công ty, cũng như đông đảo các trung tâm tổ chức luyện thi vào lớp 1.
Trong khi đó, tại làng tranh Đông Hồ, các nghệ nhân tiếp tục sản xuất các hình ảnh tạo gương xấu không học mà đi chơi cho trẻ nhỏ như: Trẻ chăn trâu thổi sáo...
... hay trẻ chọi cá.
Làng tranh Đông Hồ vẫn chưa có bức nào phản ánh hiện trạng "Trẻ đi học hè"
Bài viết thật thú vị. Cám ơn anh Thụy Đàm Minh.
Trả lờiXóaThu
Hic, bài của bạn nào đó đấy, tôi chỉ post lên thôi mà bạn!
XóaHá há, nhờ ông con VIP nên em cũng được đóng vai chị bình tĩnh. Còn ko VIP thì đố dám bình tĩnh lâu. Ở nhà ló mặt ra bà tổ trưởng dân phố đã hỏi có giấy khen hs gì ko nộp đây để nhận phần thưởng.
Trả lờiXóaHọ hàng gặp nhau mà ko hỏi con được hs gì là ko yên tâm đâu.
Bao giờ em phải về quê cơ, bị tra tấn mới kinh: Thành tích, ghi vào sổ dòng họ... Ghê hết cả người!
XóaTí nhà em cũng hem học trước khi vào lớp 1, chỉ cho bit mặt chữ cái qua các trò chơi với mẹ. Nhưng em lại đọc cho hắn nghe rất nhiều truyện hay bằng giọng thật hấp dẫn.
Trả lờiXóaKhi vào lớp 1 chỉ qua 3 tháng là đọc vèo vèo, 6 tháng là đọc diễn cảm, hết lớp 1 là đọc truyện thầm bằng mắt như người lớn.
Không phải vì thông minh mà là vì hắn thích học và tự bản thân có nhu cầu đọc những thứ thú vị quanh hắn. Đây là công của cô giáo trường Tí có phương pháp tốt, cộng với công của mẹ không bắt cậu í học trước quá nhiều.
Vì nếu học trước, tới lớp chẳng có gì mới là con chán. Nếu không có phươgn pháp tốt, các cô giáo sẽ đẩy trò vào nỗi sợ học, không có nhu cầu đọc gì ngoài mí bài ở lớp. Hix hix....
Học trò học trước, đến lớp cô giáo giảng cũng hết hứng. Mà các bạn khác, nếu có bạn chưa học trước, học cũng mất hăng say. Nhưng cả bọn mẫu giáo giờ cũng phải đi học trước đấy!
XóaTa nói, ăn nhìu thì nú, học nhìu thì ngu!
Trả lờiXóaBill Gate có tốt nghiệp đại học đâu? nhưng vẫn là thủ lĩnh Microsoft.
Em có tốt nghịp đại học đâu, lại học dở như Thị Nở í, toàn là xơi trứng ngỗng. Thế mờ em vẫn là leader phụ trách technical support của nhóm đực rựa trong công ti.
Túm lại, học để làm giè?
P/S : mấy bức tranh Đông Hồ là hàng độc nhé, em chưa có rảnh để về đó tìm hỉu lối vẽ mục đồng này.
Vậy lần nào về, đi Đông Hồ mà xem. Ở đó còn có Chùa Bút Tháp nổi tiếng, Lăng Mộ Lạc Long Quân, trên đường đi là Chùa Dâu cổ kính. Hay phết đấy!
XóaMay quá, con nhà em cả hè chả được chơi yên ngày nào :))
Trả lờiXóaThì cho nó chơi đi em. Kệ đi! Học là học lúc vào lớp thoi!
XóaChết cười với bài viết của anh quá. Hay! rất thâm thúy. Anh nên gởi thông tư này cho ông bộ trưởng giáo dục anh ạ!
Trả lờiXóaBài này hay, anh rất thích. Giá mà có một tờ như Tuổi Trẻ Cười nhỉ? Nói thật là còn hay hơn nhiều bài trên tờ báo đó luôn.
XóaKể ra,ai cũng biết vậy mà ít có cha mẹ đủ bản lĩnh như TITI. Mình cũng giống bạn, nhất định ko cho con học trước khi vào lớp1 (bị trách cứ rất nhiều,song :kệ .Chỉ muốn con quen với sự tự học thôi. Từ cậu bé ko biết gì,chỉ 2 tháng sau vươn lên đứng đầu lớp luôn. Bây giờ cu cậu đã lên lớp 5, rất lười học song luôn nằm trong top3 của lớp. Hắn luôn biết mình cần học cho bản thân chứ ko vì thành tích.
Trả lờiXóaHoan nghênh bạn. Hãy để cho con trẻ được là chính con trẻ. Đứng bắt chúng làm người lớn như chúng ta.
XóaSuýt quên, cảm ơn bác TDMINH đã chứ.
Trả lờiXóa