Năm ấy, khi những cơn gió lạnh đầu tiên của Tháng Chạp tràn về cái làng quê nghèo nhỏ bé, đâu đó, hương vị Tết đã bắt đầu len lỏi đến từng trái bếp của mọi nhà. Anh mới 12 tuổi, hồn nhiên như bông mạ non mọc góc sân nhà, háo hức chờ đợi nồi bánh chưng mẹ gói. Nhiều hay ít, ngon hay không, đâu có quan trọng. Với anh, điều kỳ diệu nhất là được thức đêm trong nồi bánh cùng với bố. Và bao giờ, anh cũng được mẹ gói riêng cho một cái bánh chưng nhỏ. Thích lắm! Anh nhớ, lần nào anh cũng nâng niu cái bánh ấy trong suốt nhiều ngày sau Tết, để rồi chỉ bóc nó trong một ngày thật trịnh trọng.
Nhưng rồi cuộc sống khó khăn. Nồi bánh chưng nhà anh cứ bé dần, bé dần. Năm nào bố mẹ cũng cố gắng nhưng chẳng thế chống chọi được những bề bộn gian khó và đói nghèo. Và rồi, đau đớn nhất, buồn bã nhất là hai cái Tết liền, nhà anh chẳng gói được cái bánh nào nữa. Tết đến, không có bánh chưng, nhà quê buồn lắm. Vậy mà chẳng biết làm thế nào!
Lần ấy, cậu bé chưa đầy 14 tuổi là anh đứng tần ngần bên cánh cửa cũ kỹ. Không nói câu nào nhưng anh nắm chặt hai bàn tay, thầm nói với mẹ: “Mẹ ơi, mẹ đừng buồn, đừng lo cho chúng con. Chúng con không buồn tủi vì cái Tết không bánh chưng của nhà mình. Con chỉ thương mẹ thôi! Sau này lớn lên, con sẽ không bao giờ để nhà mình như thế này đâu. Tết nào, mẹ con mình cũng sẽ luộc một nồi bánh thật to mẹ nhé!”.
Ba năm liền tiếp theo, mỗi ngày, anh đi bộ gần 20 cây số đi học. Thi đỗ đại học, anh rời cái làng quê nhỏ bé, tần tảo ấy lên đường. Tốt nghiệp đại học, anh đi bộ đội, rồi chuyển ngành, làm đủ các nghề trước khi bước vào lĩnh vực kinh doanh. Cứ năm nào, gần đến ngày Tết, anh cũng gửi tiển về cho các em với câu nói muôn thuở “Cho các em tiền gói nồi bánh chưng Tết”. Gặp nhau mỗi dịp đầu Xuân, lời hỏi thăm của anh bao giờ cũng là “Năm nay nhà mình các em gói bao nhiêu bánh?”. Và anh hân hoan, hạnh phúc khi biết năm nào các em ở quê cũng gói thật nhiều bánh, để cho các cháu ăn, và quan trọng nhất là để lên bàn thờ mẹ.
Buổi sáng hôm nay, những ngọn gió lạnh mùa đông khắc khoải tràn về. Nhìn dòng người nhà quê lũ lượt đổ ra thành phố, anh nhớ khôn nguôi hai cái Tết không bánh chưng, hai cái Tết chỉ một manh áo nâu rách tay với miếng vá thật đẹp của mẹ lúc dẫn anh sang chúc Tết ông ngoại. Anh gọi một số máy với câu hỏi năm nào cũng vậy “Năm nay, em định gói bao nhiêu bánh?”. Anh lặng người khi lần đầu tiên sau nhiều năm, nhận được câu trả lời thật bất ngờ “Năm nay chúng em định không gói nữa anh ạ! Các cháu có thiếu gì nữa đâu anh. Bây giờ người ta bán nhiều lắm. Cũng tiện nữa. Mua vài cái bày bàn thờ mẹ là được rồi!”.
Buông máy xuống, anh thấy buồn khôn tả. “Mẹ ơi, ngày trước, mẹ con mình vì nghèo túng mà chẳng có nồi bánh chưng Tết. Bây giờ, nhà mình có thể cũng sẽ chẳng có nồi bánh chưng nào nữa chỉ vì anh em chúng con, đứa nào cũng đầy đủ cả mẹ ạ!”. Nỗi buồn làm anh liên tưởng đến hai hình ảnh thật trái ngược. Ngày trước, chỉ với một manh áo, anh cũng không hề thấy run sợ trước cái lạnh. Còn bây giờ, khi đã quá đầy đủ, anh lại thấy mình yếu đuối hơn bao giờ hết.
Có những điều nhỏ bé nhưng thật sự thiêng liêng và quý báu. Tiếc thay, chỉ đến khi mất chúng, chúng ta mới nhận ra được điều này!
Cũng khó trách được anh ơi, khi cuộc sống sung túc lên thì người ta đòi hỏi sự tiện và lợi. Thế mới nói khi còn nghèo thì cục đất cũng được quý như cục vàng, còn khi khá giả rồi thì cục vàng cũng thành cục đất. À, anh sửa tựa đề lại đi, GÓI mà anh oánh lộn ra là NÓI.
Trả lờiXóaLu: Em nói rất là đúng! Âu là cái giá con người ta phải trả cho nếp sống công nghiệp hiện nay, đúng không em?
Trả lờiXóaEm tinh thế, Nồi, chứ không phải Gói em ạ!
Đọc bài này của anh, em lại nhớ hồi xưa nhà em goi 2-3 chục cái bánh mỗi năm, ăn có khi đến rằm tháng giêng vẫn còn mỗi tội hơi mốc bên ngoài phải luộc lại hay rán. :P
Trả lờiXóaEm bit gói bánh chưng từ năm 8 tuổi. Hồi ấy, khâu chuẩn bị cách rách vô cùng. Em còn nhớ nguyên cảm giác trời lạnh cóng, nước lạnh còng mà mình em rửa đến hàng nghìn cái lá giong cho mấy nhà liền. Xong ròi đãi đỗ cũng gãy cả lưng, nhưng ròi mẹ thổi đỗ xong chỉ chực ăn cháy đỗ thơm lừng.
Trả lờiXóaEM cũng nhớ nguyên cảm giác lần đầu tự mình gói một cái bánh bé xíu cho riêng mình. Ròi lần đầu nhìn thấy cái bánh chưng tí xíu cô giáo gói riêng tặng Tí. Hi hi...túm lại bánh chưng vẫn là thứ sản vật gắn với nhiều kỷ niệm thiêng liêng và ấm áp lắm :-)
Đến giờ em vẫn thích ăn bánh trưng, nhất là loại vừa luộc xong còn nóng í. Chẹp chẹp...dưng mừ em quên cách gói ròi. Chỉ còn nhớ cách cắt bánh bằng 4 sợi lạt mỏng tang thoai :-D
Trả lờiXóaTừ trước Tết đến giờ chỉ mình em xơi bánh trưng của cả gia đình. Thế mừ vẫn chẳng lên được cưn lào hu hu...
Trả lờiXóaBài này của anh thật và cảm động quá. Em đôi khi cứ nghĩ mình sống với ký ức sâu đến nỗi thấy tiếc cho bọn trẻ con bây giờ không có được những giờ ngồi coi nồi bánh chưng Tết, những đợi chờ nghe mẹ nói năm nay nhà mình sẽ gói bao nhiêu bánh chưng..., trong khi chính bọn trẻ bây giờ chúng chẳng hề thấy thiệt thòi gì.
Trả lờiXóaKhông có thì không tiếc. Mà hạnh phúc là cảm nhận cơ mà. Sao mình cứ tiếc cho bọn chúng nhỉ?
Là lứa anh em mình thì giữ ký ức cho mình thôi anh ạ. Cuộc sống luôn thay đổi mà. Và nói chung là nó thay đổi theo hướng tốt hơn (no đủ hơn). Vậy là tốt rồi.
Titi: Giờ thì chẳng ai còn mong ước thức cả đêm để luôc bánh như ngày thế hệ anh em mình còn nhỏ nữa. Tiếc một niềm vui vô hạn thuở thiếu thời.
Trả lờiXóaÀ, anh phải khoe em chuyện này. Anh hầu như không biết một công việc gì trong bếp, nhưng gói bánh chưng thì anh làm rất tốt. Gói tay không, không đóng khuôn ý!
Lana: Có những mất mát làm mình buồn, một nỗi buồn không bao giờ nguôi ngoai, nhưng mình cũng biết, cũng hiểu là những mất mát đó tốt hơn cho cuộc sống. Tiếc thì vẫn tiếc vậy thôi em! Đúng không?
Trả lờiXóaVâng đúng anh Thụy ạ. Và em cũng biết gói bánh chưng đấy, rất đẹp nữa. Khói khuôn nhưng là gấp lá thành khuôn để gói chứ không dùng khuôn gỗ đâu.
Trả lờiXóaHay Tết nào đó tụ tập chung mọi người góp lá gạo đỗ thịt tiêu, anh em mình gói, cùng chung coi bánh rồi chia, nhi?
anh Thụy giỏi quá! biết gói bánh chưng, em thì mù tịt chuyện này.
Trả lờiXóaLana: Một ý tưởng quá hay! Nếu thích thì cần gì phải Tết chứ. Đúng không?
Trả lờiXóaLu: Anh thì chỉ biết gói mỗi bánh chưng thôi. Không biết làm gì khác. Hi hi!
Trả lờiXóaanh Thụy : thế thì 365 ngày anh chỉ lam lủ được mỗi 3 ngày thôi, còn 362 ngày kia chị nhà phải tự xử hết à?...em thì sướng hơn chị nhà nhiều nhá, chồng em nấu cơm, giặt giủ, trông con, lau nhà đến 362 ngày lận...em chỉ phải lam lủ có 3 ngày như anh thôi à =))
Trả lờiXóa