Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của kỹ thuật và công nghệ viễn thông, tôi và bạn đều có thể nhấc máy điện thoại và chỉ trong giây lát, ta đã nói chuyện được với người thân cách xa hàng chục ngàn cây số. Chẳng những thế, nếu cần, bạn có quyền ngồi trước videophone (điện thoại truyền hình) để vừa nói vừa thấy được hình ảnh của người tiếp chuyện. Nhưng những con tem mỏng manh dán lên góc mỗi chiếc phong bì, gói trọn niềm tâm sự vẫn là điều không thể thiếu đối với mỗi người. Người ta đã đoan chắc rằng những con tem kia sẽ chẳng bao giờ chết, nếu tình yêu muôn thuở vẫn còn những điều không dễ nói bằng lời...
Lịch sử phát triển của ngành tem đã được 150 năm có lẻ và quê hương của con tem đầu tiên trên thế giới là xứ Ecosse thuộc Anh. Lúc bấy giờ vào khoảng năm 1838, ông Roland Hill, một công chức cao cấp của Cơ quan bưu chính nước Anh, nhân một chuyện tình cờ đã phát minh ra cách dán tem lên mỗi chiếc phong bì cần gửi đi.
Trước đó, trên thế giới chỉ biết đến duy nhất một phương thức gửi thư không tem và người nhận phải trả cước phí. Mỗi khi đụng phải trường hợp người nhận không muốn nhận thư là nhân viên bưu điện toát mồ hôi hột, không biết làm cách nào để thu cước. Giá mà gặp thời buổi “yêu công nghiệp” như hiện nay, các cặp tình nhân khi tan vỡ cứ cố tình làm suy yếu sinh lực (tài chính) của nhau bằng cách gửi đi vô tội vạ những bức thư “không ảnh hưởng gì đến hoà bình thế giới” thì chắc ngành bưu chính chỉ còn nước sập tiệm. May thay, hồi ấy, người ta chỉ quen trả thù tình yêu bằng đấu súng và đấu kiếm, nên ngành bưu chính vẫn sống khoẻ, dù gặp không ít trường hợp người nhận từ chối quyền nhận thư của mình.
Sau năm 1838, Roland Hill đệ trình Chính phủ Anh một đề án về việc phát hành tem dán lên bì thư để giải quyết vấn đề thu cước phí trước. Đầu năm 1840, đề án này được chuẩn y và ngày 6-5-1840, con tem đầu tiên của thế giới ra đời. Con tem giá mặt 1 Penny, in hình Nữ hoàng Victoria đen- trắng. Sự tiện lợi cuả con tem trong việc thu cước phí trước đã được toàn thể Châu Âu và sau này là cả thế giới nhiệt liệt hưởng ứng.
Năm 1844, con tem đầu tiên của nước Pháp ra đời. Năm 1852 đến nước Bỉ và hàng loạt những nước khác. Khi nghĩ ra việc in và phát hành các con tem, Roland Hill chỉ đơn giản tính đến việc giải quyết vấn đề thu phí trước. Chính ông cũng không ngờ rằng được là mình lại là người khởi xướng một trong những bộ môn nghệ thuật thu hút niềm say mê của hàng triệu người: Nghệ thuật sưu tầm và chơi tem. Ngày nay, mục tiêu phát hành tem để thu cước phí đã trở thành thứ yếu. Mục đích chính của nó là giải quyết vấn để tuyên truyền và làm kinh tế. Có những quốc như Butan chẳng hạn, tới 90% doanh thu bán tem là cho các đối tưọng sưu tầm, chỉ 2,5% dùng làm cước phí.
Anh nhắc đến stamp làm em nhớ ra rằng chỉ có độ 10 con em mua gần cả năm mà chỉ xài duy nhất có 2 con. Hình như lâu lắm rồi em gần như quên luôn việc xài và giử stamp dán trên thư từ. Vì mọi thứ bên đây đều làm qua online cả. Họ làm sẵn và send qua mail hay fax cho mình. Mình chỉ việc đọc rồi ký tên. Thậm chí có nơi dán sẵn luôn stamp máy đóng lên, mình chỉ việc ký tên gởi trả trở lại. Cuối cùng, xứ tây hầu như biến con stamp thành thứ ít thông dụng cho những ai lệ thuộc máy tính như em rồi. Và cây viết cũng chỉ giử chức năng ký tên thôi, tất cả đều lệ thuộc vào bàn phím.
Trả lờiXóaHồi mới đi làm em cũng từng có thú vui sưu tập tem của các quốc gia khác nhau. Giờ thì thôi rồi vì thời của dịch vụ chuyển phát nhanh toàn cầu đã gần như xóa sổ tem thư. Nhưng em hy vọng sẽ giữ lại những cái tem đó cho thời con em, nếu giá trị vẫn chưa cao thì sẽ sang tiếp đời cháu chắt em gì đó, cho tới nào nó trở thành bảo vật của xã hội, hihi
Trả lờiXóaEm thỉnh thoảng vẫn sử dụng tem vì viết thư tay cho Má. Trước đây em có bộ tem về Cô Ba, hoa hậu đầu tiên của Sài Gòn, do di chuyển rồi lạc bộ tem đâu mất em tìm hoài mà chưa thấy, tiếc lắm.
Trả lờiXóaNhìn những con tem thấy nhớ một thời thanh bình, hồi hộp chờ thư từ rất xa. Hic...
Trả lờiXóacon em thì nhớ thời trước, lúc yêu nhau mà gửi thư cho nhau thì phải dán một lúc những 20 con tem, hy vọng thư đi cho nhanh, hehe
Trả lờiXóaBộ st tem của em hơi bị hoành tráng, hehe
Trả lờiXóaNgày xưa đi học em thích sưu tầm tem, mỗi lần có thư mới là lại lân la đứng trực dưới tầng một của khu ký túc 5 tầng (obs) chờ mấy đứa nước ngoài có những con tem lạ để xin, háo hức nhìn nó bóc tem ra khỏi bì thư mà sướng :)
Trả lờiXóaLu: Đúng thế! Giờ thì đi đâu cũng cái máy tính, ipad, iphone, di động...! Anh thuộc một bài thơ Tình Yêu Thời Di Động hay lắm! Hôm nào tiện anh đọc cho cả nhà nghe nhé!
Trả lờiXóaANH: Thế thì lâu lắm! Anh cũng có sưu tập được một ít tem. Từ thưở còn single cơ. Thỉnh thoảng ngắm lại, thú vị phết!
Trả lờiXóaHạnh Phúc Lang Thang: Chà, em mà còn giữ được bộ ấy thì hay lắm đó! Giá trị lắm!
Trả lờiXóaTiti: Chờ một anh bộ đội nào đó, đúng không?
Trả lờiXóaĐàm Hà Phú: Và để nhắn cho người của mình biết là mình rất sốt ruột, đúng không?
Trả lờiXóaHe he...em tuổi nào mà được chờ thư bộ đội hả anh hé hé...mà bộ đội chứng tỏ vữn ở trong nước, sao gọi là "rất xa" được chớ :-P
Trả lờiXóaDạo này em mất luôn kỹ năng "liếm" chỉ vì không dùng tem và ngay cả với phong bì thường xuyên như xưa nữa.
Trả lờiXóaDứa: Post lên cho cả nhà xem vài trang sưu tầm của em đi!
Trả lờiXóaLana: Em còn giữ được không? Xem lại những con tem sưu tầm thời sinh viên thích lắm em ạ!
Trả lờiXóaTiti: Ừ nhỉ, anh quên mất! Hic
Trả lờiXóaAn Thảo: Em làm anh sợ cái động từ mạnh ấy đấy nhé! Hì
Trả lờiXóa