Thứ Tư, 10 tháng 2, 2010

ANH EM RUỘT THỊT



Tôi có một người cô khá thân thiết. Từ khi cô còn trẻ, chúng tôi đã thân với cô. Đi chơi, ăn kem, tâm tình, nói chuyện… phải nói là hợp nhau lắm. Vì thế, đời sống tình cảm vốn khá phức tạp của cô, tôi hiểu hết ngọn nguồn.

Có với nhau đến 3 mặt con, hai vợ chồng cô vẫn quyết định chia tay nhau. Ngày ấy, chúng tôi buồn lắm. Thương các em nữa. Nhất là đứa con gái út. Nhưng rồi cũng phải tặc lưỡi. Chuyện tình cảm làm sao mà ép buộc được. Hơn nữa, đấy lại là chuyện của người lớn, chúng tôi là trẻ con, không nên, và cũng không được phép xen vào.

Cả nhà tôi ai cũng phản đối. Đúng là đường quang không đi, đâm quàng bụi rậm. Tưởng là thôi nhau rồi, cô lấy ai sáng giá, giàu có cho đành. Đằng này, cô kết luôn với một chú bỏ việc Nhà nước, ra chợ giời Thịnh Yên buôn bán. Chú cũng đã có ba con, toàn con trai, và cũng buôn bán ở chợ giời cùng với chú. Dưới con mắt của cả nhà tôi, cái dân chợ giời là không chơi được. Láo toét, lừa lọc như chảo chớp, nói tục, chửi bậy thì không ai bằng. Nhưng cô tôi ngang ngạnh lắm. Đành chịu!

Lấy nhau một thời gian, hai sự kiện quan trọng xảy ra đối với cô. Sự kiện thứ nhất là cô sinh một em trai nữa. Vậy là cả hai vợ chồng cô chú có 7 con. Như cách nói của nhà tôi là 3 con anh, 3 con tôi và 1 con chúng ta. Cũng may mắn, các em cũng đều đã lớn nên không ở chung với cô chú, chỉ có em con chung là ở cùng thôi. Cũng đỡ phức tạp!

Sự kiện thứ hai là chợ giời nằm trong xu thế chuyển biến chung, làm ăn khó dần, Cuối cùng, cô chú cũng suy sụp và lâm vào cảnh khó khăn chồng chất. Hai vợ chồng mâu thuẫn lớn. Rốt cuộc, cũng chia tay nhau nốt. Khi chia tay nhau, của cải hầu như chẳng có gì, chỉ có cái nhà chuồng chim mà mặt bằng nhỉnh hơn hai chục mét vuông chút ít.. Cô chú nhanh chóng thống nhất cô ở tầng dưới với con trai, chú ở tầng trên. Tất nhiên, con thì ở với ai thì ở.

Thời gian lâu lâu sau, chú bị bệnh mất.

Một thời gian nữa, khu vực nhà cô chú nằm trong diện giải tỏa cho một công trình công cộng của Nhà nước. Cái nhà chuồng chim ấy, do thuộc hai số hộ khẩu nên đương nhiên được đền bù hai căn hộ ở một khu tái định cư khá tiếng tăm của thành phố. Hai căn hộ bỗng dưng lại có giá trị đáng kể. Cô nhận căn hộ, bán ngay và lấy tiền mua được một cái nhà mặt ngõ khá đẹp. Còn thừa một ít hai mẹ con làm vốn.

Căn hộ thứ hai mang tên chú. Chú đã mất nên những người thừa kế là 3 con riêng và 1 con chung đương nhiên được hưởng. Cô bảo con trai: “Thôi con ạ! Quên cái suất của con đi. Chẳng cần đâu. Mẹ cứ trông 3 ông con của bố mày, dân chợ giời chính hiệu. Đầu gấu lắm! Chắc chẳng nhả cho con đồng nào đâu. Chúng nó ghét mẹ lắm! Mình cứ coi như không hề có suất ấy cho đỡ nặng lòng con ạ!”.

Một thời gian sau, cậu con trai cô nhận được điện thoại của ông anh cùng cha khác mẹ gọi đến nhà riêng nói chuyện. Phân vân đôi chút, cậu trao đổi với mẹ và mặc dù mẹ rất ái ngại, cậu vẫn quyết định đến. Cậu nói: “Gì thì gì mẹ ạ, con với các anh ấy vẫn là anh em ruột thịt, vẫn phải đi lại với nhau. Con cứ đến xem sao!”.

Hóa ra, đấy là một cuộc họp gia đình giữa bốn anh em trai lộc ngộc. Ông anh cả nói: “Các em đều biết là bố mất, có để lại cho anh em mình nửa cái nhà, giờ được đền bù một căn hộ. Anh đã tham khảo, nếu bán, cũng được ngót tỉ bạc. Anh nghĩ, anh mình đều là ruột thịt với nhau. Giờ anh quyết định chia làm bốn phần. Mỗi anh mình một phần. Các em thấy thế nào?”.

Cả ba anh đưa mắt nhìn cậu. Quyết định của các anh làm cậu hết sức bất ngờ và cảm động. Tiền thì quý nhưng vào hoàn cảnh hiện tại, cậu không thấy phải quan tâm lắm vì cậu đã có một căn hộ cùng với mẹ. Cái chính là quyết định chia thừa kế của bố như thế có nghĩa là các anh thừa nhận cậu là em ruột, là anh em chung một dòng máu của mình. Sau khi bố mất đi, cậu buồn và thấy mình cô đơn nhiều lắm. Bây giờ, đứng giữa ba người anh vẫn còn có gì đấy ít nhiều ngăn cách, cậu thấy mình phải bày tỏ quyết tâm xóa bỏ cái hố ngăn cách ấy.

Nghĩ vậy, cậu đứng lên, nói rành rọt: “Em không có ý kiến gì hết. Anh cả đã quyết vậy, phận làm em, em cám ơn anh, cám ơn các anh nữa. Và cho em xin phần các anh chia cho. Có điều, em còn trai trẻ, chưa có gia đình, chưa phải lo vợ con gì. Em cũng đã được một căn hộ cùng với mẹ em rồi. Vì thế, em xin các anh cho các cháu mỗi đứa một ít, lấy tiền sắm cái xe máy mà đi học, đi làm”.

Sau nhiều năm biến động tình cảm từ ghét bỏ, hằn học, xa lánh. Lần đầu tiên, bốn anh em ngồi vào mâm rượu do bà chị dâu chuẩn bị khá tươm tất. Mở chai Vodka Hà Nội, ông anh cả khề khà: “Thôi các chú, làm một chén cái đã. Chú út có lòng thế, anh thay mặt các cháu cám ơn chú! Tết này, chúng nó được vi vu xe máy. Chắc là thích lắm đấy. Chiều 30 anh chị làm Tất niên, các chú cho các cô và các cháu lại ăn cơm. Anh sẽ giới thiệu các cháu với chú. Chúng nó cũng phải biết là chú út cho chúng nó món quà hoành tráng thế chứ!”.




29 nhận xét:

  1. Xiền rất cần, nhưng không thể quí giá bằng tình cảm. Hi hi... dân tình truyền nhau câu Có tiền là có tất cả. Còn em lại thấy, có tình là có tất cả. Hị hị...cậu út này bit nghĩ thế ròi sẽ còn tiến rất xa :-D

    Trả lờiXóa
  2. Nói chung họ vẫn là anh em mà anh. Cùng mẹ khác cha còn đỡ, nhưng cùng cha khác mẹ mà được ntn thì quý quá!
    Mà nói chung chuyện tiền nong không thể "trông nghề mà bắt hình dong". Dân chợ trời đi buôn có nhiều người còn sòng phẳng mã thượng. Chỉ sợ nhất là các cán bộ có học, 1 bồ chữ to, văn hóa đầy mình nhưng chỉ vì vài cuốc đất mà từ bố mẹ, bán anh em, bán rẻ tình thân:(. Tiếc là những chuyện như thế vẫn xảy ra đầy rẫy trong cs này.

    Trả lờiXóa
  3. Titi: Chú em này học hành không được cao lắm nhưng cực kỳ chăm chỉ, làm việc cần mẫn lắm. Có tiền, toàn gửi vào công ty rồi lấy lãi được cho mẹ. Mới rồi, thấy cô khoe là mua xe máy rồi. Dạo này kẻng giai lắm! Hì

    Trả lờiXóa
  4. Dứa: Anh vừa nói với Titi ở trên. Chú em này chăm và cần mẫn lắm. Bốn anh em giờ thì không tình cảm tràn đầy đâu, nhưng thực sự quan tâm và có trách nhiệm với nhau, theo đúng tinh thần anh em ruột mà anh nói đấy!

    Trả lờiXóa
  5. Từ lâu em học được câu --> tiền cũng như vật chất rất quan trọng, vì nhờ những thứ đó mà ta có thể "thử" được bản tính của một con người.
    Em đã áp dụng câu này trong cuộc sống, và em thấy rằng...ít ai qua được cái ải thử thách này. Nhìn họ rớt lặt lè vì tiền em mới hiểu rõ --> muốn trở thành một người sai khiến đồng tiền phục vụ mình thì ko dễ dàng, vì đa số người ta đều bị đồng tiền sai khiến. Sự thật này nói ra ko ai chấp nhận...nhưng nó là sự thật!

    Trả lờiXóa
  6. @ Mr Thụy:
    Thằng em đã dùng hình ảnh ông cụ cúng chiều 30 tết để làm bài viết Post tự động vào 30 tết. Đùng 1 cái ghé vào Blog của ông anh, thấy tấm hình nằm chình ình ra trên Entry. Đành phải tìm hình khác vậy, tiếc quá...tiếc quá.
    Bài viết hay đáng đọc vào những ngày cuối năm.
    ---
    Hình như cái này anh em mình có chung suy nghĩ, nó cũng giông giống cái Topic mà em viết bữa trước, nếu ông anh thấy hứng thú, quá bộ ghé qua đọc tham khảo (http://forum.ipl.edu.vn/showthread.php?t=3444)
    ==========================================
    @ Lu: Lần đầu tiên hoàn toàn đồng ý với em về những gì em vừa comment. (ME TOO)
    ==========================================
    @ All: Theo Hoàng nghĩ, Tiền rất quan trọng, nhưng không phải là tất cả. Tiền có thể mua được nụ cười, lời khen tặng, nhưng không thể nào mua được sự CHÂN THÀNH và CHÂN THỰC.

    Trả lờiXóa
  7. Một entry rất hay và gợi nhiều suy nghĩ. Các bạn comment cũng hay quá. Thích comment của Lu, đồng ý với Dứa và chị Titi.

    Trả lờiXóa
  8. Ròi anh xem, mươi năm nữa thôi cậu bé sẽ làm nên chiện. Em cũng bit một người có tinh thần thế này Thậm chí lúc đó anh ta không có chỗ nương thân cơ. Thế mà vẫn không cần lấy phần đất xứng đáng ông bà để lại cho mình. Rõ ràng anh ấy rất cần tiền, nhưng anh ấy nói với em rằng: anh ấy mong nhìn thấy nụ cười của người thân hơn nhiều lần nhìn thấy tiền.
    Và hiện nay, anh ấy đang là ông chủ của 1 tập đoàn khá lớn trong miền Nam :-)

    Trả lờiXóa
  9. Lu: Anh hoàn toàn đồng ý với em. Vì thế, ai không để bị đồng tiền sai khiến là đáng học hỏi lắm em ạ!

    Trả lờiXóa
  10. HwoangNguyen: Hì, hóa ra là em đã lấy cái hình đấy rồi hả. Anh thích cái hình đấy lắm đấy.
    Cám ơn em vì lời khen bài này. Đây là câu chuyện thật của nhà anh. Về nhân vật cậu em trong bài này thì anh đã nói trên com với Titi và Lu rồi. Em đọc nhé!

    Trả lờiXóa
  11. HwoangNguyen: Cái trang đó, anh vào không được. Hic!

    Trả lờiXóa
  12. Nguoilavuaden: Cám ơn bạn lắm!

    Trả lờiXóa
  13. Titi: Em ơi, cậu em này lớn rồi em ạ. Thực ra là câu chuyện nhà anh. Khá và ngoan. Có chí tiến thủ. Học hành thì chỉ là trung cấp thôi, nhưng đặc biệt yêu lao động và biết quý trọng từng đồng tiền lẻ.

    Trả lờiXóa
  14. anh Thụy : quan niệm này em học được từ ba của em. Ông ấy lúc còn sống là một người hầu như coi tiền nhẹ hơn tình nghĩa. Ông hay dùng tiền để mua tình cảm chung quanh, cũng như thử người tốt và xấu. Đặc biệt là dạng người ko care tiền bạc cho lắm như ba em thì lại là người hay gặp lucky.
    Là một ông sư ở chùa, học chỉ mới lớp 7 nhưng ra đời bươn chãi lo cho đám em, ông làm đủ thứ và trời thương là ông thành công. Ngày ông chết người ta tới điếu nhiều như một ông quan to, tới vì cái tình khi ông còn sống đối xử với mọi người.
    Anh có tin là khi về già trên 60 rồi mà ông đã 3 lần trúng số độc đắc ko? lần nào cũng đem đi giúp những người chung quanh hơn là trong gia đình. Lần cuối khi ông gần mất thì lại trúng số độc đắc, và lần đó ông đã ko cho gia đình biết trúng bao nhiêu? em nghe kể lại chỉ đưa cho bà mẹ hiện giờ đúng 1 tờ, số còn lại (nghe đâu trong di chúc ông trúng nhiều hơn) thì ông đem đi làm từ thiện.
    Bà mẹ em, sau ông chết rồi biết được khóc tu tu vì tiếc tiền. Nhưng mấy đứa con trong nhà bảo rằng, thôi đó coi như ông đã để đức lại cho con cái, má khóc làm gì? con cái của má gặp may mắn trong đời là nhờ đức của ổng đó.

    Trả lờiXóa
  15. Câu chuyện thật là một món quà cuối năm ý nghĩa, cho cái không khí Tết đến gần hơn với nhiều tình cảm (Cho dù có đỗ vỡ thì cũng đã qua rồi, qua rồi).

    Chuyện của bạn Lu ở trên cũng thật hay, sao những chuyện này bạn LU không viết hẳn thành một bài để lưu lại cho mai sau, Lu nhỉ?

    Trả lờiXóa
  16. anh Phú : thôi để cho ông già ngủ yên, ổng chết sớm ko sống thọ lắm vì bị ung thư. Ông già Lu luôn bứt rứt về việc thầy tu xuất gia lấy vợ, ổng càng trúng số, càng may mắn, thì ổng lại than là ổng sẽ ko thọ và ổng sợ.

    Trả lờiXóa
  17. Lu: Ba em thật là một người tuyệt vời!

    Trả lờiXóa
  18. DHP: Nhất trí với em, bạn Lu nên viết thành một truyện để lưu lại.

    Trả lờiXóa
  19. Yes, It's a really emotional story. It remind me the Folk-song.

    Công cha như núi Thái Sơn
    Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra..
    --------------------------------------------
    There are something difference in Buddhism, in Japan the monk can get married.
    Even Buddha has a wife and a son.

    Trả lờiXóa
  20. anh Thụy : em ko thích khoe khoang vì sợ người ta cười mình hợm hĩnh, nhưng với ba em thì em phải khoe tướng lên ấy.
    Ba em hay lắm đó anh. Ngay từ nhỏ, em đã học được bài học hay nhất mà ông dạy cho em đó là, lúc ông còn nghèo con cái đông đúc (9 đứa vừa chính thức vừa con rơi) thế mà ông đã nhận từ cô nhi viện về 2 đứa trẻ cha chết trận mẹ nó bỏ đi lấy chồng khác, và một đứa nhỏ mới 3 tháng mẹ nó sinh xong vứt bên ngoài bệnh viện Từ Dũ về làm con nuôi. Ông nuôi 3 đứa như con ruột nhận làm khai sanh họ của mình và cả 3 đều được ăn học đàng hoàng. Tổng cộng nhà em con cái chẳn tròn một tá, thế mà ông nuôi đứa nào cũng ăn học nên người.
    Em công nhận câu "con cái học từ cách sống cha mẹ" là đúng anh à. Bây giờ anh thành đạt, sống có đạo đức, thì em dám chắc con của anh nó sẽ nhìn vào gương của anh mà sống.

    Trả lờiXóa
  21. Lòng ich kỷ, lòng tham, bản năng ai cũng có ít nhiều. Vấn đề là ai biết đặt nó thấp hơn. Ai biết cần và quý tình cảm người - người hơn thôi.

    Câu chuyện rất rất hay anh Thụy ạ. Em luôn đồng ý như thế - nếu mỗi người đều biết dẹp lòng tham thi tình thương sẽ thắng, và cuộc đời sẽ đẹp lên vô vàn. Tình cảm 4 anh em ấy, tiền bây giờ mua sao bằng?

    Trả lờiXóa
  22. Lu: Đúng như thế em ạ! Cha mẹ là tấm gương cho con cái mà. BA em tuyệt vời lắm. Không chỉ với em đâu, mà với cả mọi người nữa đấy.

    Trả lờiXóa
  23. Lana: Và càng thêm phần cảm mến họ nếu biết được rằng 4 anh em nhà này đều chưa ai tốt nghiệp đại học cả. Người có tấm bằng cao nhất là trung cấp thôi. Cồn lại, toàn là hết phổ thông. Bản thân họ là dân lao động chân tay. Vậy mà biết dẹp bỏ lòng tham, yêu thương nhau bằng hành động cụ thể. Rất đáng quí!

    Trả lờiXóa
  24. Thấy thời buổi bi giờ, người càng có học cao thì càng tính toán chi ly hơn ấy chứ. Anh nói"chưa ai tốt nghiệp ĐH cả mà đối xử nhau như vậy..." thì anh có vẻ xem thường những người ko được đi học quá.

    Trả lờiXóa
  25. @ Nặc Danh (Bên Trên):
    Ở Việt Nam, một số người có mảnh bằng (Dù là bằng mua - bằng giả) trong tay vẫn coi thường người không được đi học đến nơi đến chốn. Nhiều khi chỉ là không nói ra mà thôi, chứ trong thâm tâm họ vẫn xem thường người khác. (Hầu như mấy anh mang danh công chức luôn như vậy)

    Trả lờiXóa
  26. Nặc Danh: Không hề! Mình không hệ có tư tưởng xem thường người không được đi học. Mình thực sự quý lai động chân tay. Và rất muốn ca ngợi nhưng ai trưởng thành từ lĩnh vực này. Bản thân mình rất phục nhân vật trong chuyện "Vợ chồng nhà Báu".

    Trả lờiXóa
  27. Thày Bói Mù: Nói về bằng giả. Hôm qua, nhà mình có khách. Mấy người bạn từ Đức về chơi. Các bạn nói rất nhiều người (có người còn bảo tới 50% luôn) đi du học tự túc, lúc về Việt nam là không có bằng đâu. Vì bên nước ngoài đầu vào đại học không khó như nước mình, nhưng đầu ra thì khó lắm, nên quân nhà mình rớt khá nhiều. Mình không biết có đúng không?

    Trả lờiXóa
  28. anh Thụy : ko có chuyện này đâu anh. Những nước khác thì ko biết sao? nhưng riêng ở Mỹ thì họ tính theo units (tín chỉ).
    Thí dụ em học Engineering thì họ đòi hỏi 123 units, còn art design thì 130 units. Nếu mình học đủ lớp (một lớp 3 units, có lớp 2 units, hoặc 4 units) thì mình nộp đơn xin làm lễ tốt nghiệp thôi.
    Fail lớp thì học lại, pass nhà trường mới cho học lớp kế tiếp.
    Fail 2 lần thì ok, fail lần thứ 3 thì nhà trường yêu cầu sinh viên đổi nghành nghề, vì họ chọn ko đúng năng khiếu nên ko học nổi. Vấn đề ai nói với anh đầu ra khó là ko đúng đâu. Họ ko có tốt nghiệp lý do đơn giản là học nửa chừng bỏ ngang đi làm.
    Có một số sinh viên du học VN sang Mỹ mang tiếng là du học nhưng họ ko học. Sau khi làm giấy tờ vợ chồng giả được thẻ xanh thì họ bỏ ra đi làm kiếm tiền. Có nhiều nữ sinh đi bán cafe, thợ làm tóc, hay thư ký làm giấy tờ cho mấy văn phòng bác sĩ.
    Những ai du học thật thì họ đều tốt nghiệp đàng hòang, vì du học sinh qua Mỹ là để học, nếu họ ko học đàng hoàng, và ko có ai làm giấy tờ thẻ xanh cho định cư thì Mỹ sẽ trục xuất về nước lại.

    Trả lờiXóa
  29. Nam toi len tam,me bi te nga nen nam mot cho vi bi than kinh toa.Thuong me vo cung nen toi ra suc thuoc thang (da so la cac bai thuoc dan gian,ton cong suc tim kiem chu it ton tien bac.Ngay ay,nha toi o mien trung nen ngheo lam).On tren phu ho nen qua hai muoi nam chay chua,me toi da tu di lai duoc.Nhung hang nam ba phai vo Saigon nam vien vai thang vi nhung" benh tuoi gia".Toi o nha tro trong Saigon,cs doc than ngheo kho nhung van lo cho me.Cac anh chi toi o Vinh,Nha Trang deu giau co ca,cap
    vo chong nao cung co nha cua dat dai rat nhieu nhung chang ai toi bv nuoi me,phu giup mot dong.Vo trach nhiem den noi ,he cu nghe ai bao thu thuoc gi huu hieu thi luon luon goi dien bao toi mua.Toi khong gian,trach hon ai ca....
    Nhung co nhung dieu lam cho toi rat buon.Nhung luc me nam vien thuoc thang,biet bao la ton kem nen dong tien nho nhoi tu cong viec chay xe om lam sao kham sue.Toi vay muon nhieu lam,roi co gang lam tra tu tu (bay muoi may trieu luon ).Cach day vai nam,trong luc tung quan,toi co goi dien muon ong anh hai trieu,sau do toi tra mot trieu,toi li xi cho con trai cua ong anh ay mot trieu,toi mua cho chau them mot cai laptop,toi mua cho vc anh chi mot cap ve xe giuong nam ve que (toi khong thich ke le chi li,toi ke vi toi uc che lam vi cau chuyen gan toi khuc quan trong roi ).Cach day vai thang,ong anh ay vo Sg cong tac,luc gap lai thi vi vui mung qua toi co dinh om cham lay anh .Cac ban biet dieu gi xay ra khong?.Ong anh ay lay tay day toi ra voi ve mat lanh lung.Toi doan hieu nguyen nhan la vi con thieu cua ong anh ay mot trieu, dieu toi doan trung phoc.Khi ve khu phong tro ,toi lay mot trieu bo vo cai phong bi va noi la li xi con trai anh ay.Ke tu khi do anh ay vui ve ra mat,luc ra ben xe de ve que ,vi xe chua chay nen anh ay con goi dien thoai toi di uong ca phe coc nua chu.Anh ay tro chuyen vui lam,con trong long toi co mot tang da de rat nang.

    Trả lờiXóa