Thứ Tư, 24 tháng 2, 2010

RẢI TIỀN Ở ĐỂN CHÙA



Đi lễ đền chùa, miếu mạo, mọi người có nhiều cách để bày tỏ lòng thành của mình. Người thì làm hẳn một mâm lễ đầy đủ hoa quả, đồ mặn, đồ chay. Người thì dùng tiền âm phủ. Người thì dùng tiền thật thả vào hòm công đức đặt la liệt khắp nơi. Có nên như thế không? Mà sao quá nhiều lễ hội như vậy? Cái nào cũng na ná cái nào. Cũng áo thụng xanh, đỏ, vàng, cũng hia, cũng mũ…

Làm cách nào để phân biệt? Và nhất là làm thế nào cho đúng với tinh thần văn hóa dân gian? Nhiều quan điểm lắm! Và có rất nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này.

Có một tình trạng rất phổ biến là người dân đi lễ chùa thường rải tiền vào nơi thờ những vị La Hán, Chư Phật. Ai cũng nghĩ làm thế là tốt, mà không hề biết rằng hành động đó chẳng phù hợp gì với thuần phong mỹ tục và tập quán của người dân Việt cả.

Nhiều đền chùa, người đi cúng lễ thường bày mâm đầy tiền, nhìn vào rất phản cảm. Đã thế, gần đây hiện tượng đi chùa chiền rất nhiều. Kinh tế đang khó khăn, người thất nghiệp nhiều, việc tổ chức quá nhiều lễ hội, lễ kỷ niệm tốn kém hàng nhiều tỷ đồng. Có nên hạn chế một số lễ hội, lễ kỷ niệm không?

Tôi thích đi vãn cảnh, thăm viếng đền, chùa nhưng cũng rất sợ cảnh nhốn nháo, chen chúc nhau, ồn ào, náo nhiệt giữa chốn tôn nghiêm, thanh tịnh. Nhiều lúc, tôi cứ nghĩ, sao mình không tích cực tuyên truyền, cổ động để mọi người đến chùa chiền, đền miếu đừng có đua nhau thắp hương, đốt vàng mã khói mù mịt như hiện nay. Nhiều nhà chùa cũng đã có biển khuyến cáo không đốt hương, nhưng không hiểu sao, mọi người chẳng ai nghe cả.


Nhiều lúc, tôi ước ao giá mà đừng ai mang lễ vật cồng kềnh, mâm to mâm nhỏ đến rồi chen chúc nhau, ganh đua nhau ở gian chính điện đền, chùa thì tốt biết bao. Mọi người cứ đi chân tay không, ăn mặc thật đẹp, lịch sự đến làm lễ. Nhà chùa đã thắp hương sẵn rồi. Làm lễ, vãn cảnh, chụp ảnh kỷ niệm xong, ai có điều kiện kinh tế và có lòng hào hiệp, hoàn toàn có thể công đức hoặc cung tiến tiền mặt, hiện vật trực tiếp cho nhà chùa. Văn minh, lịch sự và lại tránh được tiêu cực.


Nhưng chẳng biết bao giờ mới có thể làm được điều ấy?



34 nhận xét:

  1. Nếu anh vào sài gòn, em sẽ dẫn anh đi thăm chùa Hoằng Pháp, điều ao ước của anh chính là hiện thực ở ngôi chùa này. (Thật sự thì còn hơn cả ao ước, những ai đã từng đến đây sẽ làm chứng điều này. Nhưng tốt nhất là Thực mục sở thị, thì mới tin được.)
    Trước em đi lễ chùa Vĩnh nghiêm, Xá lợi, Giác lâm, tình trạng nhang khói mù mịt, người người chen chúc, sau đi mấy ngôi chùa nhỏ thì đỡ hơn. Nhưng từ ngày biết chùa Hoằng Pháp, Em hay đi lễ tại chùa này.

    Trả lờiXóa
  2. Hành động đặt tiền bừa bãi chắc một phần thể hiện lối sống của người Việt, bạ đâu đặt đó, lộn xộn và nhem nhuốc, chen chúc nhau ngay nơi của thiền. Đi vãn cảnh chùa mà như vào lò bắt quái, đến mức đi lễ cũng phải nghĩ kỹ xem giờ này đỡ đông chưa bác ah. Khổ thân cho ngươi Việt minh thật. Chật vật sống đến thế là cùng, buồn.....

    Trả lờiXóa
  3. Anh à, em vừa đổi được 150.000 tiền lẻ để mai đi lễ chùa. Mọi người nói mang lễ đi phức tạp lắm vì vô cùng đông, tốt hơn là đặt tiền lẻ rồi sau đó gửi vào hòm công đức. Em thấy thế cũng tiện thật.

    Trả lờiXóa
  4. Ô, thế anh không bit người mình có câu Phú quí sinh lễ nghĩa à. Dân có giàu thì mới thả tiền khắp nơi được chứ :-P
    ANh cứ kể xấu xã hội mình thế nài, có người lại bẩu ảnh không yêu văn hóa truyền thống đấy.
    Cơ mừ giàu xiền chưa chắc đã giàu ý thức trách nhiệm, chưa chắc đã giàu đức tin cũng như sự nhạy cảm tinh thần rất kém. Họ chỉ nhìn bề ngoài sự vật mà oánh giá, ta để tiền càng nhiều thì đức Phật càng chứng giám cho ta. Ta càng đốt nhiều mã thì người âm càng nhận được lòng thành của ta. Trong khi là ngược lại. Hu hu...

    @ HN: Nghe anh nói, em cũng thích đến chùa Hoằng Pháp. Cho em địa chỉ, bao giờ có dịp em sẽ ghé qua, anh nhé :-)

    Trả lờiXóa
  5. Nói chung là đi chùa thấy cảnh chen chúc, đông đúc, lễ vật cao ngút mắt, tiền rải la liệt mà chán.

    Trả lờiXóa
  6. HwoangNguyen: OK em, anh vào Saigon sẽ gọi nhé! Thường thì trung tuần hàng tháng là anh vào.

    Trả lờiXóa
  7. Vhlinh: Sáng nay anh đọc trên báo gì đó, hình như là Thể thao Văn hóa thì phải, Bộ Văn hóa-
    Thể thao và Du lịch đã ra quy định là không cài tiền lẻ vào tượng Phật rồi đấy em ạ! Và mỗi đền, chùa chỉ để 1 hòm công đức thôi.
    Theo anh, đừng rải khắp các hòm công đức. Mỗi chùa, đền, nếu mình muốn (còn không thì cũng chẳng sao) ủng hộ thì nên đặt một tờ vào hòm công đức, hoặc làm việc thẳng với Bộ phận nhận tiền ở đấy.

    Trả lờiXóa
  8. Titi: Anh rất là không thích cứ đốt hương và vàng mã tùm lum cả. Đốt ít thôi. Hương thì đặc biệt là không nên đốt cả chậu tướng trước sân chùa, đền như phần đông các nơi hiện nay vẫn đang làm.

    Trả lờiXóa
  9. VMC: Chán như con gián là cái chắc rồi!

    Trả lờiXóa
  10. Vân Anh: Em nói đúng, đi lễ bây giờ cũng phải tính xem đi lúc nào, không thì chen nhau bẹp ruột. Hôm qua anh đọc báo, thấy trên Phủ Tây Hồ còn có bọn gian rạch túi người đi lễ nữa cơ. Rồi thì chẳng ai vái được, lễ được vì đông quá!

    Trả lờiXóa
  11. Muốn vậy, có lẽ chỉ từ sự vận động, cách thức tổ chức của nhà chùa thôi anh ạ.
    Phải công nhận là SG không có nhiều ngôi chùa đẹp như Hà nội mình, nhưng sự văn minh thể hiện tốt hơn rất nhiều. Cho dù một số chùa nổi tiếng cũng khá đông trong ngày rằm, nhưng không có cảnh mâm lễ kồng kềnh chen chúc, không có tiền lẻ 500-1000 rải tá lả khắp các ban điện, nhà chùa có thể không cho thắp hương hoặc quy định số cây hương tối đa với mỗi người. Tiền quyên góp cho nhà chùa là tùy tâm nhưng là tiền chẵn, và để tránh thất thoát nên được bỏ gọn vào thùng công đức.
    Em thích nhất chùa Xá Lợi, ngoaì việc tiện đi lại còn vì nó không quá đông, nhà chùa có đội giữ xe, có vé xe đang hoàng và phí giứ xe là tùy tâm khách bỏ vào 1 thùng công đức nho nhỏ. Có quầy bán nhang/nến riêng, nhang k sử dụng hết được bỏ vào một cái hộp inox, để cho ai không mua sử dụng cũng được. Những người bán vé số thường là người tàn tật ngồi ở những góc cầu thang chờ lòng hảo tâm của khách viếng, không có cảnh nhiều người bán nhang hay vé số dạo lẽo đẽo kì nèo khách mua.

    Ra HN em vẫn sử dụng cách thức đó mỗi dịp đi chùa. Nhưng từ dạo vào SG là em chán ngấy việc đi chùa ngoài Hà Nội. Ngày mồng 1 Tết hàng năm đi chùa Quán Sứ chen chúc muốn lòi ruột, len vào được đến cái thùng công đức rất khó với cả một đám người cũng đang len vào tìm đồ lễ của mình. Không còn cảm thấy chùa chiền là chốn thanh tịnh muốn ghé, mà vào rồi chỉ nhanh chóng mong xong để ra cho nhanh.

    Trả lờiXóa
  12. Thực ra em thấy việc thăm viếng chùa chiền là một hành động tâm linh rất hay. Chỉ có điều, như anh đã nói, dân tình mình thì đừng nói đến chùa, cứ chỗ nào đông người là loạn, chả còn ý thức gì sất, chán thế

    Trả lờiXóa
  13. Ôi dzời ơi, anh ạ, nếu chùa nào cũng chỉ để có 1 hòm công đức thì các tăng ni phật tử lấy gì mà có xe xịn để chạy, có alo xịn để nghe, có laptop xịn để lướt web. Em biết 1 thằng bạn của nhỏ em nhá (bi giờ phải gọi nó bằng " sư thầy" mới đúng), từ nhỏ đã lên chùa kiếm cơm vì nghèo,giờ nó leo lên được chức trụ trì,chùa ở quê mà nó nói: mỗi lần rằm lớn hay Tết đến, là tiền nó ko thèm đếm,rải đầy phòng,cần làm gì thì cứ vơ đại, nhờ tiền công đức mà nó trở thành con có hiếu đấy anh, vì xây được cho ông bà già nó một căn nhà tỷ mấy, to vật vã, thấy phát thèm, hơ hơ

    Trả lờiXóa
  14. @ ThuyDamMinh & TiTi:
    Vậy là có hai người cùng có ý định thăm chùa SG nhé, hai người cùng đi sẽ vui hơn đi một mình đó nhỉ! Khi nào đi cứ comment cho HwoangNguyen biết, HwoangNguyen sẽ đưa hai khách quý đi viếng chùa.

    Chùa Hoằng Pháp cũng có website, nó đây:
    http://chuahoangphap.com.vn/images/map/index.htm

    Trả lờiXóa
  15. Oái...,

    Trang chủ:
    http://chuahoangphap.com.vn/default.php

    Trả lờiXóa
  16. Không ai cho gì cả thì sư sãi đói sao anh? bà nội em lúc trước tu ở am nhỏ xíu gần rừng, chả có ai cho gì cả nên em bị đói đấy. Cứ phải đợi ba em mang lương thực lên viện trợ. Đã thế em nhớ có lần ba em cố tình mang gà lên cúng cô hồn xong rồi cho em chén luôn, em có được chén đâu? đám con nít chúng nó giựt chạy mất à, mình đã nghèo có đứa còn nghèo hơn!

    Trả lờiXóa
  17. Anh: Tết anh đi Phủ Tây Hồ, chen nhau bẹp cả ruột. Chẳng biết lế bái thế nào nữa vì đông quá. Hàng quán bán ầm ĩ hai bên đường. Giá gửi xe ô-tô tới 30 ngàn VND lận. Cảm giác như chẳng còn gì là chốn thanh tịnh nữa ấy. Anh cũng thấy các đền chùa ở Saigon tổ chức tốt hơn hẳn đấy em ạ!

    Trả lờiXóa
  18. Anh: Mà quên anh chưa nói. Nhiều nơi mình còn phải đối mặt với đội ngũ ăn mày, ăn xin, bán hương, đồ vàng mã... rất là mệt!

    Trả lờiXóa
  19. DHP: Có lẽ là do dân mình quá đông nên chỗ nào cũng chen lấn đấy em ạ!

    Trả lờiXóa
  20. Nặc Danh: Thảo nào mà em có nhớ, đã có năm Chùa Hương có tới gần 50 cái động, đền giả do dân họ tự lập để lấy tiền công đức. Sau phải dẹp mãi mới hết. Không biết năm nay có phát sinh cái nào không nữa. Hic

    Trả lờiXóa
  21. HwoangNguyen: Hi hì! Đi chung với Titi hả. Anh thì thích rồi. Còn Titi thì sao đây ạ?

    Trả lờiXóa
  22. Lu: Ý anh muốn nói là công đức cho nhà chùa thì cũng đừng có mà lấy tờ 500 đồng, 200 đồng, 1000 đồng cài vào chân tay tượng Phật, hoặc vứt tùm lum ra đó. Có hẳn một ban tiếp nhận cơ mà. Ủng hộ thì cũng nên năm ngàn, 10 ngàn đi. Có điều kiện hơn thì càng tốt. Mấy cái đồng bạc lẻ kia, vừa mất mỹ quan, mà vừa chẳng có ý nghĩa gì em ạ!

    Trả lờiXóa
  23. Úi, anh HN hứa ròi nhá. Khi nào em vào Sg sẽ ới anh bằng được. ANh Thụy có đi chung thì em cho ké thôi mừ :-D

    Trả lờiXóa
  24. Theo em thì ngôi Chùa linh thiêng nhất chính là trong Tâm của mình.Rất nhiều người đi chùa mà không hiểu phải làm thế nào mới đúng.Tu tại gia chưa được thì ra chùa phỏng có ích gì.Bọn em may mắn được làm phim tài liệu về Phật giáo VN phục vụ Đại lễ phật đản quốc tế năm 2008 nên cũng được tiếp xúc với các bậc cao tăng, do vậy cũng ngộ ra được nhiều điều.Phật giáo khác với Thiên chúa giáo ở chỗ ai thích thì đến, đến rồi không thích thì có thể ra đi, cái đó chính là chữ Duyên.Nhưng chính vì sự tự do đó mà đến chùa ta thấy nhiều cảnh chướng tai gai mắt, văn hóa ngày càng xuống cấp.
    Em sinh ra và lớn lên mấy chục năm ở HN nhưng cuối cùng phải rời bỏ HN vào SG vì cảm thấy cuộc sống ở HN ngột ngạt quá.Con người sống với nhau đầy bon chen, ích kỷ, có những người tham lam cả một chỗ đứng trong buổi lễ ở chùa thì thử hỏi đi chùa làm gì chứ.SG có nhiều thứ tiến bộ hơn HN.Thời tiết dễ chịu,ra đường ít nghe nói tục, chửi bậy, con người sống dễ gần, hiền hòa hơn...Dự buổi lễ cầu an tại chùa mới thấy văn hóa SG và HN quá nhiều cách biệt.Nếu ai vào SG hãy đi vào dịp lễ Vu lan để thấy rằng ta quá hạnh phúc vì còn đủ cha và mẹ...Xúc động rơi nước mắt khi nghe Sư thầy giảng giải về Đạo Hiếu và nhìn thấy những bông hoa màu trắng cài trên ngực áo của một số người đã không còn cha hoặc mẹ.Em thì hạnh phúc hơn vì được cài hoa đỏ.Nhìn các em thanh niên mặc áo dài trắng rước nến, các bé tuổi còn nhỏ mà đã thuộc các bài kinh, các bác, các anh lớn tuổi đứng trang nghiêm dự lễ, giọng đọc kinh trầm đều của các bà các chị.Ước sao Hà Nội mình .....
    Năm ngoái em đã gặp Thiền sư Lê Mạnh Thát xin ý kiến về việc làm phim chủ đề Phật giáo.Cụ và giáo hội rất đồng tình chỉ có điều em chưa biết cơ duyên mình đến đâu, có làm được hay không vì đề tài quá khó.Mỗi tập phim là một câu chuyện đơn giản qua đó chuyển tải được giáo lý nhà Phật...
    Hai chữ đơn giản mà sao khó quá anh ơi!

    Trả lờiXóa
  25. Titi: Nói lời thì giữ lấy lời đấy nhé! Em nhớ đấy nhé!

    Trả lờiXóa
  26. ycine: Có câu " Thứ nhất là tu tại gia. Thứ nhì.... thứ ba tu chùa". Hình như thế, đúng không em? Anh quên mất mấy từ mà nghĩ mãi không ra. Hic!
    Đúng là vì sự tự do của Phật giáo mà nhiều cảnh ngang tai trái mắt đang diễn ra. Việc chen chúc nhau, găm tiền vào chân, tay tượng Phật, tổ chức chơi cờ bạc, đỏ đen... là một trong những biểu hiện ấy.
    Anh biết, vì cũng có thời gian 4 năm sống ở Saigon, lễ Vu Lan trong ấy hay hơn ngoài này nhiều. Trang nghiêm, xúc động và đơn giản là có trật tự, trên dưới đàng hoàng.
    Lần đầu tiên nghe em nói hai chữ đơn giản mà quá khó. Ngẫm ra, thật là chí lý!

    Trả lờiXóa
  27. @Ycine: bạn nói rất đúng. Mình chỉ thích tu tại gia, hong thích tu tại chùa. Hà hà...

    Trả lờiXóa
  28. Anh Thụy khỏi lo vụ chùa Hoằng Pháp. Em thích chơi với người quân tử chỉ vì câu Quân tử nhất ngôn đó :-)

    Trả lờiXóa
  29. Titi: Hì hì! Sao anh thấy người ta bảo Quân tử nhất ngôn là quân tử...dại mà!

    Trả lờiXóa
  30. HwoangNguyen: Xem trên website của Chùa Hoắng Pháp mới thấy thật là hoành tráng. Lần đầu tiên anh thấy trang web của một ngôi chùa làm chuyên nghiệp, đẹp và nội dung phong phú, hay đến thế!
    Cám ơn HN nhé! Hẹn sẽ gặp ở Saigon!

    Trả lờiXóa
  31. Ở VN đi chùa mới thấy nước mình đã nghèo mà lại rất phung phí. Vàng mã, tiền âm phủ đốt không ngừng. Chỉ cần đứng một lúc gần nơi đốt là thấy mức năng lượng bị tiêu phí như thế nào. Còn chưa kể đến hương đốt nữa. Đốt nhiều quá nhà chùa phải đem vứt đi dù hương chưa cháy hết :-(
    Tôi có cảm tưởng hình như người mình hay có thói chạy theo phong trào. Người khác làm gì mình cũng phải thực hiện như vậy và có khi còn làm hơn thế. Liên tưởng đến phong trào đi chơi golf. Chẳng có nước nào nghèo mà lại có tỷ lệ sân golf nhiều như ở VN. Trong khi sân chơi cho các môn thể thao thông dụng khác cho cả trẻ con như bóng đá, cầu lông, bóng bàn,... lại không được phát triển.

    Trả lờiXóa
  32. ntd: Đúng là như vậy! Người ta hay nói cái kiểu phong trào ấy là tâm lý bầy đàn. Anh đốt hương, tôi đến mà không đốt thì thiệt à?
    Còn golf thì bạn nên hiểu là có một số đại gia mới nổi, kiên quyết nghĩ rằng đất nước mình đã giàu có rồi nên mới làm thế thôi. Mình đã có lần đi theo một đoàn chơi golf kiểu thế, đi ăn theo thôi chứ mình không biết chơi, thì nói thật là thấy kệch cỡm lắm!

    Trả lờiXóa
  33. Em sợ chơi với người khôn lém. Anh thử tra từ điển xem từ khôn nó dư lào. NGười quân tử dù đôi khi mang tiếng dại, nhưng mừ đó là giả dại đó anh kè kè kè...

    Trả lờiXóa
  34. Titi: Chí lý, chí lý! Em không nhớ có câu "Người khôn ăn nói dở chừng. Để cho người dại nửa mừng nửa lo" đó à?

    Trả lờiXóa