Thứ Ba, 21 tháng 6, 2011

VÒNG NGUYỆT QUẾ



Cuộc thi đã được tổ chức hàng chục năm và được đánh giá là một trong cuộc thi thành công nhất dành cho lứa tuổi học sinh. Phần thưởng của người thắng cuộc là vòng nguyệt quế và khoản tiền 35,000 USD cho một suất học bổng đại học ở nước ngoài.

Càng về những năm gần đây, cuộc thi càng căng thẳng. Người thắng cuộc năm nào cũng thấy có vấn đề. Có nhiều nguyên nhân, nhưng có lẽ nguyên nhân nào cũng bắt nguồn từ chính sự thắng-thua đã lên tới mức vượt ra khỏi khuôn khổ của phạm vi giáo dục và học hành.

Khoản tiền lớn được sử dụng làm học bổng ở nước ngoài là niềm mơ ước của hầu hết các em học sinh phổ thông. Với sự cổ vũ thái quá của bạn bè và đặc biệt là của người lớn, cuộc thi đã không còn dừng lại ở mức phong trào học tập, rèn luyện trí lực và nhân cách con trẻ nữa. Nó đã mang màu sắc ăn thua đủ của một cuộc chiến đấu giữa các đấu sĩ.

Nhân kỷ niệm một chặng đường dài của cuộc thi, ai đó đã làm một phóng sự tìm lại những trường hợp thắng cuộc, xem hiện tại, những nhà vô địch đang làm gì? ở đâu? Thật ngạc nhiên là phần lớn trong số đó đang ở lại nước ngoài học tập hoặc làm việc. Rất ít những người thành đạt trở về đất nước mình.

Tôi không có ý định phản đối cuộc thi, cũng không tỏ ý nghi ngờ gì về năng lực của các bạn trẻ. Điều tôi băn khoăn là với cách thức tổ chức thi nock-out như vậy, với tinh thần của các chiến binh ra trận như tên gọi của cuộc thi như vậy, và cuối cùng, với khoản tiền lớn lù lù trước mắt như vậy, chúng ta có mang lại điều gì thực sự tốt đẹp cho con trẻ hay không?

Có nhất thiết phải xem giáo dục như một chiến trường và học sinh là các chiến sĩ cảm tử?



18 nhận xét:

  1. Em thấy vấn đề lớn là ở chỗ: mọi người cứ đánh đồng 1 trò chơi với 1 cuộc thi trong cách đánh giá những người thắng cuộc này :P

    Trả lờiXóa
  2. Em đồng ý với bạn Tung H, đây là một cuộc thi nhưng thực chất là một cuộc chơi mà tiêu chí là trí tuệ và kiến thức cho lứa tuổi học sinh, người thắng cuộc được giải tính bằng tiền.

    Thường khi các em gia đình có điều kiện cho đi du học tự túc thì đã không có sự máu me thi đấu giành 35.000 USD học bổng. Em chưa đọc bài phóng sự hậu Olimpia ấy nhưng cá nhân em cho rằng nếu các em sử dụng phần thưởng (suất học bổng) một cách hữu ích, học tốt, tự lập tốt và thành đạt từ suất học bổng ấy thì đó chính là 'điều tốt đẹp' mang lại rồi, bất kể các em chọn sống ở đâu.

    Chuyện du học sinh (cả diện học bổng và tự túc) học xong có về nước hay không lại là một đề tài khác anh ạ, liên quan đến nhiều chuyện lắm: Định hướng công việc/ cuộc sống/ điều kiện làm việc, phát triển/ sự gắn kết gia đình, nguồn cội....

    Trả lờiXóa
  3. em đồng ý với anh, cuộc thi từ chỗ một sân chơi tri thức đã thành một cuộc chiến sống mái, mất hay

    Trả lờiXóa
  4. he he, hôm nay hên qué, tự dưng anh Thụy post bài em đọc được nè, còm cho một phát nhé. Cuộc thì gì mờ trẻ em ăn thua đủ như ra đấu trường đấu bò thế anh?

    Trả lờiXóa
  5. Ồ thì ra là cuộc thi Olympic. Chẹp, chuyện tha hương, kẻ ở lâu lại muốn quay đầu về núi, còn người mới sang thì lại muốn ra đi ;))

    Trả lờiXóa
  6. Cứ cho là cuộc đấu khốc liệt đi thì cũng đâu sao, bác, nếu sau đó không có đấu sỹ nào bị thương và (các "đấu sỹ")cùng lớn lên sau một kỳ (như)sát hạch hoặc trò chơi tri thức (với điều kiện Ban tổ chức, ban giám khảo là vô tư, khoa học và khách quan - chuẩn).
    Còn chuyện các nhà vô địch lưu vong thì thực ra chúng ta (xã hội) phải coi lại mình chứ chẳng thể trách họ, bởi họ luôn có quyền lựa chọn.

    Trả lờiXóa
  7. Anh ạ, đã thi thì luôn gồm các đấu sĩ.

    Giải thưởng không chỉ có 35.000 ấy mà còn rất nhiều thứ hữu hình và vô hình kèm theo cho cả đấu sĩ chiến thắng, trường PTTH và... nhà đài.

    Một chương trình như Ô. là còn quá ngon lành, có tính giáo dục và đáng xem so với nhan nhản ctrình khác ngay trên VTV. Em nghĩ thế cũng tạm :D

    Trả lờiXóa
  8. Mặc dù Olympia còn nhiều vấn đề và em không thích một số điểm trong khâu tổ chức, nhưng em cũng thấy là nó còn khả dĩ xem được trong đống hổ lốn phát sóng trên truyền hình.
    Em nghĩ 35 nghìn đó nên chia thành 4 suất: Giải nhất 15, giải nhì 10, hai giải 3 mỗi giải 5 nghìn thì hay hơn. Vì các em vào chung kết đều xứng đáng.

    Trả lờiXóa
  9. giáo dục như một chiến trường và học sinh là các chiến sĩ cảm tử - ở VN bi giờ đúng là thế mà anh :-P

    Trả lờiXóa
  10. Tung H: Giá mà mọi người cứ để nó làm một trò chơi của học sinh thì có lẽ hay hơn nhiều!

    Trả lờiXóa
  11. Lana: Chuyện ở lại hay không đúng là liên quan đến nhiều vấn đề. Anh đồng ý với em thế! Nhưng cái tổng kết kia cũng cho thấy tinh thần của cuộc thi không như người ta đã từng mong đợi!

    Trả lờiXóa
  12. Đàm Hà Phú: Và năm nào cũng ì xèo về kết quả, đáp án, người thắng cuộc...

    Trả lờiXóa
  13. Lu: Anh còn được biết có địa phương đón em nào chiến thắng như đón trạng nguyên vinh quy bái tổ ấy cơ mà!

    Trả lờiXóa
  14. Chu Nam Cương: Đồng ý là họ có quyền lựa chọn bác ạ! Thế mới đáng nói về cái mục đích của cuộc thi chứ bác!

    Trả lờiXóa
  15. An Thảo: Phức tạp nhỉ? Còn là bộ mặt và thương hiệu của trường nữa phải không? Mà của cả làng xã, cả tỉnh nữa ấy chứ!

    Trả lờiXóa
  16. VMC: Ừ nhỉ, sao không ai nghĩ ra những giải ấy nhỉ? Thế hay hơn chứ!

    Trả lờiXóa
  17. Titi: Thì thế, toàn thấy các báo, đài đưa tin trường này 1 chọi 50, trường kia 1 chọi 35, chẳng hăng hái như chiến sĩ là gì?

    Trả lờiXóa
  18. chuyện này có từ lâu và hình như con người đã quen với những việc như thế này rồi anh ạh.

    Trả lờiXóa