Thứ Hai, 18 tháng 10, 2010

EM MONG CHỜ MÙA THU



Háo hức với 6 đĩa nhạc tuyển tập các bài hát về Hà Nội nhân kỷ niệm Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, vậy mà chưa gì đã ăn ngay một quả thật chẳng ra làm sao. Bài Thu Quyến Rũ của Đoàn Chuẩn-Từ Linh. Một giọng ca nữ the thé cất lên “Em mong chờ Mùa Thu…”. Trời đất ơi! Có nghe nhầm không đây?

Nghe thêm một đoạn nữa, đúng là không hề nhầm. Người ta cố tình hát như vậy. Đơn giản là như thế này: Bài hát nguyên gốc bắt đầu bằng “Anh mong chờ Mùa Thu…”. Bài này mà Tuấn Ngọc hát thì miễn chê. Nhưng đây là bản soạn cho giọng ca nữ. Vì thế, chắc là cả người hoà âm lẫn ca sĩ chỉ nghĩ đơn giản là phải bắt đầu bằng “Em mong chờ Mùa Thu…”. Thế thôi!

Đơn giản thế nhưng người nghe thì không thể nào nuốt nổi. Lẽ ra thì nên để một giọng ca nam. Nhưng nếu có thích nữ, chuyển soạn cho nữ thì cũng không nên, không được và không thể chuyển cái ngôi nhân xưng hay đến thế ở đầu bài hát. “Anh mong chờ Mùa Thu…”. Nỗi khắc khoải đến tương tư của người con trai với Mùa Thu của sĩ tử đến trường, của mùa cây trút lá, của hoài niệm về những ngày tươi đẹp, nóng bỏng sắp sửa đi qua… giờ đây được sự sáng tạo của ai đó làm cho cụt lủn.

Mùa Thu vẫn được hiểu như biểu tượng của người thiếu nữ đến độ chín nhất. Sớm một tí thì còn xanh mà quá một tí nữa thì đã ngả sang vàng. Thời khắc giao mùa của tạo hoá như những ngày sắp sửa đi qua của một đời người. “Mùa Thu đã qua rồi còn gửi lại. Một ít buồn trong gió trong mây. Một ít vàng trong nắng trong cây. Một ít vui trên môi người thiếu nữ”. “Chiều nay có Mùa Thu đi về. Buồn vương mây ngàn giăng khắp lối. Mùa Thu bơ vơ đến bên trời. Ru tóc em suối nguồn. Gọi hồn hong gió thu buồn”… Hãy để cho ngôi nhân xưng là anh hát về Mùa Thu chứ!

Việc chuyển ngôi nhân xưng tuỳ tiện trong các ca khúc đã được nói đến nhiều. Tiếc thay, nó chẳng ngấm vào ai cả. Ca sĩ là người chuyển tải thông điệp của bài hát chứ có phải là chủ thể để thể hiện cái thông điệp đó đâu. Tôi nhớ không bao giờ quên một câu chuyện về chuyển ngôi nhân xưng làm thay đổi toàn bộ quan điểm, tư duy về bài hát. Đó là ca khúc Em Đến Thăm Anh Một Chiều Mưa của Nhạc sĩ Tô Vũ.

Tô Vũ kể rằng thời điểm đó, ông đang tham gia một đội tuyền truyền gì đó ở Hải Phòng. Một bên là đội nữ và một bên là đội nam. Thông thường thì chiều tối nào, sau khi cơm nước xong, các chàng cũng sang bên phòng của đội nữ để chơi. Hôm đó, trời mưa tầm tã. Các chàng ngại quá định không sang thì lại thấy các nàng sang. Cảm động quá, nhạc sĩ viết ca khúc này. Cái đáng kể nhất, làm nên tinh thần bài hát nhất là Em, vâng, Em đến thăm chứ không phải là Anh đến thăm. Thế mà cứ bạn nữ nào hát là đổi ngay ngôi nhân xưng thành Anh đến thăm… Người nghe nhiều khi phát khóc.

Thế cho nên nghe Em mong chờ Mùa Thu trong ca khúc Thu Quyến Rũ ở tuyển tập kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội tự nhiên thấy nản. Nhưng biết làm sao bây giờ. Một sự kiện lớn khó tránh khỏi vài hạt sạn. Chỉ tiếc là cái hạt sạn này lại nằm đúng trong một trong những bài hát hay nhất, đẹp nhất về Mùa Thu Hà Nội mà thôi.



15 nhận xét:

  1. Bác Thụy thật xứng ngồi ngế BGK.

    Trả lờiXóa
  2. Hị hị, phụ nữ ko nên và bao giờ nên thích và mong chờ mùa thu. Vì chử "thu" nó chỉ đẹp và tô điểm cho người đàn ông thêm nét quyến rủ, đa tình, lãng mạng hơn thôi. Thậm chí khi người đàn ông rên xiết đông về thì càng làm họ hấp dẫn hơn và quằn quại hơn :))

    Ngược lại, phụ nữ never và never ví mình là chiếc lá thu, hay cơn gió heo may lạnh lùng. Lí do, nó chỉ tạo nên cảm giác một thời đã qua, lửa đã tắt, mọi thứ chuẩn bị bay về trời theo cơn gió đông.
    Đàn ông, theo thời gian càng là rịu vang loại ngon đặc biệt, còn phụ nữ càng dể lâu thì càng oi như giấm chua, ko xử dụng được :)))
    Túm lại, các nhà văn, nhà thơ, nhà sọan nhạc, nên dùng hai mùa xuân và hè để tán tít về phụ nữ, và thu đông để cho các ông than thở lạnh bụng lạnh lưng.
    Các ông lạnh thì cần có lửa hồng sưởi ấm, đưa chi thêm một gió thu đông èo uột thổi vào, làm các ông lại rùng mình...sớm bay dìa bên kia thế giới hơn ;))

    Trả lờiXóa
  3. Em đến thăm mới là đỉnh của bài hát hả anh?Em thiệt thán phục anh ghê, bận lu bù mà văn hóa nghệ thuật, công nghệ, giao tiếp....cái gì anh cũng biết hết.

    Uh, mà theo Lu thì phụ nữ càng để lâu càng giống giấm chua, hichic....tối qua coi Paris by night 100 bên nhà cousin thấy cô Hạnh Phước già quá chừng mà còn thấy đẹp lắm mà Lu, cưới Đơn Dương đẹp trai, phong độ nữa đó.

    Trả lờiXóa
  4. Phụng : ặc, Lu ko thích nét bà này, trông giả tạo vì sửa chữa nhiều quá. Máy móc sửa nhiều sẽ chạy ko smooth, thỉnh thoảng sẽ kẹt đạn.

    Yên tâm đi, có bạn Pat mỗi ngày ca ngợi Phụng, "em là mùa xuân của đời anh, là chim ca, là suối hát, em là tất cả, tất cả là em"...thía là đủ xài roài, chấp hết tất cả các thể loại thu tàn đông tận, right?

    Trả lờiXóa
  5. Bác Tô Vũ có mỗi bài này đỉnh. Công nhận là nghe lí do sự ra đời của bài hát rất hay. ANh em cảm động vì được chị em không ngại đường trơn đến tận nơi chăm sóc. Cơ mờ em vữn thích các anh đến thăm cơ. Đó mới là qui luật tự nhiên :-D

    Chắc nữ ca sĩ cũng giống em, anh thông củm đi nào, nào :-D

    Trả lờiXóa
  6. Mùa thu ngấm đến anh cả của chúng ta rồi. Đọc entry này thấy đầy chất thơ anh ơi.
    Thu quá.

    Trả lờiXóa
  7. Hai bài ấy mà đổi nhân xưng thì coi như hỏng, vấn đề là cả một ekip biên tập, phối âm lẫn ca sĩ đều không nhận ra là nó hỏng mà còn cố hát, thiệt tình

    Trả lờiXóa
  8. Phung Tran: Ừ, cái đoạn nói về phụ nữ càng để lâu của chị Lu nghe có vẻ làm chị em buồn quá nhỉ?

    Trả lờiXóa
  9. Titi: Đương nhiên rồi, phải thông cảm chứ em! Nhưng chắc là nhiều ca sĩ không hiểu đâu em ạ!

    Trả lờiXóa
  10. Đàm Hà Phú: Anh còn nghĩ là họ cố tình làm thế cơ! Hic

    Trả lờiXóa
  11. Anh, em hỏng có buồn, em thuộc loại phụ nữ để hơi bị lâu rồi nè, heheh...nhưng em gái vẫn cứ iêu đời, không gặp được bạn Pat là rm ở vậy luôn cho khỏe, học xong, ra trường đi làm tình nguyện. Sướng!

    Trả lờiXóa
  12. Phụng : buồn giè, thấy Lu ko? cũng ế chổng ế chơ hơi bị lâu chẳng ma nào thèm mà có seo đâu? vẫn tí tởn đi du lịch tứ xứ rồi nà ná na =))

    Trả lờiXóa