Sinh ở Việt Nam nhưng từ bé đã sống ở nước ngoài với gia đình, cô nói được tiếng Việt tốt là nhờ công lao của bà ngoại ngày nào cũng dạy. Kỷ luật bắt buộc ở nhà cô là như vậy. Ra đường thì cứ việc tiếng Tây nếu muốn, còn đã về nhà là tiếng Việt. Cứ thế mà làm.
Để con gái luôn tự hào khi nói câu “Tôi là Người Việt Nam” ba mẹ cô cứ mỗi năm cho cô về nước một lần. Lúc thì đi chơi, lúc thì tham gia một hoạt động nào đó, có lần chỉ đơn giản là về thăm họ hàng. Nhưng năm nào cô cũng về và từ khi qua tuổi 17, ba mẹ cô thường bắt cô về nước một mình.
Năm nay, theo kế hoạch thì chỉ đơn giản là cô về thăm bạn bè, họ hàng. Nhưng rồi bùi tai nghe bạn bè lôi kéo, cô tham gia vào một đoàn cứu trợ lũ lụt ở Miền Trung. Lúc đi, cô chẳng nghĩ gì ngoài việc nếu ở nước ngoài, cô cũng thường tham gia các công tác từ thiện như thế. Đi cho biết. Xong việc thì về. Thế thôi!
Nhưng cô không ngờ những biến cố trong chuyến đi ấy đã làm thay đổi cô thật nhiều…!
1
Hôm đầu tiên, cả đoàn đi thăm lán, nếu có thể gọi là như thế, của những người dân bị lũ cuốn trôi mất nhà cửa. Nhìn cảnh tạm bợ, cơ hàn của những người dân không chốn nương thân vì nước lũ, cô bùi ngùi xúc động. Nhưng cảm xúc ấy cô cũng đã trải qua vài lần trong những chuyến từ thiện ở nước ngoài trước đây.
Đầu giờ chiều, cô gặp một bé gái lên 7 tuổi. Cha mẹ bé đều đã mất. Em đang ở với bà nội đã già yếu và mắt kém. Được giới thiệu là bé có hoàn cảnh thương tâm nhất vùng ấy. Không hiểu sao, cô xung phong dẫn bé về nhà, theo đoàn của những người dân từ lán trở về làng cũ, khôi phục lại cuộc sống sau trận thiên tai lịch sử.
Con bé đã 7 tuổi nhưng còm nhom, bé loắt choắt. Chỉ có đôi mắt tròn xoe, buồn thẳm là sáng ngời vẻ thông minh và thân thiện. Đi được chừng hơn cây số, cô bế bé lên tay. Và cứ thế bồng suốt cả đoạn đường còn lại để về nhà.
Gần 4 giờ chiều, cô và những người cùng đoàn mới tới được làng. Nhà cô bé chỉ là còn lại một mảnh đất với vài khúc tre ngập điêu tàn. Cô ngồi bệt xuống đất, mặc kệ bùn, đất, và bao nhiêu thứ bẩn nữa bám vào chiếc quần jean xanh mốt nhất. Tay chân rã rời, cô quay sang cô bé. Có cái gì đó như thân yêu, như gần gũi mà cô chưa bao giờ thấy được. Cô ghé tai bé thầm thì: “Cô mệt lắm, con có thương cô không?”. Hỏi chỉ định để cho có hỏi, cho có thái độ quan tâm thôi, cô không ngờ bé quay sang, ghé sát tai cô, nói giọng Miền Trung như gió thoảng: “Con có! Con thương cô!”.
Cái giọng nhẹ như gió thoảng ấy làm cô như thấy có luồng điện chạy qua người. Cô ghì chặt bé vào lòng, hôn lên mái tóc bẩn, bết bùn và chua chua mùi mô hôi nhiều ngày chưa được tắm ấy. Một cảm giác thật lạ dâng lên. Cô thấy mình bống trở thành người lớn, bống thấy mình có bổn phận và cảm thấy vui khi có thể che chở, có thể làm chỗ dựa được cho người khác.
Chờ đội tình nguyện làm xong căn lều tạm, cô nhận chút lương thực gồm ít hộp sữa tươi, mấy gói mì ăn liền, bộ quần áo, thuốc men… về cho cô bé và đêm đó, hai cô cháu ngủ ngay trong căn lều tạm để ngày mai đưa bé đến lớp học trong làng. Chiều mai, chuyến công tác từ thiện sẽ kết thúc.
Sáng hôm sau…
Lớp học của cô bé ồn ào nhận lớp. Bàn ghế còn ẩm nước, nền nhà đâu đó còn chưa thật khô nhưng cô giáo đã đến nhận đàn con học sinh của mình. Mỗi cháu lại được nhà trường phát thêm 1 gói mì ăn liền và hộp sữa.
Nhìn bé tay cầm gói mì ăn liền và hộp sữa như cầm một báu vật, cô quỳ xuống bên chiếc bàn học, để cho gương mặt thanh tú của mình gần nhất với bé. Cô nói: “Cho cô xin một miếng nào! Cô đói quá!”. Ngần ngừ một thoáng, con bé bóc gói mì, bẻ một miếng nhỏ đưa cho cô. Vẻ mặt bé vừa tiếc nuối, vừa thân thiện. Cảm động, cô bỏ miếng mì vào miệng nhai.
Trời đất ơi! Chưa bao giờ cô ăn uống kiểu như thế! Có cái gì đó vừa mằn mặn, vừa bùi bùi, vừa hôi hôi. Cô bỗng thấy vai mình rung lên nhè nhẹ. Cô gục đầu xuống bàn, nức nở thành tiếng: “Con gái tội nghiệp! Con có thương cô không?”. Vẫn cái giọng Miền Trung nhè như gió thoảng ấy, con bé cũng nức nở: “Con thương cô! Con không muốn cô đi đâu. Con sợ mất cô!”. “Ừ, cô thương con, lát cô phải đi rồi, cô sẽ gửi bà ít tiền cho con nhé! Cô sẽ quay lại với con. Con đừng sợ!!”.
2
Vừa check in xong thì cô thấy chuông điện thoại. Màn hình báo tín hiệu số thuê bao chủ gọi ở nước ngoài. Chắc là mẹ rồi! Cô bấm máy. “Mẹ à, con gái đây! Vâng, con check in rồi. Sắp gặp mẹ rồi! Vâng, con có đi mẹ ạ! Thương lắm! Mọi người ở đấy thiếu thốn lắm mẹ ạ!”.
Ngập ngừng giây lát, cô nói tiếp: “ Mẹ ơi, con định xin mẹ một cái này. Mẹ hứa cho con nhé!” . “Con nói đi! Mẹ cho con mà!”. “Có một con bé tội nghiệp lắm mẹ ạ! Mất cả cha lẫn mẹ. Mới gần 7 tuổi thôi. Chuyến đi vừa rồi con chăm sóc cháu đấy! Mẹ cho con nhận cháu làm con nhé! Giờ mẹ cho con tiền nuôi cháu. Sang năm con ra trường đi làm có tiền lương, con sẽ nuôi cháu. Được không mẹ!”. “Con nghĩ kỹ chưa? Nếu con đã nghĩ kỹ rồi thì mẹ đồng ý”. “Con nghĩ kỹ rồi mẹ ạ! Con gái cám ơn mẹ nhiều lắm!”.
Tại sao A có thể vít 1 câu chiện hay và cảm động thía này khi... chưa bao h gặp nhân vật chính chứ?
Trả lờiXóaThế mới tài! Nhân viên mà không biết sếp mình tài là... vớt :))
Trả lờiXóaEm cũng có ý định muốn nhận mấy đứa nghèo ko cha mẹ làm con nuôi thế này. Luật ở VN bắt đầu cho nhận rồi thì phải, với điều kiện đừng có người lớn đứng phía sau chúng nó lợi dụng tiền bạc thì em ko thích. Cứ như đứa bé này là vô tư nhất, có thể làm giấy tờ con nuôi, rồi mang nó đi sang nước ngoài lo lắng cho nó ăn học nên người.
Trả lờiXóaEm thích làm ra một đội con nuôi thế này, rồi em xem đứa nào có năng khiếu gì thì em tập trung huấn luyện chúng nó. Sau này, chúng nó sẽ tập trung dìa mừng tuổi mẹ Lu, đứa nào cũng thành tài là...mẹ Lu khoái chí!
Trả lờiXóaCô gái là ai đấy anh?
Trả lờiXóaTrời, đảng viên lão luyện, coi chừng cả trâu lẫn nghé đó nha :))
Trả lờiXóaSao anh có nhiều câu chuyện hay vậy anh?
Trả lờiXóaLu, P nghĩ thủ tục chắc k khó đâu LU. Nhưng sợ thủ tục ở Mỹ thôi. Nghe nói phải xét đủ thứ hết áh.
Cô gái này có tấm lòng đáng trân trọng. Hy vọng cô sẽ làm cho em bé kia hạnh phúc :-)
Trả lờiXóaLu ơi! Nhận con nuôi không đơn giản tẹo nào. Lu thật tốt bụng nhưng sẽ vất vả lắm đấy :-(
Con gái bác à? Đây là việc "Tích Đức" đấy bác, tốt vô cùng. Ủng hộ, ủng hộ, ủng hộ!
Trả lờiXóaPhụng : luật nhận con nuôi ở VN thì chắc ko khó lắm đâu, các bác bên nhà cũng khuyến khích người Việt ở ngoài nước phụ giúp phần nào hay phần nấy mà.
Trả lờiXóaCòn bên Mỹ thì Lu nghĩ ko có vấn đề gì cả. Luật pháp Mỹ coi thế mà rạch ròi đâu ra đó. Nhận con nuôi thì luật sư có thể làm giúp cho mình thủ tục.
Muốn bảo lãnh một người sang Mỹ thì phải chứng minh thu nhập của mình đủ lo cho người đó ăn ở. Thí dụ, mỗi tháng người già được chính phủ cấp tiền nuôi dưỡng là gần 800 dollars, nhân cho 12 tháng thì 1 người cần khoảng gần 9 ngàn dollars 1 năm.
Nếu apdapt khoảng 3 đứa con nít thì nhân lên mỗi năm mình có trong tài khoản thừa con số là 27 ngàn dollars. Đó là tài chính, còn mặt luật pháp thì mình sẽ bảo đảm lo lắng nuôi nó và chịu trách nhiệm mọi hành vi của đứa bé đến khi nó 18 tuổi.
Học trung học ở Mỹ không tốn bi nhiu tiền đâu. Khi đứa bé lên đại học thì bắt đầu 18 tuổi, mình có thể cho nó tự lập kinh tế. Điều này rất lợi ở Mỹ, vì chính sách chu cấp tiền học cho sinh viên lifetime là từ 5 đến 8 năm. Chỉ cần chúng nó làm phụ trội part time ở thư viện, hay đâu đó mỗi năm dưới 7 ngàn dollars khai thuế, thì chính phủ sẽ cấp cho nó mỗi năm gần 20 ngàn dollars ăn học.
Khi nó lên đại học rồi thì mình chỉ việc đi theo động viên, và hướng nghiệp cho chúng nó thôi. Chính sách nhà nước tốt thế thì tội gì mình không để người mình hưởng? sau này chúng nó học thành tài ra trường đi làm, thì chính phủ sẽ oánh thuế thu nhập lại thôi mờ.
Cô gái này ko thể tự đứng ra nhận con nuôi vì chưa đủ khả năng tài chính, và tuổi đời còn nhỏ 17, 18 thì Mỹ sẽ cho rằng cô ta ăn tiền mua thẻ xanh đưa người đi lậu. Phải có bố mẹ đứng ra sponsor giùm. Thấy thế thôi chứ luật pháp Mỹ rất dễ deal Phụng à.
Ti Ti : chẳng phải Lu tốt bụng cái chi chi cả. Lí do là vì anh Bố Bi bên FB bẩu rằng, tướng Lu mờ oánh tạ thế thì dám sống thọ đến hơn cả trăm tuổi lận.
Trả lờiXóaLu nghe thế thì giật mình, vì 65 tuổi Lu về hiu rồi mờ còn sống thọ tới hơn 100 tuổi thì hơn 40 năm đó mần gì? thế nên Lu oánh đu theo bác Hồ câu "10 năm trồng cây, trăm năm trồng người" :)
10 năm trồng cây thì dứt khoát là trồng cây nho mần rịu roài. Già rồi, ko có chiện gì mần sẽ nhàn cư vi bất thiện. Lu định hòa nhập ngược lại từ từ, vì đi cũng hơn 15 năm roài. Sau đó Lu sẽ dế mèn từ nam ra bắc tìm xem con nuôi của Lu nó đang ẩn dật ở đâu mờ bốc chúng nó dìa.
Lúc đầu cũng tham giống ba Lu định chơi một tiểu đội đá banh 12 đứa. Nhưng roài si nghĩ kỹ thì 12 đứa mờ dẫn chúng nó đi du lịch có mờ nghèo. Chỉ ở được khách sạn ngàn sao thoai. Quyết định cuối cùng là liệu cơm gắp mắm, vi vu 3 miền nhặt đúng 3 đứa thôi. Lu sẽ nickname cho chúng nó là Bắc, Trung, Nam. Ba anh em nó sẽ ở chung một nhà mí nhau. Lu sẽ tập trung đủ 3 miền cho nó oách.
Sau nì già roài Lu đi du lịch sẽ có 3 đứa nó kéo valise cho Lu. Lu định sẽ cho mỗi đứa học một nghành khác nhau, một đứa kỹ thuật, một đứa y thuật, và một đứa nghệ thuật. Đúng ra tìm thêm đứa nữa giỏi mồm mép, cho nó học luật để mần chính chị za :))
Hị hị, khi nào chuẩn bị sự nghiệp trăm năm trồng người, thì Lu sẽ quà cáp sang nhà Ti Ti xin chuyên gia nuôi dạy con nít chỉ giáo cho Lu, thế nhe. Bi giờ phải để mẹ Lu đi tìm con của mẹ Lu trước đã. :))
hí hí...Lu oánh giá mình cao, mình cảm động quớ. Hí hí... thực ra, mình chỉ giỏi nịnh trẻ thôi. Bao giờ chúng nó hết tuổi ưa nịnh, võ của mình sẽ hết tác dụng à :-P
Trả lờiXóaLU: nuôi 3 đứa cho đến khi nó tốt nghiệp đại học thì cũng đủ đi ăn mày rồi LU, không cần đợi dẫn 12 đứa đi du lịch đâu LU. Nói chung, nếu số nghèo rồi thì 3 hay 12 gì cũng nghèo thôi hà, thôi ráng chịu đi hén. hahahah...
Trả lờiXóaPhụng : Được hào con thì mất hào của mờ ;))
Trả lờiXóaLu ơi, nhận con nuôi ở Mỹ không đơn giản như vậy đâu Lu. Lu phải đi học 1 khóa học của sở an sinh xã hội, phải thi đậu, không phải mình chọn con mà mấy đứa nhỏ nó chọn mình. trẻ phải là trẻ mồ côi và có văn phòng luật sư đứng ra lo thủ tục giấy tờ cho mình. Mà có chồng rồi dễ xin con nuôi hơn đó. Vì họ cũng muốn đứa trẻ sống trong 1 gia đình có đầy đủ cha mẹ và cân bằng tâm lý. Chuyện finacial suport chỉ là 1 chuyện thôi Lu. chuc Lu đạt được ý nguyện tốt của mình.
Trả lờiXóaHương : Lu có nghe chị luật sư nói về việc đi học lớp này, cũng như đi thi bằng lái xe thôi, ko có vấn đề gì đâu Hương.
Trả lờiXóaCòn nhận con nuôi dễ nhất, thì chị ấy bẩu là nên nhận làm khai sinh từ VN, có người còn nhận con cháu của mình khác họ từ VN sang để chúng nó đi học đó. Nhận mấy đứa ở Mỹ thì khó khăn hơn, nhưng Lu thì thấy ở Mỹ tụi nó đầy đủ rồi, có chính phủ lo hết cả.
Sau này Lu già rồi muốn nhận con nuôi ở VN thôi. Hợp thức hóa giấy tờ ở bên nhà thì nó nghiễm nhiên là theo quốc tịch của mẹ, và luật của Mỹ thì cha em con cái vợ chồng là ưu tiên một đi nhanh nhất. Chị luật sư bày Lu thế đó.
Luật nhập cư của Mỹ coi thế mà có những kẻ hở cũng dễ qua lắm. Nếu đứa con dưới 18 tuổi thì nó không thể sống xa mẹ được, và vấn đề nhân đạo được đặt lên hàng đầu. Chị ấy bẩu rằng đừng có làm chụp giựt, phải từ từ hợp thức hóa giấy tờ ở VN trước, sau đó đứa con mà ở một nơi, mẹ ở một nơi, ko ai chăm sóc thì Mỹ sẽ phải duyệt cho nó đi nhanh nhất vì Hương cũng biết là ở Mỹ trẻ em dưới 12 tuổi cha mẹ mà bỏ chúng nó ở nhà 1 mình ko có người lớn trông coi là bị thưa ra tòa.
Lu ơi, hay Lu nhận đỡ đầu trẻ mồ côi được không ? Nếu được mình với Lu nói chuyện với nhau qua email nhé ? Đ/c của mình là thangbanli@yahoo.com
Trả lờiXóaHuyền Nga: Kể một câu chuyện có thật thì cũng dễ hay thôi em!
Trả lờiXóaMC3: Làm sao mà có thể mất cả trâu lẫn nghé chứ!
Trả lờiXóaLu: Nhận nuôi con nuôi rất hay. Em nên nghĩ kỹ và nhất là xem nên làm như thế nào cho vừa có con nuôi, vừa làm được điều thiện em ạ!
Trả lờiXóaVMC: Một cô gái đang sống ở Mỹ em ạ! Em không biết cô ấy đâu. Không phải là người nổi tiếng đâu.
Trả lờiXóaPhung Tran: Thật tình cờ anh biết được câu chuyện này em ạ! Anh cũng thấy chuyện thật cảm động!
Trả lờiXóaTiti: Cô gái còn ít tuổi lắm. Và rất đáng quý em ạ!
Trả lờiXóaHN: Không, không phải con gái tôi đâu bạn ạ!
Trả lờiXóaLu, Hương Xưa, Titi và PTN: Đúng là nhận con nuôi không đơn giản. Nuôi chúng lại càng không đơn giản. Nhưng nuôi con nuôi, thấy mọi người nói cũng rất hay, nhất là đứa con ấy lại đang trong hoàn cảnh như cô bé trong bài viết này.
Trả lờiXóaEm cũng thương cô (bé) này lắm! Đùa tí, chuyện hay lắm anh ạ. Không hề giống những chuyện tương tự hay in trên báo. Cô gái này lạ thật. Anh viết bài này tài, ra hình dung về cổ rất rõ.
Trả lờiXóa@LU
Trả lờiXóaBạn ơi, tôi đang đi tìm người tài trợ cho dự án nuôi trẻ mồ côi đây này. Nếu LU có tâm thật sự thì liên hệ với tôi nhé
ngoinhatinhthuongvn@yahoo.com
Rất mong nhận được hồi âm của LU.
PTN & Nguyen Bao : Lu ko trực tiếp làm gì cả, mọi việc Lu đều hỏi qua tư vấn riêng của Lu. Có gì Lu sẽ hỏi và email lại cho các bạn nhé. Lí do, Lu ít ở VN thường, nên người tư vấn đó sẽ giúp cho Lu. Thanks các bạn.
Trả lờiXóaTHIỆN XUẤT PHÁT TỪ TÂM - HỌA XUẤT PHÁT TỪ MIỆNG
Trả lờiXóaNGƯỜI KHÔN NÓI ÍT LÀM NHIỀU.
Nặc danh : ha ha, bạn ko cần phải nói khích, Lu tự biết tiền của Lu nên đưa đi đâu :))
Trả lờiXóamới đọc một bài này trên báo,các mẫu đối thoại này,nói về 1 người đẹp hoa hậu Lisa Vân Anh mà.sao không phải là ngừoi nổi tiếng ?
Trả lờiXóahttp://dantri.com.vn/c23/s23-434517/hoa-hau-lisa-van-anh-be-be-gai-tren-tay-loi-bun-10-km.htm ?
Gauxx: Anh thích câu chuyện này. Và kể một câu chuyện thật thì cũng dễ hay mà em!
Trả lờiXóaNặc Danh: Tôi kể lại một câu chuyện có thật mà bạn. Nhưng để tránh mọi rắc rối có thể xảy ra, tôi không định nói đến một nhân vật cụ thể nào cả. Cách kể chuyện là ca ngợi một cử chỉ đẹp, hướng thiện, chứ tôi không định ám chỉ một người nào cả. Bạn thông cảm nhé!
Trả lờiXóaJosep Pham Minh Tam: Trang của bạn đẹp thật đấy!
Trả lờiXóa