Thú thật, tôi không mấy tin và sự trong sáng và vô tư của những khoản tiền ủng hộ từ thiện khổng lồ. Có lần, tôi được xem một bản hồ sơ về một tour chơi golf từ thiện mà chỉ một nhà doanh nghiệp thôi đã ủng hộ 120 tỉ VND. Dự tính tour đó sẽ thu về tổng số tiền ủng hộ từ thiện tầm 205 tỉ VND. Thế rồi không hiểu lý do gì, cái event ấy đã không được diễn ra.
Hẳn ít người quên vụ đấu giá tấm bưu thiếp tới 650 triệu VND. Rồi vụ chiếc sim điện thoại đẹp được trả tới 1,2 tỉ VND… Hồi ấy có trào lưu là đưa các cuộc đấu giá lên truyền hình trực tiếp. Với công nghệ lăng-xê và lời dẫn chương trình đầy hào hứng, những đồ vật vô giá trị, làm lem nhem và hết sức vớ vẩn cũng được trả giá khủng. Về sau tôi nghe nói, các cuộc đấu giá kiểu ấy không được khuyến khích nữa nên ít dần.
Vừa rồi, hẳn không mấy ai là không biết vụ đấu giá lừa ở TP. Hồ Chí Minh. Cả dàn người đẹp tháp tùng. Nhà tổ chức làm thành hẳn một show quá hoành tráng để đấu giá mấy cây cảnh, bức tranh đá và trống đồng gì đó. Người mạo danh công ty tên tuổi để trả giá rồi biến mất. Người trả giá xong thì thay đổi ý kiến không chấp nhận nữa… Nói chung là hết sức tào lao.
Tôi nhớ lại một chuyện về quỹ từ thiện của một tổ chức phi chính phủ mà tôi đã từng có dịp tham gia.
Lần ấy, tôi được mời làm chuyên gia đi theo chương trình có chủ đề “để thành công trong hội chợ”. Mục đích là phổ biến cách thức thiết kế, trưng bày gian hàng, chào mời khách… để có thể bán được hàng ngay tại các hội chợ hàng thủ công mỹ nghệ được tổ chức ở nước ngoài. Chỉ có 2 chuyên gia là tôi, trình bày bằng tiếng Việt và James, một chuyên gia người Mỹ, trình bày bằng tiếng Anh.
Tôi không biết tiếng Anh. Chính xác thì biết tí ti. Bạn nói 10, may mắn tôi hiểu được 3 phần, không thì chỉ được 1. Nhưng vì cứ phải đi với nhau, ăn ở cùng nhau cả 2 tuần liền nên buộc phải hiểu nhau. Ban ngày, vớ được ai biết tiếng Anh là chúng tôi nhờ phiên dịch. Ngoài giờ thì vừa nói, vừa dùng cử chỉ, điệu bộ, dùng tất cả những gì có thể để hiểu nhau.
Và đây là 2 chuyện tôi muốn kể.
Chuyện thứ nhất là tiển ủng hộ từ thiện.
Tôi đi tour ấy, được một khoản thù lao khá cao. Nghĩ bụng, người ta từ nước khác đến, bỏ công sức ra cho người mình làm ăn, không thu của ai đồng nào. Mình thì là người Việt, lại còn lấy tiền công, nghe nó kỳ kỳ. Thế cho nên tôi ngỏ ý rằng muốn trích một phần tiền trong khoản thù lao của tôi để góp vào cái quỹ của các bạn ấy. Đại khái tinh thần nó cũng na ná như đi chơi trò chơi truyền hình, có phần thưởng thì ủng hộ quỹ từ thiện ấy.
Nghe xong, James bảo tôi cũng là chuyên gia như anh. Vì thế, tôi không thể trả lời anh là được không và sẽ phải làm như thế nào? Tôi sẽ lưu ý thông tin này và gửi tới bộ phận chuyên trách vận động tài trợ. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất của tôi và anh là phải làm sao trang bị kiến thức, kinh nghiệm để giúp ích cho những người đang ở dưới hội trường kia làm ăn, kinh doanh tốt. Cái đó cần hơn nhiều và là mục đích quan trọng nhất khi người ta mời anh làm chuyên gia. Họ không có tư tưởng vận động anh tài trợ kịnh phí. Cần phải phân biết 2 mục đích đó rõ ràng.
Thì ra là vậy! Tôi được một bài học khá tốt. Người ta cần mình giúp gì thì mình hãy cố gắng giúp thật tốt cái người ta đang cần, đừng lan man sang chuyện khác, dù mục đích lan man là từ thiện đi chăng nữa.
Chuyện thứ hai là chuyện nhà tài trợ
Khi đến Quy Nhơn, chúng tôi đi thăm Hàn Mạc Tử. Chẳng biết nói chuyện gì xung quanh tài năng kiệt xuất của thi sĩ đoản mệnh họ Hàn, đành quay về chủ để đang dang dở hôm trước. Tôi hỏi James về nhà tài trợ của quỹ là những ai và cách thức vận động tài trợ như thế nào?
Thì ra là không có nhà tài trợ nào cả, mà chỉ là một nhà tài trợ thôi. James giải thích rằng quỹ này được lập nên nhờ vào một tỉ lệ nào đó trên phần lợi nhuận có được hàng năm của một nhà tư bản khá tiếng tăm của Hoa Kỳ. Ông ta bỏ tiền ra ủng hộ quỹ, yêu cầu trả lương cho những người chuyên nghiệp để thực hiện thật tốt, thật hiệu quả các chương trình từ thiện được ông phê duyệt.
Tôi hỏi thế quyền lợi của nhà tài trợ được thể hiện thế nào? Đoạn này thì thật là hết sức phức tạp. Nhưng rồi tôi hiểu được là chẳng có quyền lợi gì hết. Không có logo, tên tuổi, thương hiệu, cũng không có show truyền hình trực tiếp nào cả. Thậm chí tên nhà tài trợ cũng chỉ được phép nhắc tới trong một số trường hợp nhất định, được quy định trước mà thôi.
Thì ra là vậy! Tôi được một bài học thứ hai, đó là không phải nhà tài trợ nào cũng đòi hỏi phải trương cái tên, cái logo của mình ra trước các phương tiện truyền thông đại chúng. Thậm chí, nhiều nhà tài trợ khiêm tốn và vô tư còn đòi hỏi không được nhắc tới họ với tư cách là nhà tài trợ chủ lực cho chương trình.
Mới hay từ thiện cũng có nhiều kiểu, nhiều dạng và không cái nào giống cái nào!
Không hiểu sao em luôn nghĩ rằng người làm từ thiện thực sự là những người thầm lặng, tránh xa ống kính máy quay và flash máy ảnh. Một khi làm từ thiện mà vẫn muốn để thiên hạ biết đến thì thực ra vẫn quan tâm đến bản thân mình nhiều hơn.
Trả lờiXóaHôm rồi em mới nhìn thấy tên các nhà tài trợ của con đường gốm sứ được ghép cũng bằng các mảnh gốm chung trong bức tranh luôn, thấy kỳ kỳ. Nếu như 100 năm sau con đường thành kỷ vật của Hà Nội mà nổi lên đâu đó lại là Habubank rồi gì gì nữa thì chán nhỉ.
Trả lờiXóaBên Mỹ, cũng có những trường hợp làm tài trợ có quảng cáo vì mục đích kinh doanh. Nhưng, cũng có rất nhiều người Mỹ giàu có làm từ thiện...mà ko cần quảng cáo gì cho tên tuổi cả.
Trả lờiXóaThực sự họ dư khả năng kiếm tiền, và chỉ muốn tiền của họ được xử dụng đúng, để ko bỏ công cực khổ họ nẹn óc tìm về thôi.
Em cũng có suy nghĩ giống anh Cường, làm từ thiện thật tâm thì đừng la ó um lên, rồi máy ảnh phóng sự tưng bừng, for what? chỉ là show hàng lấy tiếng thôi.
Cảm thấy có dư, muốn giúp đở lại phần nào cho những người bất hạnh, thì cứ yên lặng mà cho. Vì ko ai ép mình phải làm nên ko cần la to trình diện rằng --> tôi đã làm. ;))
haha, em thấy, nếu 100 năm sau mà nhà tài trợ là Kotex mới kỳ.
Trả lờiXóaBây giờ trong mấy chương trình ca nhạc, ca sỹ đằng trước, Kotex đằng sau cũng là thường.
anh VMC có ý kiến rất đúng. Người đi làm từ thiện đúng nghĩa không cần phải chờ khi có sự kiện mới bắt đầu làm từ thiện, nghèo khó ở khắp mọi nơi, muốn giúp thì hãy thực hiện đi cần gì phải có người BIẾT và THẤY mình cho tiền mới bỏ tiền ra làm từ thiện.Thấy nhiều người hay lên blog tung hỏa mù làm từ thiện nhưng thực ra họ đã tính toán sau vụ này mình sẽ được các blogger khác biết đến như thế nào...cho thiên hạ lé mắt chơi.Mục đích làm từ thiện như vậy là không trong sáng nên không được xem đó là nghĩa cử đẹp, không xứng đáng được tôn vinh.
Trả lờiXóaĐọc bài của anh em đã nghĩ ngay đến con đường gốm sứ, xuống đây đã thấy chị Lana còm mất rồi :P
Trả lờiXóaTrời, chị Lana ơi, em cũng thế, thấy mấy cái tên trên con đường ấy ghét kinh !
Trả lờiXóaVMC: Chính xác đấy em ạ! Anh làm cái này nên anh có biết chút ít. Có nhà tài trợ rất hay, họ chỉ muốn khi kết thúc chương trình, có một dòng chữ nhỏ, khiêm tốn về doanh nghiệp của họ, có ông còn dứt khoát chỉ ghi cái tên thế thôi chứ không cho phép đươc logo, slogan gì hết.
Trả lờiXóaLana: Vụ Con đường Gốm Sứ thì nói thật là anh rất phản đối việc thể hiện logo và tên của Nhà tài trợ kiểu ấy. Chỉ nên ở đầu con đường, hoặc cuối con đường ghi một câu lịch sự rằng con đường này được làm nên với sự giúp đỡ của.... thế là hết ý rồi. Đẹp, lịch sự lại không ảnh hưởng tới thẩm mỹ của cả con đường.
Trả lờiXóaLu: Hoàn toàn nhất trí với em. Cần phân biệt tài trợ vì mục đích thương mại và tài trợ phi thương mại.
Trả lờiXóaNặc Danh: Khổ cái là Kotex lại nhiều tiền mới mệt chứ!
Trả lờiXóaPHUONG NGUYEN LIEN: Vậy thì bạn xem reply cho comt của Lana nhé! Cám ơn bạn!
Trả lờiXóaNặc Danh: Hà hà, bạn đồng ý với VMC thì rất là OK rồi. Nhưng mình thống nhất với nhau là sẽ không chỉ trích bất kể một cá nhân nào nhé! Cám ơn bạn!
Trả lờiXóaPTN: Chia sẻ với em vụ này!
Trả lờiXóaAnh Thụy, em đồng ý hoàn toàn với ý kiến của anh VMC, không nhất thiết phải xuất hiện và để lại tên tuổi. Cái gì càng ồn ào thì càng kém hiệu quả:)
Trả lờiXóanhiều người coi tài trợ là một hình thức PR hiệu quả nên mới thế, anh nhỉ. Vẫn là chuyện nhập nhằng mục đích giống câu chuyện 1 của anh mà em cũng rất đồng ý.
Trả lờiXóaỞ Mỹ họ có cơ chế rất hay cho những nhà tài trợ là giảm trừ khoản tài trợ vào thuế thu nhập. Các gia đình nhận đỡ đầu các cháu đi trao đổi văn hóa cũng được như vậy.
Từ thiện ở VN có cảm giác như là mốt thời thượng nhưng không thực chất!
Trả lờiXóamoon: Nhất là sự ồn ào trong các hoạt động từ thiện lại càng không nên em ạ!
Trả lờiXóalike2chat: Anh cũng được biết là ở Mỹ có cơ chế khuyến khích việc tài trợ từ thiện và các hoạt động văn hoá. Hình như việc đó được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp khá nhiều!
Trả lờiXóaQuang Đông: Nhất trí với bác. Có thời nó là mốt, nhất là thời kỳ ầm ĩ với các show truyền hình trực tiếp ấy!
Trả lờiXóaCác bác là cứ làm ầm lên, mô đen bây giờ là "người người, nhà nhà làm từ thiện", bộ các bác không thấy các cô hoa hậu, người mẫu, diễn viên thi nhau làm từ thiện à. Thậm chí cuộc thi nào cũng có đính kèm cái vụ mần từ thiện (mặc dù cuộc thi đó chẳng dính gì đến từ thiện, ví dụ như thi siêu mẫu VN). Nói tóm lại là phải theo kịp xu hướng hiện đại, muốn gây ấn tượng mạnh là phải "từ thiện". Các bác cứ phê phán thế này thì rõ là lạc hậu.
Trả lờiXóarita: Hi hì, xin tiếp thu ý kiến phê bình của bạn. Đúng là đang có xu hướng hiện đại, muốn gây ấn tượng mạnh thì phải "từ thiện" thật.
Trả lờiXóaChào anh, chào mọi người.
Trả lờiXóaĐúng là làm từ thiện mà ầm ĩ thì chán, rất chán, mục đích muốn show tên thôi. Nhưng công bằng mà nói, không phải chỉ ở xứ Ta mới lùm xùm vậy. Ở Tây tuy mọi việc chặt chẽ hơn nhưng vẫn có kẻ hở cho những người muốn trục lợi.
Mới đây, tối 24.11, chương trình ZDF của Đức truyền trực tiếp "Promi-Quiz-Show" với nhiều khách mời xịn. Một chương trình nhằm quyên tiền chống nghèo đói trên toàn thế giới.(...bỏ qua những chi tiết hoành tráng với các kiểu show tên hoành tráng...)
Chỉ biết những khách mời luôn nhắc đi nhắc lại là "đảm bảo với quý vị số tiền quyên góp sẽ đến tận tay người nhận!". Và nhân thể người ta nhắc đến số tiền khổng lồ đầu năm nay quyên góp cho Haiti sau trận động đất đã rớt mất dọc đường???
Mình hiện sống và làm việc ở Đức. Viết để mọi người nghe thêm một câu chuyện ở xứ người. Từ thiện mà show nhiều quá thì đâu cũng có đồ dỏm.
Biết vậy nhưng dân chúng vẫn tiếp tục ủng hộ những cuộc quyên góp vì lòng hảo tâm.
Nặc Danh: Cám ơn bạn, đúng là ở đâu cũng có đồ dỏm. Làm từ thiện mà thiện ý của mình k được thực hiện thì bực mình và buồn lắm bạn ạ!
Trả lờiXóa