Hình tượng “thằng Bờm có chiếc quạt mo” thường làm cho người ta nghĩ đến Bờm nhiều hơn là nghĩ đến quạt. Đơn giản thôi, bởi Bờm là hiện thân của người đàn ông quê mùa chân chất đến mức rất “ếch” như các bạn trẻ ngày nay vẫn thường nói về một anh chàng ngố nào đó. Nhưng Bờm lại có cái quạt mo và câu chuyện giữa Bờm và Phú Ông lên đến đỉnh điểm cũng chỉ xoay quanh chiếc quạt mo này.
Vào khoảng những năm 60 của thế kỷ trước, ở các vùng nông thôn Việt Nam vẫn còn khá phổ biến chiếc quạt làm bằng mo cau. Bẹ cau già sẽ bong dần ra khỏi thân cây. Người ta lấy cái bẹ đó, cắt gọn xung quanh và làm cho nó hơi vát về đằng tay cầm. Thế là thành cái quạt. Có nhiều gia đình giữ quạt từ mùa hè này qua mùa hè khác khiến quạt bóng mồ hôi như được quang dầu bóng. Rất đẹp và dân dã.
Những ngày trời quá nóng, người ra nhúng quạt xuống nước cho có hơi nước để quạt thêm mát. Cái quạt nhỏ, giản dị được làm từ thứ vật liệu bỏ đi lại có giá trị sử dụng khá tốt. Có lẽ câu chuyện cái quạt của thằng Bờm bắt nguồn từ giá trị sử dụng thực tế của cái quạt, chứ bản thân giá trị của cái quạt chẳng đáng để Phú Ông quan tâm đến như vậy.
Từ quạt mo đến chiếc quạt nan có lẽ là cả một bước tiến khá dài. Cái quạt mo chỉ có thể có được khi có cây cau với cái bẹ đã già. Có nghĩa là việc có thể có được cái quạt hay không chủ yếu phụ thuộc vào tự nhiên. Quạt nan thì khác, người ta có thể chủ động sản xuất từ nguyên liệu tre nứa sẵn có. Hơn thế nữa, cũng có thể tạo được nhiều loại quạt với hình thức khác nhau. Nói khác đi, sự phụ thuộc vào thiên nhiên đã giảm đi rất nhiều.
Quạt giấy lại cho thêm người sử dụng một sự tiện lợi nữa là mang đi dễ dàng. Có thể bỏ vào túi, gập lại và cài vào đâu đó trong mớ hành lý là có thể mang tới bất cứ nơi đâu, mà không sợ bị phiền hà như cái quạt nan nhiều vướng víu. Trong quá trình phát triển của mình, quạt giấy đóng một vai trò hết sức quan trọng. Vượt lên trên cả ý nghĩa về giá trị sử dụng, quạt giấy đã trở thành những tác phẩm nghệ thuật thực sự. Quạt giấy đã trở thành một trong những đạo cụ quan trọng tạo nên nét đặc sắc của các làn điệu múa, điệu chèo trên các sân khấu dân gian và chuyên nghiệp.
Khi đã vượt ra khỏi ý nghĩa của giá trị sử dụng, quạt nghệ thuật được các nghệ nhân làm với kích thước rất lớn, sải cánh có khi lên tới cả mét rưỡi, thậm chí dài hơn. Trên nan quạt, phần không dán giấy, được trang trí nhiều hoa văn tinh xảo. Trên hai mặt giấy vẽ tranh với nhiều chủ đề khác nhau như Lưỡng Ngư Vọng Nguyệt, Tam Cố Thảo Lư, Bát Tiên Kỵ Thú… Quạt nghệ thuật với kích thước lớn như vậy thường được treo tại phòng khách các gia đình, đại sảnh các khách sạn, phòng họp, hội trường. Không có một chút bóng dáng nào của ý nghĩa làm mát nữa.
Theo hướng truyền thống với ý nghĩa tạo mát, chiếc quạt cơ khí đầu tiên đã ra đời. Những năm đầu thế kỷ trước, hẳn không ít người đã được nhìn thấy những chiếc quạt chạy bằng dây cót của Pháp. Cấu tạo đơn giản. Quạt gồm một chiếc hộp gỗ. Bên trong có ổ dây cót như dây cót đồng hồ nhưng to và dày hơn nhiều. Bên trên hộp là cánh quạt làm bằng cao su hoặc nhôm mỏng. Cũng có khi cánh được làm bằng gỗ. Muốn dùng, phải lên dây cót. Lên hết đà, quạt chạy được chừng 1 tiếng rưỡi. Có một chốt hãm ở bên cạnh để có thể tắt quạt khi đà quay của dây cót vẫn còn. Chiếc quạt dây cót thật đơn giản và cũng bất tiện, song với nó, lần đầu tiên con người có thể hưởng thụ mà không cần luôn tay quạt phành phạch như quạt nan hay quạt mo của thằng Bờm nữa.
Bác có viết tiếp phần 2 tuyển người quạt không bác?
Trả lờiXóaEm Chuồn sẽ giới thiệu nhân sự cho bác tuyển nhé.
Hì
Em thích cả cái quạt dáng giống quạt giấy rất to, bắc trên xà nhà, có dây thòng xuống cuối giường để đạp cho nó quạt nữa bác ạ. Các cụ mình sáng tạo kém gì quạt trần của người Tây đâu bác nhỉ.
Trả lờiXóaSao bác lại phải kiểm soát comment, làm vậy khác gì bác tự thú là tâm của bác không trong sáng. (Bác cứ post cái comment này của em lên, hay là bác không dám post. Bác làm vậy không sợ mấy thằng con rể tương lai nó coi thường bác à?)
Trả lờiXóaMỗi lần về Hanoi là em hay xài quạt mo đấy. Ra bờ hồ em đi dạo thì hay vừa đi vừa quạt phành phạch cho nó mát. Ai cũng nhìn buồn cười vì ở bên nhà ko thấy nóng, như với em thì quá nóng nên phải vừa đi vừa quạt. Có mấy đứa tây balô thấy thế cũng bắt chước em mua quạt bán ở bờ hồ vừa đi vừa quạt giải nhiệt :))
Trả lờiXóaQuạt mo là nét văn hóa dân dã nhưng cũng là biểu tượng của sự trì trệ, không dám thay đổi đó bác :-P
Trả lờiXóaCái mo cau nặng trịch, em chỉ thấy nó có màu đẹp chứ quạt thì phành phạch rã cả tay mờ chả mát mấy :-P
Nhưng em thì vẫn thích ngâm nga trêu trọc con nít bằng mí câu vè về thằng Bờm. Hồi nhỏ, Tí cứ cười sằng sặc mỗi lần mẹ đọc bài ấy với trọng âm nhấn vào âm tiết cuối câu 6 và âm 6 câu 8, âm reo vần của thể thơ 6/8 :-D
Dùng quạt máy cả rồi nhưng người ta vẫn dùng hình ảnh cái quạt mo cho những gì dân dã anh nhỉ, chứng tỏ nó mang ý nghĩa gắn bó với những giá trị dân gian lắm ấy chứ.
Trả lờiXóaEm hồi hộp chờ phần 2 của anh, không biết là nói về cái gì đây???
Trả lờiXóaAn Thảo: Úi! Lâu lắm mới thấy em! Hà Hà, tuyển người quạt hả em? Có thể lắm chứ! Hì
Trả lờiXóaHwoangNguyen: Post của bạn lên rồi đây này!
Trả lờiXóaLu: Em mà cũng xài cái quạt đó hả?
Trả lờiXóaTiti: Giờ thì đâu có ai xài cái quạt mo em. Chỉ có điều, có nó cũng là một kỷ niệm đẹp em ạ!
Trả lờiXóaLana: Chính xác đấy em1 Quạt mo là biểu hiện sinh động nhất của những gì gọi là dân dã.
Trả lờiXóaNADIA: Sẽ có phần 2 ngay đây em!
Trả lờiXóadung co ninh qua Nadia oi
Trả lờiXóanac danh: Ơ, tôi có thấy NADIA nịnh gì đâu!
Trả lờiXóaHơ hơ, lại có người bảo mình biết nịnh, hay đây, giờ mới biết vụ này, keke
Trả lờiXóaNADIA: Thì thôi, kệ đi mà em!
Trả lờiXóa