Thứ Hai, 15 tháng 11, 2010

THỊT CHUỘT 1



Bạn là người đã từng đi khắp thế giới và đã từng nếm đủ món ăn của các miền đất khác nhau? Bạn đã can đảm nhai châu chấu tẩm socola ở Thái Lan hay ăn bánh kẹp kiến ở Châu Phi? Liệu bạn có tưởng tượng tới một ngày đánh chén món chuột đồng, sản vật đặc sắc của những cánh đồng lúa Việt Nam?

Không thể tin nổi, song đó là sự thật. Hơn thế nữa, những nguời có kinh nghiệm sẽ khẳng định với bạn về tính hấp dẫn đặc biệt của món ăn này. Ngon hơn thịt gà? Có thể như thế không? Thịt gà, thịt lợn, thịt vịt, thịt ngỗng... ừ thì người ăn được người khụng, song ngay cả những người không ăn được, cũng không ai có cảm giác ghê sợ. Đằng này là thịt chuột! Mới chỉ nghe nói chuyện thôi có người đã khiếp vía, nói gì đến ăn. Hình ảnh những tên chuột cống ngo ngoe cái mõn dài với cặp mắt lơ láo xáo xiên, thường xuất hiện dưới các nắp cống làm cho không ít người rùng mình, vãi hết cả linh hồn.

Với cái ám ảnh kinh khủng ấy mà bạn lại diện giày Tây, đóng đồ sơ-vin đến thăm một vài cái chợ quê ở Hưng Yên thì bạn sẽ phải tròn xoe mắt ngạc nhiên không hiểu sao người ta có thể bày bán thịt chuột nhiều đến vậy. Những con chuột đã được làm lông, lột da sẵn trắng nhơn nhởn bày la liệt trên các mẹt. Nhưng nếu có điều kiện làm một chuyến viễn du xuống miệt An Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Trà Vinh... bạn sẽ thấy còn hơn ở Hưng Yên nhiều lần. Chuột ở đây bày bán la liệt khắp chợ cùng quê, nhất là vào mùa mưa. Nhiều nhà đá hình thành hẳn một công nghệ làm thịt chuột để bán. Tôi có nghe nói là chuột An Giang ngon nhất trong tất cả các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long. Chẳng thế mà hiện nay, trung bình mỗi ngày, các tay đầu nậu chuột ở An Giang đưa về Thành phố Hồ Chí Minh tới gần 2 tấn thịt chuột. Nếu tính cả nguồn chuột từ các tỉnh khác đưa về mới thấy dân thành phố xài thịt chuột thiện nghệ đến mức nào.

Quê tôi ở Bắc Ninh. Thuở còn ấu thơ, vào những ngày cuối vụ thu hoạch, chúng tôi thường đi mót lúa vương vãi và hun chuột. Phát hiện ra hang nào mới đào, chúng tôi đặt một lùn rơm rồi thi nhau quạt cho khói bay vào hang. Các ngách hang khác đã bị bịt kín chỉ còn chừa một ngách đã đặt sẵn một cái đơm. Khụng chịu được khói, chuột tất phải chui ra và lọt ngay vào cái đơm đã đặt sẵn giữa tiếng reo hò ầm ĩ của cả đám trẻ con sàn sàn tuổi như tôi. Nhưng cái lối bắt từng con như vậy thì lấy đâu ra hàng tấn chuột được?

Công nghệ chuột đồng đòi hỏi phải bắt chuột theo lối "làm ăn lớn" hơn nhiều. Những tay săn chuột thuộc hàng sự phụ, sư huynh chỉ cần nhìn búi cỏ, rừng cây là biết có nhiều chuột đi qua hay đang sinh sống hay không? Khi đã trinh sát được rồi, họ đặt những tấm đăng, loại đăng vẫn dùng để bắt cá trên các dòng sông, con lạch theo hình tam giác. Phía góc tam giác đã lồng sẵn một cái đơm lớn có hom chắc chắn. Xong rồi họ thi nhau khua trống chiêng ầm ĩ làm cho họ hàng hang hốc nhà chuột táng đởm kinh hồn xụa nhau chạy men theo đăng, để rồi chui tọt vào cái đơm khồng lồ phía cuối. Người ta cũng có thể dựng đèn để xua đuổi chuột, vì đặc tính của chuột là sợ ánh sáng loá mắt. Khi thấy ánh đèn điện sáng trưng lên, chúng nhảy cả ra ngoài, xô đẩy, dẫm đạp lên nhau để bị chui vào đơm hoặc bị chó săn vồ chết mất ngáp.

Chuột là loài vật rất "quái", nhất là những tên chuột nhắt bé li ti. Tóm được chúng không phải là chuyện dễ dàng. Nhiều người nói với tôi rằng thậm chí chuột nghe và hiểu được cả tiếng người. Có lẽ vỡ thế mà ngày trước, khi đánh bả chuột, mẹ tôi thường ra hiệu cho chúng tôi phải im lặng vì sợ nói chuyện, những tên chuột ranh ma sẽ nắm bắt được thông tin và chuồn khỏi nơi đặt bẫy hoặc đánh bả. Mẹ tôi còn nói rằng hình như chuột không chỉ hiểu được tiếng người, chúng còn có khả năng thông báo cho nhau theo kiểu "truyền miệng" nữa. Chẳng hiểu có đúng thế không nhưng quả thực, nếu không liên tục thay đổi chỗ đặt bẫy, sau khi tóm được vài con chuột dại dột, sẽ chẳng có thằng chuột nào mon men đến khu vực ấy nữa. May thay, chuột có tinh khôn cách mấy cũng không thể lại được với người nên hàng đêm, vẫn có hàng tấn chuột chui vào rọ của những tay thợ săn chuyên nghiệp.



24 nhận xét:

  1. Món này ngon đó. Nhưng cẩn thận có thể mắc bệnh dại và dịch hạch.
    Hihi..dân mình món gì cũng ăn.

    Trả lờiXóa
  2. Anh nào có kinh nghiệm cho rằng thịt chuột ngon hơn thịt gà là anh ấy ăn thịt gà nhiều quá nên chán :-)
    Em không bàn đến chuyện thịt chuột ngon hay không NHƯNG : với điều kiện an toàn vs thực phẩm như hiện nay, việc sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật bị thả nổi, chuột là loài ăn tạp (đừng nghĩ nó chỉ ăn thóc,lúa, gạo) Chuột ăn thứ gì đã nhiễm khuẩn "nobody knows". Mình ăn thịt nó, không chết liền, nhưng đưa độc tố vô người là chắc chắn (ngộ độc mãn tính mà không hay) mà điều này thì nên giới hạn-nhất quyết không thỏa hiệp. Tình trạng ăn lai rai các nhóm động,thực vật bị nhiễm khuẩn nhẹ, lâu ngày tích tụ thành bệnh thì điều này bản thân tự gây bệnh chứ không phải tại số:-) Em nghĩ mạng sống quý hơn món thịt chuột, nên cho dù ngon cũng nên tránh để phòng ngừa:-)

    Trả lờiXóa
  3. Món này thì bó tay chấm cơm, em ko dám thử rồi, cho dù được lọc thật sạch thì cái hình ảnh con chuột cống nó ám ảnh ko chén nổi. Em có đọc ở đâu đó nói về món ăn được ưa chuộng ở đảo Phú Quốc, ko biết có thực ko? đó là nước mắm chưng cất tới độ nào đó sẽ sinh ra những con vòi mắm, người ta cất nó lâu này mới có được một số con rơi xuống từ dàn tre chưng mắm trong cái vạy to. Sau đó nó được mang đi làm cho sạch sẽ và hấp dẫn, du khách sẽ chấm nó với nước mắm nguyên chất kèm bún, thịt luộc, rau thơm chi chi đó. Nghe tả lại là péo và thơm lém. Em cũng pó tay chấm cơm với món vòi mắm nì.

    Trả lờiXóa
  4. Note nay co phan 1 ta thit chuot, chac phan 2 se la doan Anh Thuy di an thit chuot. Em cha dam an chuot,chi dam an den chau chau thoi a

    Trả lờiXóa
  5. Đây là chuột đồng chỉ ăn lúa, đậu, hoa màu, do vậy thịt chuột ngon, thơm lắm. Hơn hẳn thịt gà nhiều.
    Tuần vừa rồi nhà cháu mất cả 1 buổi cùng mấy anh em vác cuốc về quê đào chuột. Cuộc sống chỉ cần tao nhã thế thôi bác ạ!

    Trả lờiXóa
  6. Thịt chuột là món khoái khẩu không chỉ riêng dân nhậu mà dân Nam bộ.
    Thịt chuột muốn mang được vô t/p là phải được mần sạch và có dấu của kiểm dịch nên an tâm.

    Trả lờiXóa
  7. È , em nghe nói món này từ lâu ròi nhưng chịu chết không bao giờ dám động vào. Hu hu...

    Trả lờiXóa
  8. hehe, nói thật, phải say rồi em mới ăn được món này, còn tự dưng mà ăn thì hơi ớn

    Trả lờiXóa
  9. Mấy lần đi Cần Thơ, được mời ăn món này, nhưng em không dám thử.

    Trả lờiXóa
  10. Củ Chuối: Món này ngon nhưng đúng là hơi sờ sợ!

    Trả lờiXóa
  11. hi hi...nghe bố Hà Văn nói mà sít sặc. Người say đáng yêu ghê cơ :-D

    Trả lờiXóa
  12. HPLT: Em phân tích như một chuyên gia về vệ sinh an toàn thực phẩm ấy. Không thể không vote cho em!

    Trả lờiXóa
  13. Lu: A cũng có nghe món đó, tả chi tiết thì ghê lắm! Chắc là có thì anh cũng chịu thôi! Hĩc

    Trả lờiXóa
  14. Mecghi: Ra Highway 4 mà gọi món châu chấu rồi làm chai rượu mơ vàng thì hết ý đấy em!

    Trả lờiXóa
  15. dr_son: Giờ người ta chỉ ăn chuột đồng thôi bạn ạ! Chứ các loại khác, sợ lắm!

    Trả lờiXóa
  16. Đỗ: Lâu rồi tôi không ăn. Kỳ này vào thành phố, hay là bác dẫn đi một chuyến?

    Trả lờiXóa
  17. Titi: Kệ đi em! Lúc nào thử nhé!

    Trả lờiXóa
  18. Đàm Hà Phú: Hà hà! Đi Miền Tây giang hồ thế mà sợ món này hả Phú?

    Trả lờiXóa
  19. VMC: Thử đi em! Ngon mà, nếu ngại thì làm vài miếng thôi. Cũng lạ, nên thử cho biết!

    Trả lờiXóa
  20. Titi: Vậy người không say thì không đáng yêu hả em? Hu hu

    Trả lờiXóa
  21. Hé hé...comt khóc lóc của "người không say" đáng yêu quá. Được chưa anh ơi :-D

    Trả lờiXóa
  22. Giống chuột đồng lông xám gần giống chuột cống ăn mới ngon. Khi vụ mùa thu hoạch gần xong chúng túa ra ăn lào xào hạt gạo vương vãi. Loại này nên ăn vì chúng mậy và péo, đuôi chuột nướng thơm khét mũi, bốn bàn chân ăn sựt sựt, chấm mắm nêm ngon bá cháy.

    Trả lờiXóa
  23. CHUỘT BẠCH: Nghe bạn tả mới hay nếu bạn viết về món này, sẽ hay hơn tôi nhiều! Cám ơn bạn!

    Trả lờiXóa