Đọc bài viết trên một tờ báo, thấy các bạn phê bình cách dạy thơ trong sách giáo dục lớp 5. Nội dung nói về thể thơ Thất Ngôn Bát Cú, thời các cụ ngày trước, gọi là thơ Đường. Bài báo dẫn ra cách dạy cho học sinh biết luật của thơ Thất Ngôn Bát Cú bằng cách vẽ sơ đồ đủ tám câu, dùng các mũi tên móc lên, móc xuống để minh họa cho học sinh biết vần điệu thế nào?
Nhìn qua thì chẳng có nhận xét gì. Nhưng rồi, bỗng như thấy vướng vướng cái gì đó. Ai lại đi dạy học trò lớp 5 luật thơ cổ đời Đường với những sơ đồ toán học rắc rối và phi văn chương thế nhỉ? Thơ Đường có thể nói là tinh hoa bậc nhất của thơ cổ truyền lại cho chúng ta ngày hôm nay. Niêm luật của nó thật đơn giản. Và chính vì sự đơn giản ấy, làm được một bài thơ Đường khó kinh khủng. Cái hay nhất, tinh hoa nhất, chính là ở chỗ đó.
Xem kỹ bài báo. Đọc vài lần nữa. Bật cười vì các bạn phê bình bài viết trong sách giáo khoa thì rất đúng. Nhưng nói lại cho đúng thì các bạn lại nói sai, không, chính xác hơn là nói chưa đủ. Quên đi mất cái tinh hoa nhất của thơ Đường. Lại để ý kỹ thì thấy rằng, để giải thích thơ Đường cho học sinh nghe mà dùng cái sơ đồ toán học này, chắc 10 người ngồi nghe, hết 9 người chán thơ đến tận cổ.
Tự nhiên, liên tưởng xem ngày trước, mình học thơ thế nào nhỉ? Rồi bỗng nhớ cô Tuyết Mai, nhớ cô giáo vô cùng. Cô giáo văn Trường cấp 3 Từ Sơn của mình ngày ấy. Cô đã giảng cho mình và các bạn về thơ Thất Ngôn Bát Cú với ví dụ bài Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan thật đơn giản.
Cô Mai nói rất ngắn gọn: “Bài thơ gồm 8 câu, mỗi câu 7 chữ. Hai câu đầu là câu Phá (có nơi gọi là Đề) đặt vấn đề cho bài thơ. Tiếp là 2 câu Thực, tả, kể… về nội dung chủ đạo của bài thơ. Tiếp theo là 2 câu Luận, nội dung nêu đánh giá, bình luận, nhận xét. Và cuối cùng là 2 câu Kết, nêu nhân sinh quan về hiện tượng miêu tả và kết luận. Các câu phải vần với nhau ở từ cuối cùng và đặc biệt, 2 câu Thực và 2 câu Luận, ngoài việc bảo đảm vần, bản thân chúng phải là một câu đối”. Thật là giản dị và xúc tích. Dễ hiểu. Ngắn gọn. Bắt học sinh phải tiếp tục động não suy nghĩ ít nhiều mới có thể hiểu hết.
Rồi cô ví dụ thi phẩm Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan, một trong những kiệt tác mẫu mực về thơ Nôm theo thể Thất Ngôn Bát Cú. Các bạn thử xem, so với những gì cô Tuyết Mai đã giảng, Qua Đèo Ngang có đúng niêm luật không nhé!
Hai câu Phá (hoặc câu Đề), từ cuối cùng của 2 câu vần với nhau.
Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa
Rồi 2 câu Thực, từ cuối cùng của 2 câu vần với nhau, vần với câu Phá và bản thân 2 câu này là một câu đối. Nhìn vào và đọc lên, các bạn sẽ thấy đối nhau chan chát!
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà
Tiếp đến là 2 câu Luận, từ cuối cùng của 2 câu vần với nhau, vần với câu Thực và bản thân 2 câu này là một câu đối.
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
Và cuối cùng là 2 câu Kết, từ cuối cùng của 2 câu vần với nhau và vần với 2 câu Luận
Dừng chân đứng lại trời non nước
Một mảnh tình riêng ta với ta.
Hay quá anh Thụy. Em không nhớ gì về diễn giải thơ Đường. Đọc vào bài thì biết, vậy thôi. Cảm ơn anh về entry này nha.
Trả lờiXóaCô giáo em cũng dạy Đề, Thực, Luận, Kết. Em nhớ ngày xưa phải lớp 6 lớp 7 mới giới thiệu niêm luật thơ Đường. Dù bài thơ Qua đèo Ngang có thể được học sớm hơn, khoảng lớp 4. Lớp 5 bây giờ mà học thơ Đường thì sớm quá.
Trả lờiXóahi hi, bài "qua đèo ngang" này là em nhớ nằm lòng đến tận bây giờ nè. Văn học VN em chỉ nhớ được có bài này và "bình ngô đại cáo". Em có viết một bài luận phân tích mấy câu thơ này, nhưng em ko biết phân tích theo dạng nguồn gốc thơ như anh nói, mà chỉ nói lên ý nghĩa tác giả ẩn dụ trong thơ thôi. Qua Mỹ học mấy lớp ngôn ngữ thì cũng được ku thầy Mỹ trắng dạy mần cóc Mỹ. Em làm xong đem nộp hắn vừa đọc qua thì cười hô hố. Từ đó em ko thèm làm thơ Mỹ nữa. Nhưng thật ra dịch thơ hay văn nước ngoài ra tiếng Việt thì còn tạm ráng làm được, nhưng làm thơ bằng tiếng xứ người thì em --> bó tay ;))
Trả lờiXóaLana: Hì! Có lẽ Lana phải cảm ơn cô Tuyết Mai của anh mới đúng. Cô giỏi thật đấy. Giảng niêm luật thơ cổ thật giản dị mà dễ hiểu, dễ thấy cái tinh hoa của bài thơ. Nghĩ lại cái mô hình toán học của bác nào viết ra mới thật buồn cười.
Trả lờiXóaNày: Lớp 5 đấy bạn ạ! Thế có khổ thân con trẻ bây giờ không chứ! Nhân nói về Qua Đèo Ngang, bạn nhớ còn có Thăng Long Thành Hoài Cổ cũng là một tuyệt tác không?
Trả lờiXóaLu: Viết văn và làm thơ bằng ngôn ngữ không phải tiếng mẹ đẻ thì chắc mình có Cụ Hồ thuộc loại đỉnh cao đấy. Làm cả báo Người Cùng Khổ bằng tiếng Pháp cơ mà. Luật thơ Đường hay lắm. Đơn giản và tinh tế, chắt lọc và lắng đọng. Anh còn biết niêm luật Thơ Đường thời Hồng Đức nhà mình cơ. Hay lắm! Nhưng khi nào em về nước, anh sẽ nói và dẫn chứng cho em biết. Bảo đảm em thích!
Trả lờiXóaÔi cái này phải cho em giảng thì hay biết mấy, em mà giảng cái này thì em nói văng miểng luôn. Tinh túy, tinh túy lại đem đi vẽ sơ đồ dạy cho trẻ em thế thì hỏng là đúng rồi.
Trả lờiXóaDHP: Ừ nhỉ? Đúng ra thì em phải nói về vấn đề này chứ. Anh là dân ngoại đạo mà!
Trả lờiXóaChương trình cải cách của bọn em không có Thăng Long Thành Hoài Cổ. Nếu tiện thì 2 bác trong và ngoại đạo có thể giảng về bài thơ đó được không?
Trả lờiXóaNày: Hóa ra em làm giáo viên hả em? Thăng Long Thành Hoài Cổ thì chắc em biết. Anh cứ chép ra đây đã nhé! Có lẽ để anh DHP cắt nghĩa thì hay hơn.
Trả lờiXóaTHĂNG LONG THÀNH HOÀI CỔ
Tạo hóa gây chi cuộc hí trường
Đến nay thấm thoắt mấy tinh sương
Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương
Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt
Nước non cau mặt với tang thương
Ngàn năm gương cũ soi kim cổ
Cảnh đấy người đây luống đoạn trường.
Em xem đã nhé! Có gì DHP sẽ nói cho anh em mình biết.
Đúng rồi, em cũng học Qua đèo ngang và Thăng Long thành hoài cổ tận lớp 9 cơ, chứ lớp 5 đã học thế này thì hỏng đầu quá, mà cô giáo em cũng giảng y như cô giáo anh giảng, em thuộc lòng Qua đèo ngang, Thăng Long thành hoài cổ bi giờ quên nhiều rồi,
Trả lờiXóaĐến tận cấp 3 học trò mới tiếp xúc nhiều với thơ Đường và thơ văn cổ điển Việt Nam mà lớp 8-9 là bước đệm.
Em không hiểu họ đưa niêm luật thơ cổ điển từ lớp 5 thế này thì các em í cảm nhận thế nào? Bó tay toàn tập roài,
anh Thụy : quyết định thế, khi em về thì cứ giảng cho nghe mí văn học nhà, lịch sử nhà là em khoái à. Em thuộc dạng hoài cổ rồi. Nhưng em là còn đở ấy, cách đây 1 năm em về VN đi cùng chuyến có một cô bạn VN sinh ra tại Mỹ, nói tiếng Việt thì khó khắn ko trôi chảy như nói english. Tốt nghiệp master văn chương Mỹ, thế mà về VN tìm hiểu sử nhà rành rẻ còn ngầu hơn cả em.
Trả lờiXóaAnh Phú : nói làm gì, về nhà viết ngay mấy bài luật thơ đễ truyền nghề cho em út xem nào. Đúng ngay chỗ ngứa rồi nhá ;))
Em đọc cho Tí nghe những tích cổ, văn cổ từ bé tí, thấy con tiếp thu theo một kiểu rất đặc biệt.
Trả lờiXóaNhưng cũng tùy, có thể các nhà giáo dục chỉ muốn đưa thông tin theo dạng mã hóa cho các em làm quen bằng trí óc trước khi tiếp cận thơ Đường bằng trái tim chăng :-D
E vẫn còn nhớ như in vụ luyện thi văn vào đại học: Hiếm khi thấy đề bài văn ra là em hãy ghi lại cảm nhận của mình về... Toàn là hãy chứng minh tư tưởng này, tư tưởng nó, hãy biện luận......
Trả lờiXóaỚn ớn mãi, cho đến khi học môn viết Tiếng Anh, được cô giáo Mỹ khen phổng mũi, thậm chí còn nhận vào thực tập ở cơ quan.
Ước gì con mình thoát vụ này.
Lan: Đúng là chịu cứng rồi! Trẻ con, nên tiếp xúc với ca dao tục ngữ, chứ đừng cho tiếp xúc với thể thơ này vội mới đúng chứ!
Trả lờiXóaLu: OK em! Anh sẽ nói cho em biết chứ! Cô bạn em cũng dễ hiểu thôi. Cô ấy đam mê và nghiên cứu nên hiểu rành rẽ là đúng rồi!
Trả lờiXóaTiti: Có thể em có lý, nhưng cho con trẻ cảm thụ khác với bắt con trẻ học. Đúng không em?
Trả lờiXóaNac Danh: Bài văn mẫu chắc chắn là ai cũng phản đối rồi. Trừ các nhà biên soạn sách giáo khoa của chúng ta. Hic
Trả lờiXóatoi co bai tho nhu sau
Trả lờiXóa