Thứ Ba, 12 tháng 1, 2010

VỢ CHỒNG NHÀ BÁU



Nhiều năm trước, tôi làm việc ở một Xí nghiệp chuyên sản xuất kim và mạ sáng kim loại. Đơn vị bết bát. Thời gian sau, việc càng ngày càng ít dần. Khối sản xuất còn túc tắc việc nọ việc kia chứ khối văn phòng của tôi thì chán ốm. Cả ngày ngồi đuổi ruồi. Lương được mấy chục ngàn mà phải lĩnh làm 3 lần mới hết. Nói tóm lại là đói to, tức là cả đói ăn và đói thuốc (khi ấy tôi còn hút thuốc lá, đúng ra là nghiện khá nặng).

Bống một hôm, có anh cán bộ của Huyện đội Thanh Trì vào Xí nghiệp làm việc. Nói chuyện một lúc, anh biết tôi vốn là sĩ quan dự bị, đã được phong quân hàm thượng úy trước khi chuyển ngành, anh bảo: “Đằng nào thì cậu cũng đang rách việc. Hay là tớ đề xuất tăng cường cậu cho đội ngũ giáo viên của Quân khu Thủ đô, huấn luyện tân binh ở Sóc Sơn vài tháng. Lương lậu cũng khá. Lại đối gió cho đỡ tù túng”. Thôi thì đằng nào cũng đang ngồi chơi. Tôi gật đầu. Thủ tục rất nhanh, vài tuần sau tôi đã lên trại huấn luyện tân binh ở Sóc Sơn nhận nhiệm vụ.

Tôi nhận chức Đại đội trưởng, huấn luyện tân binh toàn dân nội thành. Công tử bột cũng nhiều. Người lao động nghèo cũng không ít. Trong đại đội cũng mặc nhiên phân chia thành hai nhóm rõ ràng. Nhóm giàu có, cứ hết giờ huấn luyện là ra quán nước bia bọt, thuốc thang, bù khú suốt. Nhóm lao động thì may lắm thỉnh thoảng làm chén rượu cuốc lủi với mấy gói lạc rang lìu tìu. Với trách nhiệm của giáo viên, kiêm Đại đội trưởng, tôi phải đi được, phải chan hòa được với cả hai nhóm đấy.

Trong nhóm con nhà lao động, tôi ấn tượng nhất với hai người. Đó là Hùng và Báu. Hùng nhiều tuổi, tầm gần 28-30 gì đó. Tôi cũng không hiểu sao đến tuổi đấy Hùng mới bị lôi đi nghĩa vụ quân sự. Nhà Hùng ở chỗ Trại Găng. Hai vợ chồng bán thịt lợn. Nói năng toàn tiếng Đan Mạch và tiếng Pháp (!). Chuyện về Hùng cũng nhiều chi tiết hay lắm. Nhưng thôi, tôi sẽ kể vào một lúc khác.

Báu thì trẻ hơn, nhưng cũng thuộc diện nhiều tuổi so với các cậu tân binh. Báu khoảng 25 tuổi. Báu hiền lắm. Cả ngày chẳng nói một câu. Cậu chấp hành kỷ luật quân đội tự giác và rất nghiêm túc. Ăn uống tập tành vất vả, vậy mà dường như với cậu chẳng thấm tháp vào đâu. Báu quý tôi lắm. Một hôm cậu bảo: “Đại đội trưởng ơi! Chủ nhật này em và Đại đội trưởng về nhà đi. Em mời Đại đội trưởng đến chơi nhà em. Lần trước về em nói chuyện, vợ em cứ bảo mời Đại đội trưởng về nhà chơi đấy!”. Tôi ngạc nhiên: “Hóa ra cậu có vợ rồi à? Con cái gì chưa?”. “Rồi ạ! Em có một cháu gái, cháu lên 2 tuổi”.


Chủ nhật ấy về Hà Nội, chiều tôi qua nhà Báu chơi. Nhà cậu ở chân đê La Thành, đoạn đối diện với lối vào Nhạc viện Hà Nội. Báu dẫn xuống dốc, đi sâu vào trong. Nhà lợp mái lá, tường gạch. Nhìn qua là biết cuộc sống gia đình còn nhiều khó khăn lắm. Ấn tượng đầu tiên của tôi là nhà cửa thật sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp. Chắc hẳn phải do bàn tay một người phụ nữ biết thu vén và tháo vát thu xếp hàng ngày.


Vợ Báu dẫn con gái ra chào tôi. Thấy chị tôi rất ngạc nhiên. Về hình thức thì phải nói là chị rất bình thường, nếu không muốn nói là có phần hơi bị “xí” nữa. Chị lại già hơn Báu nhiều. Nhìn là biết. Có thể, chị còn nhiều tuổi hơn cả tôi nữa. Có điều tôi thực sự cảm tình và thấy vui vui vì gương mặt chị rất tươi tắn, tự nhiên và thiện cảm. Cô con gái nhí nhí chào bác rồi xà vào lòng mẹ.

Báu ngồi im, đúng như cái tính hiền lành của cậu. Chị vợ, đoán chừng được sự ngạc nhiên của tôi nên chủ động khơi chuyện. Chị nói: “Báu nhà em khen anh lắm. Suốt ngày khoe Đại đội trưởng thôi. Thế nên em mới bảo anh ấy mời anh về chơi với vợ chồng em và cháu. Bọn em là dân Vệ sinh môi trường. Nói đúng ra là dân quét rác thôi anh ạ! Chẳng có bạn bè ở tầng lớp trên như anh đâu. Thấy nhà em khoe anh tốt, chân tình và bình dân nên bọn đánh cuộc mời anh. Anh mà đến chơi thế này là em thua cuộc nhà em đấy!”.

Hóa ra là vậy! Tôi cũng thấy vui lây. Lát sau, chị làm chai rượu, đĩa lạc rang và đĩa đậu rán để chúng tôi ngồi uống rượu. Thực ra là để làm phép thôi, chứ cả tôi và Báu đều không phải là dân biết uống.

Chị vợ kể tiếp: “Em hơn nhà em 11 tuổi đấy anh ạ! Thực ra là chúng em làm cùng một tổ. Đầu tiên là chị em thôi. Cũng là thương nhau. Em thì xấu xí, nhà nghèo, chẳng ai người ta màng. Báu nhà em lại là dân ngoại thành, nhà cũng eo hẹp lắm. Những hôm làm ca muộn, Báu toàn đưa em về rồi mới về nhà. Con gái xấu xí, mấy chục năm chẳng được ai đưa đón bao giờ, giờ có người đưa về tận nhà, cảm động lắm anh ạ! Đêm đầu tiên em nằm không ngủ được ấy.

Rồi em nghĩ, sao mình không nương tựa vào nhau. Em khó thì đã đành. Báu cũng đâu có dễ dàng gì để mà kiếm người nào thương và thông cảm. Nghĩ thế, nên một lần, em đánh liều chủ động nói chuyện ấy với Báu. Không ngờ nhà em bảo là chỉ sợ chị không đồng ý, chứ em thì thế nào cũng được. Anh thấy thế có kỳ cục không? Rồi chúng em nên vợ chồng. Bên nhà nội thì cũng băn khoăn đôi chút vì chúng em lệch tuổi nhau quá. Nhưng hoàn cảnh bọn em thế, các cụ cũng tặc lưỡi cho qua. Từ hồi có cháu, ông bà thích lắm!”.

Tôi đưa mắt nhìn Báu. Cậu cười bẽn lẽn không nói gì, nhưng ánh mắt xác nhận lời kể của vợ là hoàn toàn chính xác.

Nhiều năm đã qua rồi. Hôm đi ngang nhà vợ chồng Báu cũ, khu vực ấy đã giải tỏa để làm cao ốc. Nghe nói, dân vệ sinh môi trường được đến bù cũng khá khẩm. Chắc phụ tử nhà Báu cũng được căn hộ đẹp đẽ ở đâu đó rồi. Lại được biết dân môi trường bây giờ lương lậu, bổi dưỡng độc hại, ca ba… cũng được cải thiện nhiều. Không hiểu sao, nghĩ đến vợ chồng nhà Báu, tôi rất vui và lúc nào cũng tin chắc rằng vợ chồng cậu đã vượt qua những khó khăn về kinh tế từ lâu, nuôi con khôn lớn và có một cuộc sống gia đình đầm ấm, an lành.




26 nhận xét:

  1. Anh Thụy viết cũng khỏe ra phết, chuyện bình dị mà hay.

    Trả lờiXóa
  2. Nghĩ cũng buồn nhưng đôi khi khó khăn về kinh tế lại giúp người ta bảo toàn được tình cảm gia đình tốt hơn đấy anh ạ.

    Một giả thuyết không mong muốn có thể được đưa ra như: gia đình nhà Báu được đền bù một căn hộ chung cư đâu đó cùng với một khoản tiền ấm túi, thu nhập 2 vợ chồng cũng tăng hơn, cuộc sống được cải thiện. Thêm tuổi, Báu trông cũng phương phi hoàng tráng hơn, và tự nhiên thấy cái máy bay bà già của mình đến tuổi mãn của mình sao ọc ạch cổ lỗ sĩ quá, Báu xấu hổ với bạn bè, Báu khó chịu, Báu cáu kỉnh,...thôi, chả nói nữa

    Trả lờiXóa
  3. Thế mà anh bảo, phụ nữ làm thay (vụ ngỏ lời í) là mệt lắm. Anh phải thừa nhận là anh sai nhé, ít nhất là trong vụ này à. Hà hà...

    Trả lờiXóa
  4. Ôi bác Anh bi quan rồi.

    Chuyện hay lắm anh ạ.

    Khoái

    Trả lờiXóa
  5. Chuyện này hay anh ạ.
    Anh đừng tưởng tượng thêm đoạn kết nhé. Chiều lòng độc giả đi. Nghĩ đến anh Đàm Hà Phú thì em nhìn thấy chị Báu, anh Báu và mấy đứa nhỏ quanh mâm cơm vẫn còn đạm bạc nhưng hạnh phúc. Nghĩ đến chị Anh thì em thấy anh Báu chị Báu mỗi người một cái xe đẹp đang chuẩn bị vù đi đôi ngả, các con đánh bi-a đầu xóm chưa đứa nào về, tiền đền bù đất mỗi ngày một vơi đi, hình như thằng lớn còn mắc nghiện...
    Thôi, để ngỏ thế này đi anh, đáp ứng trái tim khối óc mỗi người.

    Trả lờiXóa
  6. Rất tò mò muốn biết gia đình nhà Báu sau bao nhiêu năm bây giờ ra sao. Hay bác cất công đi tìm họ cái nhể?

    Trả lờiXóa
  7. Thôi thôi VMC, Lana đồng ý với Bí, Bác TĐM đừng đi tìm họ. Đi tìm nhỡ câu chuyện đang màu hồng thắm giờ trở thành xám thì lại làm buồn - mà mình có làm gì được đâu.
    Cho nên thôi dừng ở đó để mỗi lần đi ngang qua Đê La Thành khúc Nhạc Viện, nhìn vào lối dốc nhỏ đối diện lại có cảm giác cuộc đời đẹp hơn.

    Trả lờiXóa
  8. Anh VMC đúng xì tai nhà báo, thích điều tra tìm hiểu câu chuyện tới cùng, chứ không muốn để cái kết lửng lơ khuyến khích sự tưởng tượng riêng của mỗi người theo kiểu nhà văn :)

    Trong lúc chưa ngã ngũ, hay anh TDM kể tiếp câu chuyện anh đồ tể thích nói ngoại ngữ đi nhỉ?

    Trả lờiXóa
  9. Anh: Bạn bi quan quá! Làm mình sợ nếu một ngày nào đó tình cờ gặp lại đôi vợ chồng này...!

    Trả lờiXóa
  10. Titi: OK, vụ này đúng là anh sai. Nhưng ít lắm! Hihi!

    Trả lờiXóa
  11. Đàm Hà Phú: Cám ơn bạn! Hóa ra bạn ở Saigon. Hôm rồi gặp nhau, mới biết!

    Trả lờiXóa
  12. Vhlinh: Anh hoàn toàn nhất trí với em mà. Hãy để cho những kỷ niệm được ngủ yên. Cứ cố tình gặp lại, biết đâu...!

    Trả lờiXóa
  13. VMC: VMC ơi, tìm rất là dễ. Và chắc là họ vẫn nhớ anh. Nhưng nếu chẳng may mà không như ý muốn của mình, liệu mình có thất vọng tràn đầy không? Hic

    Trả lờiXóa
  14. Anh: Anh Hùng bán thịt lợn, đúng không? OK bạn! Từ từ nhé!

    Trả lờiXóa
  15. Ơ anh đang ở SG à. Anh bảo hôm rồi gặp là hôm nào vậy anh?

    Trả lờiXóa
  16. Hôm qua. Buổi trưa em ạ! Mọi người đều tưởng em ở Hà Nội. Có thông báo trên blog mà k thấy em hồi âm. Sau đó, nghe ai bảo là em ở Saigon.

    Trả lờiXóa
  17. Trưa thứ Bảy, anh mời em và Phú đi ọp lai nhể?

    Trả lờiXóa
  18. Anh Thụy ơi, em search trên GG thấy anh nổi tiếng quá. Được dùng bữa trưa cùng anh mà ngỡ nằm mơ. Cám ơn anh Thụy nhều.:D

    Trả lờiXóa
  19. MC3 mơ nhiều nữa đi nhé để hội mình còn được "ăn theo". He he.

    Trả lờiXóa
  20. VMC: OK em! Trua thu 7. Anh se nhan lai tin de em biet o dau nhe!

    Trả lờiXóa
  21. MC3: MC3 oi! Search tren Google thay anh noi tieng qua a? Khong kheo la nham voi Thuy nao day nhe! Hi

    Trả lờiXóa
  22. @TDM: MC3 nhầm thì có sao đâu ạ? Thấy MC3 bảo thế thì chúng em cứ thế mà tin thôi. Được người nổi tiếng chiêu đãi tiệc ngon ai mà chẳng thích ạ.

    Trả lờiXóa
  23. bây giờ vẫn còn nhiều tư tưởng phân biệt tầng lớp nữa không anh?Nghe chi vợ nói mà thương cho hoàn cảnh 2 vợ chồng quá, tại sao chị lại nghĩ mình là tầng lớp thấp được chứ?

    Trả lờiXóa
  24. Vhlinh: Khon the! The thi anh chang thich lam nguoi noi tieng dau. Chi thich quen nguoi noi tieng thoi. Hic

    Trả lờiXóa
  25. Phung Tran: Tu tuong ay thi van con. Co dieu anh em minh nen co gang xoa bo cai tu tuong ky cuc ay thoi em a! Anh rat thich cau noi cua ong Vo Tong Xuan: Dat nuoc toi la nhung nguoi nong dan! Vay thi co la tang lop nong dan di chang nua, cung dang tu hao day chu!

    Trả lờiXóa