Một người bạn gửi cho tôi nội dung này. Trong thư nói đây là nhận xét dựa trên kết quả nghiên cứu của một Viện nghiên cứu xã hội của Mỹ. Chẳng biết có đúng không, vì băn khoăn tự hỏi không lẽ mấy ông Mỹ lại rỗi hơi đi làm cái nghiên cứu như vậy. Cũng thấy nó có vẻ gì đấy giống như đúc kết ở cuốn Những thói hư tật xấu của người Việt.
Cần cù lao động song dễ thỏa mãn nên tâm lý hưởng thụ còn nặng.
Thông minh, sáng tạo song chỉ có tính chất đối phó, thiếu tầm tư duy dài hạn, chủ động.
Khéo léo song không duy trì đến cùng (ít quan tâm đến sự hoàn thiện cuối cùng của sản phẩm).
Vừa thực tế, vừa mơ mộng, song lại không có ý thức nâng lên thành lý luận.
Ham học hỏi, có khả năng tiếp thu nhanh, song ít khi học “đến đầu đến đuôi”, nên kiến thức không hệ thống, mất cơ bản. Ngoài ra, học tập không phải là mục tiêu tự thân của mỗi người Việt
Xởi lởi, chiều khách song không bền.
Tiết kiệm, song nhiều khi hoang phí vì những mục tiêu vô bổ (sĩ diện, khoe khoang, thích hơn đời).
Có tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, song hầu như chỉ trong những hoàn cảnh, trường hợp khó khăn, bần hàn. Còn trong điều kiện sống tốt hơn, giàu có hơn thì tinh thần này rất ít khi xuất hiện.
Yêu hòa bình, nhẫn nhịn, song nhiều khi lại hiếu chiến, hiếu thắng vì những lý do tự ái, lặt vặt, đánh mất đại cục.
Thích tụ tập nhưng lại thiếu tính liên kết tạo ra sức mạnh (cùng một việc, một người làm thì tốt, ba người làm thì kém, bảy người làm thì hỏng).
Sao cái mục nào cũng có chữ song/ nhưng thế? Đọc nửa câu đầu thì thấy tự hào, song/nhưng đọc nốt câu lại thấy đắng nghét nơi cổ họng :((
Trả lờiXóaĐặc điểm cuối : Vì mang tính kết nối chứ không kết dính(kết nối và kết dính là hai việc hoàn toàn khác nhau) cho nên cái chuyện ´´ cùng một việc, một người làm thì tốt, ba người làm thì kém, bảy người làm thì hỏng´´ là đúng quá rồi bác ơi. Vậy thì các bác chịu khó ọp thường xiên để tăng tính kết dính, chứ biết nhau qua lại theo kiểu kết nối qua mạng không thôi thì sau này có vụ gì cần ´´ sự liên kết để tạo ra sức mạnh´´ kiếm nó không ra đó nha anh Thụy.
Trả lờiXóaNgười Việt thiếu 2 thứ quan trọng: Triết lý sống quyết liệt và tính tự trọng :D
Trả lờiXóaEm ko thấy đắng nghét lắm vì đi ra ngoài mới thấy người Việt mình kém thật, chất lượng sống thua xa các dân tộc khác :D. Cố gắng tự sửa mình và sửa cho thế hệ con cháu mình, và hy vọng vào tương lai tốt đẹp thôi :D
"Triết lý sống quyết liệt và tính tự trọng :D"
Trả lờiXóaBó tay với nhận xét của bạn này!
Sàng lọc thôi, cái gì hay thì phát huy. Cái gì dở thì bỏ.
Trả lờiXóa@DUA :ối giời ơi, mới đi có tẹo mà đã đao to búa lớn rồi. Nào là triết lý sống quyết liệt, nào là tự trọng...... Ai bẩu cô là người Việt mình thiếu tự trọng thế. Bó tay. Com.
Trả lờiXóaEm thêm vào nè, bao nhiêu năm nay training lính thì em có nhận xét như vầy. Người Việt có thói quen hay mổ xẻ, si nghĩ cao, nhưng thường hay áp dụng ko đúng chỗ. Một thí dụ đơn giản, hai người vào thi kiểm tra trình độ mức nhanh nhạy trong công việc. Đưa ra hai cái hộp bảo "gấp" nó lại, ku lính người xứ thiên hạ gấp xong nhanh hơn, còn ku lính VN thì trước khi gấp phải ngắm nghía xem gấp theo chiều nào? đi hướng nào cho nó đẹp. Kết quả ku VN ko được thuê vì phản xạ chậm chạp, đã bảo "gấp lại thôi, chứ ko ai kêu "gấp cho đẹp!".
Trả lờiXóaQua' chinh xac.
Trả lờiXóalvu
@LU: "mức nhanh nhạy trong công việc" Có thể do lỗi chưa đọc rõ yêu cầu, hoặc chưa hiểu rõ yêu cầu.
Trả lờiXóaNếu chỉ vì như vậy mà loại người ta thì khắc nghiệt quá!
Nhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaLana: Thực ra thì cơ chữ song, để mình nhận thấy rằng về cơ bản, người Việt mình có đức tính tốt em ạ! Chỉ cần khắc phục một số vẫn đề nữa thôi. Đúng không em?
Trả lờiXóaHạnh Phúc Lang Thang: Bạn nói đúng, và làm tôi giật mình. Đúng là mới chỉ off để chia sẻ, tâm tình thôi,chứ chưa nghĩ đến việc kết dính như bạn nói. Vậy tôi hô hào off thường xuyên, bạn có tham gia không?
Trả lờiXóaDứa: Chất lượng sống thua xa một số dân tộc khác thì đúng em ạ! Nhưng lòng tự trọng thì anh nghĩ là người Việt mình có, và khá biết tự trọng đấy em ạ! Ý anh là nói số đông, chứ không phải một số ít người đâu.
Trả lờiXóaNặc Danh: Có gì đâu mà phải bó tay, bạn!
Trả lờiXóaHwoangNguyen: Rất chính xác. Người Việt mình có cái tốt, cái xấu. Làm sao bỏ cái xấu đi, học cái tốt của người khác và biết phát huy cái tốt của mình lên.
Trả lờiXóaLu: Người Việt mình thường cầu toàn. Nhưng đúng là trong nếp sống công nghiệp, đừng suy nghĩ nhiều, phải hành động nhanh và chính xác. Chậm là thua chắc!
Trả lờiXóa@ Anh Thụy: Người ta hiểu mình hơn mình hiểu mình đúng không anh? Nghe người ngoài nhận xét mà mình giật mình luôn.
Trả lờiXóaOff thường xuyên đi anh. Em cam đoan dính hơn keo nè.
Oài, người VIệt mình có đủ thứ đặc điểm tốt . Nhưng toàn thể hiện nhầm chỗ thôi :-(
Trả lờiXóaThí dụ đáng lẽ phải khó tính trong công việc của mình thì lại đi khó trong công việc của người khác. Đáng lẽ yêu ai sẽ tôn trọng người đó thì lại sở hữu và áp đặt người kia phải theo mình. ĐÁng lẽ đẻ con ra là phải hướng con bản tính lương thiện từ nhỏ thì lại đi dạy chúng những mẹo khôn vặt. Đáng lẽ sự học là niềm vui thì lại biến nó thành gánh nặng, áp lực khủng khiếp. Đặc biệt, đáng lẽ người Việt hay cười thì phải dễ thông cảm và dễ tha thứ, đằng này trông bề ngoài thân thiện xởi lởi nhưng thực ra cực kỳ để bụng và ích kỷ, nhất là đối với người thân. Chậc...nhiều lắm ạ :-(
Anh Thụy cứ cmmt uyển chuyển dễ chịu ntn ai mà chẳng muốn off với anh :D
Trả lờiXóaEm mới cmmt 1 câu mà vài người ném đá em ghê quá :D. Đang bàn về "đặc điểm người Việt", bản thân nó đã là đề tài vĩ mô rùi, sao lại mắng em là đao to búa lớn :D
Về câu tự trọng em xin rút lại ạ. Vì bản thân em suy nghĩ chưa kỹ khi viết ý này (thành thật nhận lỗi), hơn nữa em chưa đủ trình độ để diễn giải ý mình hiểu ra. Thôi thì xin các bạn đại lượng:D
Còn chuyện triết lý sống quyết liệt thì ai nghe ko thuận tai có lẽ là do lỗi em dùng từ tối nghĩa, chứ thực ra nó chỉ là tính nhất quán trong triết lý sống và dám đi đến cùng trong mọi việc. Cái này có thể thấy trong mọi mặt của cs. Người mình lâu nay quen thói lập lờ, không rõ ràng, quan liêu, không làm cái j tới nơi tới chốn. Chính cái sự ko nhất quán và thiếu quyết liệt này mới nảy sinh ra sự mâu thuẫn "Thông minh, sáng tạo song chỉ có tính chất đối phó, thiếu tầm tư duy dài hạn", hay "Khéo léo song không duy trì đến cùng", "học nhanh mà ko đến nơi đến chốn"...
"Thông tin cũ rích, không bình luận", hè hè :-D
Trả lờiXóaEm thấy mấy cái "song" đều có chung một cái là không có tầm nhìn xa và đi vào thực chất.
Trả lờiXóaKhông biết nếu không phải quá vật lộn với cơm áo gạo tiền thì người Việt mình có khác không nhỉ.
Gấu to uỵch mà 'quái' thật, copy ngay cái còm ấn tượng của đại K VMC :)
Trả lờiXóa(mà 'ấn tượng' có cả hai hướng + và - đấy nhé)
Anh ơi em cũng thích copy lại câu này: off thường xuyên đi anh :)
Vhlinh: OK em! Anh cũng thích off thường xuyên lắm. Lần này, nên bầu một người làm Chủ nhiệm đi. Để còn thu xếp các cuộc off chứ. Đúng không em?
Trả lờiXóaTiti: Em nói đúng lắm! Thấy em nói đúng mà thêm đau lòng. Hic!
Trả lờiXóaDứa: Em đừng băn khoăn. Về tự trọng, anh đã reply rồi đấy, chẳng qua là em nói về một số ít thôi. Mà chúng ta thì không nên lấy số ít để đại diện cho số nhiều. Thế thôi em ạ!
Trả lờiXóaVí dụ, anh ở chung cư, nhân viên tạp vụ lúc nào cũng lau dọn hành lang, thang máy rất sạch sẽ. Vậy mà lâu lâu, lại có người hiên ngang vứt thẳng mẩu thuốc lá, giấy gọi kẹo, túi ni-lon ra hành lang và thang máy. Đúng là thiếu tự trọng. Nhưng ít thôi. Chứ cả nhà mọi người đều thế thì chết.
Cồn các điểm khác, em nói đúng đấy em ạ! Phê bình nhau là để tiến bộ mà. E đừng băn khoăn nhé!
Gauxx: Ái chà chà! Hóa ra là em cũng về phe anh VMC để "đập ruồi" anh nhé! Hu hu!
Trả lờiXóalike2chat: Không phải chuyện cơm áo, gạo tiền em ạ! Mà là tư duy cộng đồng. Người Việt mình phải bỏ được tư duy ở nhà hình ống (nhà phân lô, liền kề) và đi xe máy thì mới hợp có tư duy hợp tác được.
Trả lờiXóaSang Bắc Kinh, thậm chí các tỉnh phía nam Trung Quốc (vốn được coi là đói nghèo...) cả Bí thư tỉnh ủy cũng không được ở nhà riêng. Thế đấy em ạ!
Lana: A cũng thế, vừa reply chị Bí đấy. Lần này bầu Trưởng Ban đi nhé!
Trả lờiXóaLana: A mải vụ off nên quên mất. Em về phe Gauxx nhé! Hu hu!
Trả lờiXóaNgười Việt mình hình như còn thích "đi đường vòng" trong mọi việc vì ai cũng nghĩ "đường vòng" nhanh hơn, được việc hơn?! Thành ra các mối quan hệ quen biết rất quan trọng.
Trả lờiXóaEm nghĩ những đặc điểm trên entry là có, nhưng mà gọi chung là "đặc điểm người Việt" thì có lẽ hơi chủ quan quá.
Trả lờiXóaNhư anh DMT comment ấy, những cái tiêu cực ít thôi, vì thế nó thành đặc biệt, dễ làm mình chú ý hơn, nên có cảm giác nó chiếm đa số.
Em quan sát thấy một điều nữa, không biết là do những người đó là tinh hoa hay là do những người đó được sống trong môi trường khác, nhưng những người làm cho tây hay sống ở tây thì cũng có kém gì tây mấy đâu.
ntd: Chính xác bạn ạ! Hiện đang có câu "nhất quan hệ, nhì tiền tệ ba trí tuệ". Trí tuệ xếp thứ 3 và là cuối cùng bạn nhé!
Trả lờiXóaNước Chè Quê: Mình cũng thỉnh thoảng làm việc với Tây, và môt vài người làm cho Tây. Nhận xét của mình là thế này: Những người học ở Tây, làm với Tây thì chắc chắn là ít nhiều ảnh hưởng nền văn hóa, lối tư duy và tinh thần làm việc của họ. Cái ảnh hưởng tốt là phần lớn. Nhưng cũng có ít người rất là cực đoan. Cứ động nói là chê ỏng chê eo Việt Nam mình.
Trả lờiXóaMình nghĩ, chính xác thì phải như mọi người com ở đây này. Có nghĩa là mình tự chê mình, chê mình đề thấy cái dở của mình mà bỏ đi, mà khắc phục ấy bạn ạ!
@anh DMT : Logo +hình ảnh=thương hiệu ´´cái đập ruồi´´ là do em BUILD. Hỏi qua em 1 tiếng đi rồi hẵng sử dụng. Hì hì. Em rất muốn được off với cả nhà, hưởng ứng theo lời kiêu gọi của anh Thụy nè. Nhưng mà anh Thụy ơi, bi giờ xa xôi quá, em biết phải làm sao đây?
Trả lờiXóaHanh Phuc Lang Thang: Cái đập ruồi là từ của em hả? Chết thật, thế mà anh không biết. Hic!
Trả lờiXóaEm đang ở đâu? Không phải ở Việt Nam, đúng không?
Em thì thấy những nhận xét này rất đúng cho số đông người Việt bây giờ anh ạ, tuy nhiên khi nhắc đến ưu điểm của người Việt thì người ta thường chỉ nói đến đoạn đầu thôi, theo em đấy cũng là một sự "ngủ quên trong vinh quang" đấy. Hi hi nhưng mà nó chỉ đúng trong cuộc sống hàng ngày thôi (cũng rất tiếc là như vậy) và không phải tất cả, còn khi cần thiết thì chúng ta vẫn phát huy được tất cả những ưu điểm đấy anh nhỉ (hi hi hơi chủ quan nhưng em cũng hi vọng là thế). Ngẫm lại thấy người nước ngoài người ta nghiên cứu về mình và hiểu về mình còn hơn cả người VN.
Trả lờiXóa