Thứ Sáu, 15 tháng 1, 2010

CHUYỆN TRÊN MÁY BAY



Có lẽ một trong những điều mà người ta phải nghe nhiều nhất khi lên và xuống máy bay là nghe các cô tiếp viên liên tục nhắc nhở hành khách tắt điện thoại di động. Một trong những yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến quá trình điều hành bay, bởi vì sóng điện thoại rất dễ làm nhiễu sóng ra-da chỉ huy dẫn đường cho tổ lái.

Vì sao lại cứ phải nhắc nhở mãi như thế nhỉ?

Có người nói bây giờ thời buổi làm ăn, từng giây từng phút là tiền bạc. Người ta phải tranh thủ gọi điện để đàm phán, để làm việc, để hợp đồng, để thỏa thuận… và còn trăm thứ bà-rằn khác nữa chỉ có trời mới biết được. Vì thế, phải cố gắng ít phút hiếm hoi liên lạc, làm việc, kể cả bị mấy cô tiếp viên hàng không nghiêm cấm.

Nhân đi một chuyến máy bay bão táp, vừa delay, vừa hủy chuyến… cả đi lẫn về, tôi bỗng có nhiều thời gian phát vãng ở cả hai đầu sân bay Tây Sơn Nhất và Nội Bài. Lại thêm phần rách việc ngắm nhìn thiên hạ đi lại như mắc cửi. Chợt nảy ra một ý tưởng là thử nghe xem những ông, những bà cố phớt lờ lời nhắc nhở tắt điện thoại di động khi vừa vào trong máy bay hoặc khi chưa bước ra khỏi máy bay xem họ nói gì? Có quan trọng đến mức buộc phải như thế hay không? Biết đâu lại có vài điều thú vị!

Một bà tầm ngoại ngũ tuần oang oang nửa máy bay nghe rõ: “Thôi mẹ tha thứ cho các con, mẹ bỏ qua rồi nhé! Chúng mày bảo nhau mà lần sau mẹ vào chơi đối xử với mẹ cho tốt. Rồi qua nhà bà Bùi bên cạnh chào bà hộ mẹ một câu. Gớm, chúng mày thúc tao đi sớm quá, chẳng chào bà ấy được một lời. Ừ, mẹ dặn thế thôi, chứ tôi hôm trước, tao đã sang chơi với bà ấy cũng nói qua rồi. Nhớ cái gì ấy nhỉ, à, cái toa-lét, chúng mày cầu kỳ quá…” Đại khái cứ tinh thần ấy mà bà tuôn ra, nghe mệt bã cả người.

Một bố tầm ngoài 4 phát ông ổng bên tai: “Bảo chúng nó nhớ đấy nhớ! Đừng có thằng nào đi ăn trước đấy! Tao biết rồi, có cân mực nứa nhét vào va-li rồi. Đợi tao vào mở ra đốt cồn rồi ra quán nhé! Vớ vẩn, mày phải bảo chúng nó đi. Không lại thằng được thằng mất thì tối nay mất vui đi. Đi nói với chúng nó ngay đi nhé!”.

Lại một bà the thé ngay cả lúc đã yên vị tấm thân có phần hơi quá hoành tráng xuống ghế máy bay: “Chị hiểu rồi, nhưng chú phải kiếm ngay cho chị mấy thằng thợ. Kiếm thằng nào nó bả tốt tốt một tí, xấu quá mà làm lại là mệt lắm đấy. Thì Chủ nhật này làm đi. Không được à? Vậy cố gắng Chủ nhật sau cho chị nhé! Ngày thường đâu có ai ở nhà đâu. Chồng chị á? Trời đất ơi, cái lão dở hơi này có mà ngồi trông thợ thì trời sập à? Có mà đi với rượu, với gái thì có ấy. Chưa ăn hại vợ đã là may. Ử ừ, biết thế! Nhớ nhé!”

….

Và có thể, nếu để ý nghe, còn nhiều chuyện nữa. Bỗng tự hỏi, có thật sự phải nói những chuyện như thế này trong hoàn cảnh bị cấm đoán, bị nhắc nhở không? Cụ thể là, sao không chờ ra khỏi máy bay hãy nói thì cũng có sao đâu nhỉ?



12 nhận xét:

  1. Á , bác Thụy đã về , vẫn khỏe và lại viết , em mừng .
    Thực ra còn rất nhiều chuyện tương tự như thế này để nói lên cái vô ý thức của rất nhiều người Việt mình bác ạ . Những năm gần đây em thấy trình độ học vấn của dân ta đã cao lên nhiều lắm( thể hiện qua bằng cấp )nhưng sao cái ý thức và văn hóa của khá nhiều người " Thủ to " ấy lại vẫn lùn thế bác nhỉ ?

    À , lần đầu em còm ở nhà bác , có gì không phải , mong bác bỏ quá cho ạ .

    Trả lờiXóa
  2. Ối, em xin lỗi bác TDM. Em là cũng chúa hay nấn ná cái vụ điện thoại này, để nhắn nhe vớ vẩn thôi chứ không oang oang chuyện kín đáo của gia đình. Qua bài này của bác, em xin hứa sẽ rút kinh nghiệm vậy, kẻo mang tiếng không cầu tiến.

    Trả lờiXóa
  3. Uhm, em co nguoi ban lam phi cong nguoi My, trong 1 chuyen bay 2 dua di chung, em thay ban do cung k co tat DT nua anh, hoi tai sao ban ay noi k can thiet.

    Trả lờiXóa
  4. Toc Dai: thuc ra thi tren may bay dung la co mot so nguoi ket that. Ho co nhu cau goi dien thoau. Nhung minh nghi so nay it thoi. Con toan la chuyen vo bo. Well come ban. Thank's nhe!

    Trả lờiXóa
  5. Vhlinh: hi! Cai gi kin dao thi OK thoi. Tren may bay cung vay ma. Hi!

    Trả lờiXóa
  6. Phung Tran: Theo minh biet thi sap toi co the co dich vu dien thoai va internet tren may bay. Co the de k bi anh huong nguoi ta se phai lam mot cai gi day ve ky thuat. M k ro lam!

    Trả lờiXóa
  7. Em nghĩ nên làm theo hướng dẫn của tiếp viên. Không chỉ là vấn đề an toàn bay mà còn nhiều vấn đề khác về văn hóa ứng xử. Em cứ để ý trên máy bay, ở sân bay hay những nơi công cộng khác, người VN mình, người Trung Quốc (và thỉnh thoảng là Hàn Quốc) thường cười nói rất to, không để ý những người xung quanh đang nhìn họ khó chịu.

    Trả lờiXóa
  8. Na La : Em noi rat chinh xac. Tren may bay noi rieng va o noi cong cong noi chung, nen nhe nhang va te nhi! Va nen theo huong dan cua nhan vien o do!

    Trả lờiXóa
  9. Em có bài này liên quan đóng góp cùng bác và bà con: http://vmcinhanoi.blogspot.com/2007/07/bay-gia-re.html

    Trả lờiXóa
  10. VMC: Bố con anh cũng đã nếm mùi vị của Hàng không giá rẻ rồi. Lêu vêu như chó ốm gần 6 giờ đồng hồ. Hic!

    Trả lờiXóa
  11. Có những thứ ngày nay em nghĩ là chuẩn văn minh tối thiểu của 1 xã hội hiện đại, dù là anh nông dân hay doanh nghiệp đều nên biết. Chuyện tắt máy điện thoại di động khi lên máy bay và ngồi yên đến khi máy bay dừng hẳn không khác gì sau khi đi cầu và trước khi ăn phải rửa tay xà phòng (em so sánh hơi thô nhưng mà em thấy đúng thế thật).

    Trả lờiXóa
  12. Dứa: Anh hoàn toàn đồng ý với em. Hành động đấy phải được hiểu như một thói quen nơi công cộng vậy. Vả lại, nói thực là cố thêm một vài phút, cũng chẳng ý nghĩa gì. Tốt nhất là cho đến khi xuống máy bay, vào nhà ga rồi hãy mở máy điện thoại.

    Trả lờiXóa