Thứ Năm, 20 tháng 5, 2010

SỨC MẠNH NGƯỜI VIỆT



Hồi còn học đại học, rồi trên đại học, thày hướng dẫn trực tiếp tôi trong các kỳ làm luận văn tốt nghiệp đều là thày Nguyễn Ngọc Lâm. Thày là giáo sư, tiến sĩ, tốt nghiệp ở Đức về. Bằng Tiến sĩ ngày ấy, có lẽ cũng khác ít nhiều so với giáo sư, tiến sĩ bây giờ.


Lúc làm luận án, chỉ có tôi với thày, nên thày thường hẹn tôi ở nhà riêng ở Phù Đổng Thiên Vương. Ngày ấy, đám cán bộ quèn đi học như tôi nghèo lắm. Chẳng có gì biếu được thày. Phần lớn chỉ ăn bám thôi. Những lần đến nhà thày nghe hướng dẫn luận văn, bao giờ thày trò tôi cũng hàn huyên nhiều thứ, nhưng chủ đề nhiều nhất vẫn là làm thế nào để áp dụng kiến thức có được vào đời sống kinh doanh hàng ngày.


Có lần thày bảo tôi: - Thày vừa đọc một cuốn sách, rất thú vị! Trong đó có một tình tiết là so sánh sức mạnh của người Việt và người Nhật trong việc hợp tác kinh doanh.


Tôi cười nói: - Làm sao mà người Việt mình sánh được với người Nhật hả thày?


Thày Lâm bảo: “Em nhầm rồi! Tác giả cuốn sách đưa ra một hình ảnh rất sinh động. Họ nói một người Việt thì hơn một người Nhật (hơn chứ không phải là bằng đâu nhé!). Nhưng 2 người Việt thì kém 2 người Nhật. Và 3 người Việt lại càng kém 3 người Nhật. Cứ thế, nếu tập hợp càng đông thì người Việt càng yếu đi và người Nhật lại càng mạnh lên!”.


Khi đó, tôi chỉ thấy thích thú vì sự so sánh là lạ ấy, chứ không tin lắm. Sau này, đi làm việc, rồi làm kinhdoanh, ngẫm lại, thấy sự so sánh trên cực kỳ chuẩn.


Vài người rủ nhau thành lập công ty làm ăn. Một thời gian sau, có chút ít kinh nghiệm, vốn liếng, 2 người bỏ việc, thành lập công ty riêng của mình. Thế là có 3 công ty kinh doanh trong cùng một lĩnh vực xuất hiện ở một địa phương. Cứ theo đà ấy, số công ty nhiều dần lên. Nhưng rốt cuộc, đều là các công ty nho nhỏ, tin hin, làm ăn vụn vặt, cạnh tranh lẫn nhau về giá cả dịch vụ mà thực chất là chèn ép nhau xuống. Vì đã làm ăn với nhau lâu nên hiểu rõ về nhau, và vì đã hiểu rõ về nhau nên “vặt lông” nhau cũng không phải là khó.


Từ nhỏ tí, người Việt đã được ông bà, cha mẹ dạy dỗ là phải học hành để làm ông này bà kia, để được sung sướng ngồi mát ăn bát vàng. Lớn lên đi học cũng được huấn luyện như thế. Sinh viên thì sinh hoạt ở các Câu lạc bộ “Nhà doanh nghiệp trẻ tương lai”, “Câu lạc bộ Giám đốc”… Nói tóm lại là suốt một thời gian dài, đầu óc chỉ làm thế nào để được làm quan, làm ông chủ, bà chủ.


Và bi kịch là ở chỗ, chẳng ai dạy làm nhân viên, làm thuê thì phải như thế nào? Người ta chỉ mở lớp dạy cán bộ kế cận, cán bộ nguồn, cán bộ quy hoạch, giám đốc, manager. Nói tóm lại là dạy làm quan mà thôi. Thế cho nên các trường dạy nghề, dạy làm thợ chẳng ai học cả, cứ què cụt rồi mai một dần. Tìm một người giúp việc xịn, hiện giờ còn khó hơn tìm một anh kỹ sư nhiều.


Chẳng biết như thế là tốt hay không tốt đây?




36 nhận xét:

  1. Anh ơi em chịu không hiểu được tại sao 1 người Việt lại hơn 1 người Nhật. Cơ sở ở đâu ạ. Gì chứ em thấy độ chăm chỉ, cày trâu bò, tính kỷ luật và trách nhiệm của họ còn bằng khối người mình. Chưa kể em thấy dân Nhật thông minh chết đi được.

    Còn về chuyện anh nói có trò vài người cùng mở kinh doanh một loại hình rồi cạnh tranh "vặt lông" nhau thì đúng là bó tay thật. Em thấy ở nhà mình hay có kiểu kinh doanh a dua, học mót, thấy người ta mở mình cũng mở, thành ra người bán còn nhiều hơn người mua, thị trường bão hòa rồi dìm nhau chết hết.

    Em nhớ hồi lâu có đọc cuốn sách, trong đó có nói về văn hóa kinh doanh của người Việt và người TQ thì có mấy ví dụ: Anh A đến nhà anh B học nghề làm mỳ chẳng hạn. Sau khi thành nghề xong, nếu anh A là người VN, anh ấy sẽ mở ngay quán mỳ kế quán anh B kinh doanh, vừa ăn theo sự đông khách của anh B, vừa là tâm lý buôn bán có hội có phường. Còn nếu anh A là người TQ thì anh A sẽ đi thật xa tới chỗ khác kinh doanh để không làm ảnh hưởng tới anh B.

    Nếu quán mỳ làm ăn phát đạt, thì theo thời gian, nếu anh A là người VN, thì chất lượng bát mỳ của anh A sẽ ngày càng giảm, tóm lại là cân điêu bán thiếu, phục vụ chán. Trái lại nếu anh A là người TQ, thì mỗi ngày bát mỳ của anh ấy sẽ không thay đổi chút chất lượng nào, thậm chí phục vụ còn tốt hơn để giữ khách.

    Em chả thích anh Tàu khựa lắm, nhưng vẫn công nhận về khoản kinh doanh thì mình còn thua Tàu dài. Mà sách đấy là sách do người Việt viết đấy nhé :D

    Trả lờiXóa
  2. Không phải 1 người Việt nào cũng bằng hay hơn người Nhật cả đâu.Tiên đề này rất mơ hồ.Nhưng làm việc theo nhóm thì người Nhật rất tuyệt vời dù không phải là hoàn hảo.Điểm trung tâm là họ biết đặt lợi ích chung lên hàng đầu.Bàn bạc công việc rất dân chủ.Khi ra quyết định cuối cùng thì dù bất đồng nhưng rất tôn trọng thực hiện.Người Việt thì cái tôi,tự cao,tự đại quá lớn.Nhất là những người có ít nhiều thành công trong quá khứ.

    Trả lờiXóa
  3. Chữ tín cua ngườiViệt chưa có được như người Nhật đâu.Nếu không tin tưởng,giữ lời hứa trong việc nhỏ nhất thì khó mà hợp tác với nhau!

    Trả lờiXóa
  4. Em nói thật là người Việt chúng ta thông minh thì cũng hơi hơi, chăm chỉ thì tương đối, và thiếu tất cả các phẩm chất còn lại.

    Trả lờiXóa
  5. Bác X30 nói về người Nhật Bản hoàn toàn chính xác.

    Trả lờiXóa
  6. Dứa: Kinh doanh, nhất là kinh doanh kiểu cha truyền con nối thì nói thật là cả thế giới này phải học người Trung Quốc em ạ!

    Chuyện người Việt và người Nhật là anh kể lại lời của thày. Cuốn sách mà thày nói, nếu anh k nhầm, nó tên là Japan is Number One.

    Trả lờiXóa
  7. Tôi tin theo quan điểm của bác Thụy. Lý giải thế này: Nếu Mỗi nước lấy 1 sinh viên VN xuất sắc nhất(trong sv người Việt) ở tất cả MỖI nước Âu - Mỹ so với 1 sv xuất sắc nhất trong số sv Nhật, tôi lạc quan rằng số sv xs người Việt mình sẽ đông hơn :D. (Lạc quan 90%- vì thực tế không có con số thống kê )
    Còn vế sau thì quá đúng,nhưng hi vọng tình hình đang khá dần lên. Cách nay chừng mươi năm, sự chia sẻ kiến thức trên cộng đồng mạng của trí thức và giới trẻ là cực kỳ "cố đỉn" so với Trung Quốc, gần đây đã khá hơn rất nhiều.

    Còn sự đoàn kết, hợp tác... thì qua "đau thương" người ta từ từ cũng tỉnh ngộ ra thôi.

    Trả lờiXóa
  8. LÝ MINH KHAI: Em Dứa nói vô tình thôi bạn, không có ý gì đâu. Bạn thông cảm đi nha!

    Trả lờiXóa
  9. X30: Tôi đọc Thói Hư Tật Xấu Của Người Việt. Giờ lại nghe bác nhận xét thế, bỗng thấy lo lo cho mấy cái đức tính tốt đẹp của người Việt mình đang dần mất đi thì phải. Hic!

    Trả lờiXóa
  10. VMC: Nghe em nói, cười không nổi. Mà khóc cũng không xong. Liệu có khắt khe quá không em?

    Trả lờiXóa
  11. Chu Nam Cuong: Nghe bác nói tôi bật cười một mình. Đồng ý là giờ đây việc chia sẻ kiến thức của mình đã khá hơn nhưng không lẽ, cứ phải đau thương rồi, chúng ta mới tỉnh được sao hả bác? Hic!

    Trả lờiXóa
  12. @A Thụy:
    Anh cứ thử ngẫm xem có đúng không?

    Trả lờiXóa
  13. VMC: Đúng thì đúng rồi. Nhưng liệu có phải là tình trạng ấy chiếm tỉ lệ lớn không? Chán nhỉ!

    Trả lờiXóa
  14. Hehehe, bác cười là đúng thôi, chúng ta (nói chung)từng "ra ngõ gặp anh hùng" nên cái sự "phục thiện" hơi bị méo. Dân tôc Nhât và cộng đồng Trung Quốc đều trải qua thăng trẩm, nhục nhã đáng kể trong quá khứ(TQ: thời kỳ trước Cách mạng Tân Hợi, Nhật: sau Thế chiến 2), VN ta chưa kịp nhục vì chết đói 1945 đã CMT8 thành công, thế là cứ bay trên mây cho đến khi ra nhập WTO mới có vẻ đang tinh văn tỉnh và cũng đang từ từ thấy...đấy, cả nhà ạ.:)
    Nhật phải mất trên 30 năm, Trung Quốc mất gần trăm năm, ta đang tỉnh dần thì nhanh cũng phải vài chục năm nữa, với điều kiện không ở top 50 về tham nhũng(thế giới.

    Trả lờiXóa
  15. Cũng giống như cách dạy dỗ trong trường học trước đây, VN "rừng vàng biển bạc đất phì nhiêu", trong khi người Nhật nói đất nước họ khắc nghiệt, nghèo về tài nguyên,... :-((

    Trả lờiXóa
  16. Chu Nam Cuong: Về tham nhũng, tôi xem phim ảnh của Trung Quốc, thấy họ bị cũng ghê gớm lắm. Có điều, họ xử tham nhũng thì phải nói là cực kỳ nghiêm khắc.

    Trả lờiXóa
  17. ntd: Cái này, giờ mình cũng nhận thấy rồi, cũng bớt dạy dỗ con cháu theo kiểu nước ta giàu có lắm rồi bạn ạ! Nguy hiểm thật với cái lối dạy dỗ như thế!

    Trả lờiXóa
  18. Em thì lại ko có ấn tượng gì là dân Nhật giỏi cả. Từ lúc còn đi học thì nhóm sinh viên nổi trội vẫn là Mỹ trắng, rồi đến Ấn Độ. Khi còn học bên kỹ thuật thì sinh viên Ân hầu như làm chủ tình hình khu vực Engineering. Khi em sang tới design thì Mỹ trắng là number 1. Cộng đồng người Hoa ở Mỹ rất mạnh, nguời Việt cũng đông ko kém, nhưng Nhật thì em thấy họ cũng khiêm tốn thôi. Siêng năng thì ngoại trừ dân Mễ và Mỹ đen là lười thôi chứ dân tộc nào cũng siêng kinh khủng. Người Hoa hầu như có mặt khắp thế giới rồi, miễn bàn. Nói chung ấn tượng dân Nhật giỏi và siêng, thì em ko thấy đậm nét ở Mỹ như Việt, Ấn, Hoa đâu.

    Trả lờiXóa
  19. Em hơi ngạc nhiên khi thấy mọi người khen người Nhật là thông minh và siêng nhất thế giới. Thực tế em đi học và làm việc thì em thấy ko đúng thế đâu. Cộng đồng Nhật có vẻ hơi bị khiêm tốn ở Mỹ.

    Trả lờiXóa
  20. Em thấy thế này:
    1. Tìm một chị giúp việc giỏi khó hơn cả bác sĩ, kỹ sư, CEO, Tổng Giám Đốc....

    2. Em xác nhận là về đánh giá cá nhân em thì người Nhật không giỏi.

    Trả lờiXóa
  21. Oạch, anh VMC mâu thuẫn nhá. Vừa hôm trước khẳng định dân Việt oách xà loạch giống dân Do Thái. Giờ lại chê đồng bào hơi hơi thông minh. Hừm...có phải mỗi lần còm là anh nhớ đến một kiểu người khác nhau trong nước hong?
    Riêng em thấy: Chẳng ai tồn tại được một mình, nếu người giỏi mấy, cần cù mấy mà để 1 mình thì cũng chỉ là 1 số phận rất chi là hữu hạn thoai. Đặc biệt là nếu làm lãnh đạo mà thiếu những phẩm chất còn lại" như anh VMC nói ấy thì...Ke ke ke...rất nguy hiểm ạ :-D

    Trả lờiXóa
  22. @chị Titi
    Haha,lần đầu em mới biết cái từ ´´oách xà loạch´´của chị Titi. Tra tự điển mà không thấy có từ này :-)

    @cả nhà
    Em thì thấy để ´´oánh´´ giá người nào chăm hơn người nào, dân tộc này thông minh, giỏi hơn dân tộc kia, là một việc cực kỳ khó. Cả thế giới chưa tiến hành bất cứ khảo sát nào trên diện rộng hoặc nghiên cứu chính thức nào từ xưa tới giờ để đưa ra kết luận dân nước này khôn hơn dân nước kia, hoặc anh người Ku oét thì siêng năng cần cù hơn anh người Mô zăm bík, chẳng hạn.
    Đôi khi ta gặp một nhóm người Hàn chăm làm, chăm học thì lại cho rằng dân Hàn siêng học, siêng làm lắm (thực tế có khối người Hàn lười chảy thây) Hoặc vô tình gặp vài người Tibet (Tây Tạng)ứng xử chậm chạp, giải thích mọi thứ đến chục lần mới hiểu thì có người lại cho rằng dân Tibet khờ bỏ xừ....vv..(thực tế là Tibet cũng có những nhân vật xuất chúng)
    Nói chung, tính cách, phẩm chất của vài người hoặc một số người thì không thể đại diện cho cả một dân tộc được. Thôi thì phẩm chất nào hay thì ta học, cái gì tốt thì ta bắt chước, còn cái gì của ta đã được nhiều người công nhận là tuyệt, là giỏi thì cứ thế mà phát huy.

    Trả lờiXóa
  23. Lu: Có thể tại Mỹ, người Nhật không được đánh giá cao. Cũng có thể đánh giá như trên là do trước đây người Nhật như thế thật. Nhưng bây giờ, họ đã ngủ quên trên chiến thắng và không còn được như trước nữa. Vụ chân ga Toyota, vụ phá sản của Japan Airlines là những ví dụ điển hình.

    Trả lờiXóa
  24. Đàm Hà Phú: Hoan nghênh em đã vote cho anh là tuyển một chị giúp việc giỏi bây giờ rất khó.

    Trả lờiXóa
  25. Titi: Em vote theo anh VMC (vụ thiếu các phẩm chất còn lại) như thế, làm anh thêm rầu rĩ khi nghĩ về người Việt mình. Hic!

    Trả lờiXóa
  26. Hạnh Phúc Lang Thang: Đúng là chưa có một khảo sát mang tính khoa học nào về các dân tộc trên thế giới. Tuy nhiên, dân gian thường có những đúc kết khá thú vị. Ví dụ: Mấy anh Hàn Quốc gia trưởng hay đánh vợ, mấy anh người Hoa thì hay nói to ồn ào...! Ngẫm lại, cũng thấy đúng đấy chứ em!

    Trả lờiXóa
  27. Trong bất cứ dân tộc nào cũng có người giỏi, người tài. Nên không thể đánh giá một dân tộc thông minh, tài giỏi chỉ thông qua các cá nhân mà cần nhìn qua những thành tựu khoa học kỹ thuật, nền kinh tế xã hội của họ. Cũng như không thể căn cứ vào các thành tích thi Olympic quốc tế để khẳng định chung học sinh VN rất thông minh.
    Mỗi dân tộc lại có những mặt mạnh của mình. Quan trọng là phải biết mặt mạnh để phát triển, biết mặt yếu để học tập người khác giỏi hơn. Với từng cá nhân cũng vậy.

    Trả lờiXóa
  28. anh Thuy : không phải em kì thị người Nhật, nhưng sống ở Mỹ hơn mười mấy năm em tiếp xúc nhiều sắc dân, lúc đi học cũng như đi làm, thì em thấy người Nhật không nổi trội những tính cách như thông minh và siêng năng đâu.
    Nói đến dân Nhật, người ta chỉ nghĩ đến món ẩm thực đặc biệt Sushi của họ thôi. Em đã tiếp xúc với sinh viên Nhật thì cảm giác là họ chậm chạp và nhút nhát. Sức sáng tạo cũng không có gì gọi là nổi bật, nói chung là sinh viên Nhật chưa được coi là giỏi như Mỹ, Ấn và Việt Nam đâu. Em ko bênh người mình, nhưng sinh viên Việt Nam đi học vẫn là những sinh viên chịu khó và đoạt loại giỏi cũng ko hiếm.
    Ra đi làm thì mấy ku Nhật cũng ù lì, ít nói và chậm chạp, lại có tính hay gàn nữa. Còn làm ăn với khách Nhật thì rất là sợ vì cái tính rắc rối, khó không đúng chỗ của họ.
    Cả năm chỉ bán sang bên Nhật có vài cái systems thôi, mà họ có tính như bới lông tìm vết ấy. Săm soi đủ kiểu, đó là họ chỉ mua máy móc cũ thôi đấy. Trong khi khách hàng bên Châu Âu và Châu Phi thì đặt mua hàng loạt toàn loại đắt tiền, và họ làm ăn thông thoáng lắm.
    Bên cánh điện tử tụi em, làm ăn mà nghe hợp đồng có dính đến khách Nhật thì sợ lắm anh à.

    Trả lờiXóa
  29. Nếu đúng như Lu nói thì tại sao Nhật lại phát triển như vậy nhỉ?

    Trả lờiXóa
  30. Rồi, em cũng nhất trí, đánh giá dân tộc không nên nhìn vào thành tích và vài cá nhân cục bộ, kẻo sẽ thành thiển cận.

    Nhiều người chưa đến Nhật thì chỉ nghĩ Nhật có Sumo, Sushi là hết thôi. Suy nghĩ như vậy em gặp nhiều :D. Nếu qua tới đây thì mọi người sẽ có cái nhìn khác hơn, cả về văn hóa lẫn con người Nhật, nó ko chỉ đơn thuần như trên phim ảnh, sách vở hay manga phản ánh đâu. Về cơ bản em thấy người Nhật làm việc khá khó tính, cứng nhắc, nhưng tỉ mỉ và trách nhiệm. Nếu đi đâu thấy người Nhật không có gì nổi trội là chuyện bình thường, bởi người N nói chung không ham thành tích, ít thích thể hiện và cực kỳ khiêm tốn. Họ không thích làm cá nhân nổi trội, và bản thân ít người thích làm leader vì phải chịu trách nhiệm rất cao. Nhưng không thể nói họ không giỏi, không thông minh nếu họ không chịu khó tỏ ra nổi bật được :D. Tuy sống ở đây 1 thời gian ngắn thôi, nhưng mà nhìn vào nhiều mặt của cs thường ngày, đọc sách dạy tiếng của họ, nhìn cách họ làm báo, làm truyền thông, cách họ bố trí sắp xếp thời gian, không gian sống, làm việc, bán hàng... em thấy là họ rất thông minh ạ :D.

    Hôm rồi TV có chiếu một cái phóng sự, có nói tới việc nếu cùng là 1 phát minh, thì không chỉ nước Nhật mà rất nhiều nước khác cũng có thể làm được. Tuy nhiên những thứ đóng dấu Made in Japan và làm nên thương hiệu của hàng Nhật chính là ở sự tỉ mỉ, tính đến từng chi tiết rủi ro nhỏ và đặt lợi ích của khách hàng lên trên. Giữ chữ tín, như bác X30 nói, chính là điều làm nên thành công của họ.

    Và em cũng nhất trí với anh Thụy luôn, nước Nhật bây giờ đã đạt đến mức phát triển bão hòa, đang bị chững lại và có dấu hiệu thụt lùi, bên cạnh đó phải đối phó với rất nhiều vấn đề, nợ quốc gia rất lớn, dân số thì già đi và giới trẻ không chịu làm việc...

    Trả lờiXóa
  31. @Titi:
    Cái câu "Người Việt là Do Thái phương Đông" là một cậu bạn người Nga của anh nói.

    Trả lờiXóa
  32. Lu: Đồng ý với em là có thể có những cái đặc trưng trong làm ăn. Ví dụ ở Việt Nam, anh mà gặp mấy bác Hàn Quốc là anh nản. Làm ăn với họ mệt lắm. Thế nhưng đấy là lĩnh vực của anh thôi. Sang lĩnh vực khác, hình như họ lại hơi bị nhanh.

    Riêng về học, anh rất nhất trí là sinh viên Việt Nam học rất giỏi. Nhưng chỉ học để đi thi (chỉ với mục đích đi thi lấy bằng thôi đấy nhé) thôi.Chứ học để làm việc thì có lẽ sinh viên mình chưa giỏi thì phải em ạ!

    Trả lờiXóa
  33. ntd: Tôi vừa nói ô trên đấy bạn ạ! Học để đi thi, để đi thi thôi, tôi nhấn mạnh, thì sinh viên Việt Nam giỏi lắm. Còn học để làm việc thì hình như đúng như bạn nói, không thê qua điểm của các kỳ thi mà khẳng định được.

    Trả lờiXóa
  34. Nadia: Người Nhật những năm sau Thế chiến, họ rất cầu thị,chịu khó học hỏi, chăm chỉ làm ăn, tích lũy... Vì thế, họ mới phát triển thế đấy em ạ!

    Trả lờiXóa
  35. Dứa: Em phân tích khá đầy đủ và OK rồi!

    Trả lờiXóa
  36. Em nhất trí với chị Dứa.
    Ông xã em hay nói Japan là Germany của Châu Á.
    Em có cơ hội theo ông xã đi tới mấy triển lãm đồ cổ ở San Francisco, khi nhìn những đồ từ Nhật Bản, mới thấy hết được sự tinh tế và tỉ mỉ của họ.

    Trả lờiXóa