Năm thứ nhất, Đại học Bách Khoa Hà Nội, tôi được một anh thương binh quê Sài gòn chép tặng hai khổ thơ nói về Huyền Trân Công chúa. Bài thơ lấy tích Công chúa bị gả bán sang Chiêm Thành mà cảm tác. Khi đó, do nhiều nguyên nhân, chúng tôi không ai biết tác giả của bài thơ ấy là ai? Từ bấy, tôi vẫn có ý tưởng tìm hiểu về bài thơ này.
Rồi học hành, thi cử, luận án, ra trường, đi bộ đội, chuyển ngành… bao nhiêu biến cố thăng trầm, cộng với bấy nhiêu nhọc nhằn của cuộc sống, tôi quên khuấy ý tưởng ấy. Cho đến một hôm, một người bạn từ Hoa Kỳ về cho tôi một đĩa nhạc của Hoang Oanh. Đĩa nhạc thật đặc sắc với các bài Hòn Vọng Phu, Trầu Cau, Tiếng Trông Mê Linh, Người Con Gái Nam Xương và đặc biệt là Huyền Trân Công Chúa.
Nghe đĩa nhạc này, biết thêm nhiều tư liệu xung quanh Công chúa Huyền Trân. Từ đó, tôi tìm ra bài thơ. Hóa ra, hai câu thơ anh thương binh chép tặng tôi chỉ là khổ đầu tiên và khổ cuối cùng của một bài thơ dài.
Rất hay và rất độc đáo…
Năm 1036, Chiêm Thành là quốc gia đương thời cực thịnh, đe dọa cả phương nam Đại Việt do Nhà Trần đang cai trị. Với mục đích tăng cường bang giao giữa hai quốc gia láng giềng, Trần Nhân Tông gả Công chúa Trần Huyền Trân cho Quốc vương Chiêm Thành là Chế Bồng Nga. Lúc đó, Trần Huyền Trân mới 16 tuổi. Hồi môn Quốc vương Chiêm Thành dành cho Nhà Trần là 2 châu Ô, Châu Rý (huyện Hương Điền, Thừa Thiên-Huế bây giờ).
Ít năm sau, Chế Bồng Nga chết. Theo tục lệ Chiêm Thành, Công chúa Huyền Trân phải bị chôn sống cùng chồng. Để giải cứu Công chúa, vua Trần đã sai đại tướng Trần Khắc Chung, dẫn đầu đoàn tùy tùng tới viếng Chế Bồng Nga, nhưng thực chất là tìm cách cứu Huyền Trân. Trần Khắc Chung vào Chiêm Thành và trong những tình huống bất ngờ nhất, đã giải cứu thành công Trần Huyền Trân. Hai người theo đường biển trở lại Thăng Long sau đó gần một tháng trời.
Mới 16 tuổi, Trần Huyền Trân đã bị gả bán đến một đất nước hoàn toàn xa lạ, thậm chí đang thù địch. Với vai trò vừa làm vợ, vừa làm nhà ngoại giao. Công chúa đã hy sinh cả tuổi thanh xuân của mình vì an bình của dân tộc. Đề tài này đã được nhiều thi sỹ, nhạc sỹ sáng tác nên những tác phẩm bất hủ. Sự hy sinh của Công chúa thì tôi tin là có thật. Nhưng mối tình Trần Khắc Chung và Công chúa, mà nhiều nhà thơ, nhạc sỹ đã sáng tác, thì tôi không nghĩ đấy là sự thật, vì những lý do liên quan đến rào cản của chế độ phong kiến cũ.
Được tặng hai khổ thơ. Tìm được thì hóa ra là mở đầu và kết thúc của một bài thơ dài. Thi phẩm Nhạc Xuân của nhà thơ đồng quê Nguyễn Bính. Nói thật là cho tới giờ, tôi vẫn không thể tin được đây là tác phẩm của họ Nguyễn, vì tôi không thể hiểu nổi vì sao chàng thi sỹ đồng quê, vốn đậm tính chân quê ấy lại có thể viết một thi phẩm hiện đại và văn minh đến thế. Xin chép lại đây toàn bộ bài thơ để mọi người cùng thưởng thức.
NHẠC XUÂN
Hôm nay là xuân, mai còn xuân
Xuân đã sang đò nhớ cố nhân
Người ở bên kia sông cách trở
Có về Chiêm Quốc như Huyền Trân?
Hôm nay là xuân, mai còn xuân
Phơi phới mưa sa nhớ cố nhân
Phận gái ví theo lề ép uổng
Đã về Chiêm Quốc như Huyền Trân
Hôm nay là xuân, mai còn xuân
Lăng lắc đường xa nhớ cố nhân
Nay đã vội quên tình nghĩa cũ
Mà về Chiêm Quốc như Huyền Trân
Hôm nay là xuân, mai còn xuân
Một cánh đào rơi nhớ cố nhân
Cung nữ như hoa vườn Thượng uyển
Ai về Chiêm Quốc với Huyền Trân?
Hôm nay là xuân, mai còn xuân
Rượu uống say rồi nhớ cố nhân
Đã có yêu nhau là đến thế
Đừng về Chiêm Quốc nhé Huyền Trân?
Đừng về Chiêm Quốc nhé Huyền Trân
Ta viết thơ này gửi cố nhân
Năm mới tháng giêng mồng một tết
Còn nguyên vẹn cả một mùa xuân .
Huyền Trân, Huyền Trân, Huyền Trân ơi!
Mùa xuân, mùa xuân, mùa xuân rồị
Giờ đây chín vạn bông trời nở
Riêng có tình ta khép lại thôi!
Chào anh,
Trả lờiXóaEm thấy có một chút nhầm lẫn. Nhà trần trị vì từ năm 1225 đến 1400 nên thông tin "Năm 1036, Chiêm Thành là quốc gia đương thời cực thịnh, đe dọa cả phương nam Đại Việt do Nhà Trần đang cai trị" có lẽ nên được xem lại.
Lẽ ra là nên comment quanh quanh bài thơ thì hay hơn. Nhưng em cứ còm cái vụ này trước, vụ thơ phú em không có khiếu nên không ý kiến ạ.
Sauvage.
Theo DQ nhớ thì:
Trả lờiXóaVua Trần Anh Tông (anh trai của HT Công Chúa) gả HT Công Chúa cho vua Jaya Sinhavarman III (Chế Mân) năm 1306 chứ không phải năm 1036, và cũng không phải cho Chế Bồng Nga mà.
Bài thơ hay thật, rất day dứt, xót xa cho công chúa. Nhưng theo em biết, câu :
Trả lờiXóaNăm mới tháng giêng mồng một tết
Còn nguyên vẹn cả một mùa xuân
là để chỉ giá trị vĩnh cửu của sự hy sinh này. Nghĩa là công chúa không lấy đó làm đau khổ mà ngược lại, biến đời người ngắn ngủi thành mùa xuân vĩnh viễn.
HT Công Chúa sanh năm 1289 cơ mà. Đến năm 1293 thì vua Trần Nhân Tông đã nhường ngôi lại cho con trai là Trần Anh Tông (anh trai của HT Công Chúa) rồi. Sau đó, vua Trần Nhân Tông lên tu trên núi Yên Tử đấy thôi.
Trả lờiXóaKhi HT Công Chúa được gả cho vua Chế Mân thì lúc đó vua Chế Mân cũng đã có vợ là Tapasi rồi. Thật ra, mối hôn nhân này là do vua Trần Nhân Tông đã nói với vua Chế Mân. Vua Trần Anh Tông lúc đầu cũng từ chối, không chấp nhận mối hôn nhân này. Nhưng sau đó, khi vua Chế Mân nói sẽ giao 2 châu Ô, châu Lý như của hồi môn thì vua Trần Anh Tông chấp nhận mối hôn nhân.
Chỉ MỘT năm sau (1307) thì vua Chế Mân chết (chứ đâu có chờ đến mấy năm sau đâu).
À quên nữa. Chế Bồng Nga là cùng thời với Trần Duệ Tông (cháu nội của vua Trần Anh Tông) lận. Cháu của HT Công Chúa luôn rồi. Còn nhớ chuyện Trần Duệ Tông sang đánh Champa, bị Chế Bồng Nga bắt làm con tin không??
Trả lờiXóaThơ hay! Và em vẫn nghe âm điệu của cụ Nguyễn Bính đó chứ anh, vẫn rất mộc mạc và bình dị mà đi thẳng vào lòng người.
Trả lờiXóaĐắc nhất là câu " Lăng lắc đường xa nhớ cố nhân"
Suavage: Cám ơn em! Thông tin của em rất chính xác. Em xem thêm com của bạn Dã Quỳ ở dưới nhé! Em và Dã Quỳ cho anh thêm rất nhiều thông tin và kiến thức bổ ích. Em ghé thường xuyên nhé!
Trả lờiXóaDã Quỳ: Cám ơn bạn rất nhiều! Bạn quả là siêu. Hì, tôi sai ở mấy chỗ: Năm 1306 chứ không phải 1036. Vua Chế Mân chứ không phải Chế Bồng Nga. Và Chế Mân chết sau 1 năm bắt đầu hôn nhân với Huyền Trân. Vụ Trần Duệ Tông bị bắt làm con tin khi sang đánh Champa thì tôi hoàn toàn không biết tí gì bạn ạ! Hic.
Trả lờiXóaMột lần nữa, cám ơn bạn nhé! Và xin mọi người coi cái reply này của tôi như một lời đính chính cho các tình tiết sai sót trong bài viết.
Cám ơn bạn Dã Quỳ và một lần nữa, bạn Suavage nhé!
Titi: Anh còn nghe nói câu ấy sau này vận vào cả Nhà thơ nữa. Vận như thế nào thì anh lại không rõ. Hì
Trả lờiXóamooncakesg: Đúng thế! Nhưng ban đầu, anh thấy lời thơ hiện đại kiểu thơ mới quá, cứ thắc mắc mãi sao lại là của Nguyến Bính chứ.
Trả lờiXóaAnh thích nhất câu "Giờ đây chín vạn bông trời nở
Riêng có tình ta khép lại thôi!"
Đấy đấy! thỉnh thoảng boss phải biết trau giồi kiến thức cho nhân viên chứ...cả công ti toàn là nữ mờ em nào em nấy đều xinh tươi cả, boss phải biết duy trì và bảo quản tài sản quí hé...bảo cái Nga nó vào mờ đọc rồi học hỏi Huyền Trân Công Chúa nhá...từ nay anh Thuy phải bắt nó ăn mặc như HTCC í, đừng cho nó mặc cái váy như hôm í...có ngày nó làm cho mấy anh bị xuất huyết đấy!
Trả lờiXóaTran Anh Tong dam "ban" em gai de lay dat mo mang bo coi da la ghe hon, Tran Khac Chung thuy chung voi moi tinh đau va dam bat chap hu tuc Chiem Thanh giai cuu Huyen Tran cung that dang phuc.
Trả lờiXóaNguoi Viet ta xua song dep qua, ca nha nhi !
Lu: Ừ ừ, nó làm anh xuất huyết mấy ngày hôm nay rồi đấy em. Mà cả công ty anh bị ấy chứ. Hì
Trả lờiXóaChu Nam Cuong: Đoạn sau thì đúng là đáng ca ngợi, chứ đoạn trước, có vẻ không phù hợp lắm bác ạ!
Trả lờiXóa@Lu: chị ơi, chị có bít làm được cho người khác xuất huyết là cả một nghệ thuật (mà người làm cho người khác xuất huyết được là người nghệ sỹ) ko đấy? hihi, E vẫn đang chờ mấy cái váy mà chị Lu hứa mang từ bển cho E đó! hehe
Trả lờiXóa@ Nga : kưng yên cái tâm đi, chị Lu hứa là giử lời...tướng của kưng mờ diện mấy cái váy xì teen Mỹ là không có anh nào xuất huyết nổi đâu...mà chết đứng như Từ Hải luôn í chứ :))
Trả lờiXóa