Chủ Nhật, 11 tháng 7, 2010
NHỮNG Ô TEM PHIẾU
Đứng ngắm những ô tem phiếu trưng bày trong góc khuất của bảo tàng, chị như lặng người đi. Đã lâu lắm rồi, chị mới có dịp được nhìn lại chúng. Phiếu vải. Ô E của chị lúc mới ra trường. Ô D của anh khi được đề bạt làm Trưởng phòng. Tờ giấy thôi trả lương… Toàn là những vật bất ly thân của một thời khốn khó tưởng như xa lắc xa lơ.
Căn hộ tập thể 24 m2 cơ quan anh phân cho 2 người. Cưới nhau xong, anh bàn với anh bạn ở cùng ngăn đôi. Bạn ưu tiên cho anh chị phòng lớn 14 m2. Cái diện tích nhỏ hẹp ấy là tổ ấm của gia đình chị, là nơi đón con gái đầu lòng ra đời, là nơi chứng kiến những tháng năm dài nghèo khó mà hạnh phúc biết bao nhiêu.
Cái sân chưa đầy chục mét vuông là diện tích sinh hoạt chung của gần 4 chục con người lớn bé trong cái khu tập thể nhỏ nhỏ ấy. Mỗi buổi chiều về, chị đặt con gái trong cái cũi để ở giữa sân rồi tất tả cơm nước. Cái bếp bé tí, bé đến nỗi chị phải đứng ngoài bếp rồi thò tay vào đặt nồi, châm bếp mới nấu ăn được. Anh về sau, tắm cho con bé, giặt quần áo rồi bao giờ cũng vậy, anh chạy ra hiệu sách gần nhà thuê truyện để buổi tối, cả hai vợ chồng cùng ngấu nghiến. Nhà không có TV. Đọc sách là thú vui duy nhất của anh chị.
Năm tháng qua đi. Con gái lớn lên. Những cơ cực của cuộc sống, theo thời cuộc và nhất là theo những phấn đấu không biết mệt mỏi của anh chị, đã dần dần bị đẩy lùi. Anh chạy chọt mua được căn hộ mới, nhỏ thôi, nhưng biệt lập và xinh xắn. Con gái có phòng riêng. Nhà có xe máy, TV, tủ lạnh và nhiều vật dụng khác. Những vật dụng mà ngày trước, ngay cả trong mơ chị cũng không dám nghĩ đến.
Vậy mà đến lúc đó, họ lại chia tay nhau…
Anh lại quay về với căn hộ độc thân từ thuở nào. Cái căn hộ nhờ tích cóp tiền bạc, anh chị đã mua lại được của anh bạn ở cùng và từ bấy, vẫn dành để cho thuê. Nay thì lấy lại để anh bắt đầu cuộc sống của người chồng ly thân. Chị thì vẫn ở căn hộ mới với con gái.
Nhiều lúc chị tự hỏi, vì sao thế nhỉ? Vì sao những lúc khó khăn đến thế, trong nhà luôn tràn ngập tiếng cười. Vậy mà chỉ đầy đủ một chút thôi, xung đột lúc nào cũng thường trực. Không thể nào lý giải được. Do anh ích kỷ, chỉ biết có mình, không bao giờ nhường nhịn vợ, dù chỉ một câu? Do khao khát của cả hai người, bị dồn nén lâu nay bởi cái nghèo, giờ mới có dịp bung ra và không thỏa hiệp được? Chịu, không ai biết. Mà biết để làm gì nhỉ?
Tự nhiên chị thấy nhớ những ô tem phiếu ấy biết bao. Có cảm giác như chính chúng là chất keo hàn gắn gia đình chị những ngày đầu tiên. Bỗng dưng chị oán thán sự đầy đủ, oán thán cái lạnh của máy điều hòa, tiếng nổ của xe gắn máy, cái đẹp đẽ, nuột nà của màn hình TV màu… Giá mà đừng có chúng, giá mà những thứ ấy đừng bao giờ đến trong căn hộ của gia đình mình nhỉ? Biết đâu!
Những ô tem phiếu một thời đưa chị đến với bao liên tưởng. Nhưng rồi chính những ô tem phiếu ấy lại kéo chị về với thực tại. Bất giác, chị thấy hình như mình cũng là người có lỗi. Liệu có đúng như thế không? Mà nếu đúng thì sao đến tận bây giờ mình mới nhận ra nhỉ?
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Trời ơi trời, đọc nửa entry đẹp lung linh ban đầu, đến chỗ có con gái đầu lòng, đến chỗ đọc sách chung... em cứ tưởng 'Anh' là anh.
Trả lờiXóaĐến câu giữa, mới 'À'...
Chuyện sau thì em chịu. Chủ đề này em coi như chịu ko thể comment :(
Tình hình là không phải tại vật chất thừa thãi đâu anh. Tại người ta chán nhau, người ta không còn hứng thú với nhau nữa đấy mà :-( Khi nghèo thì phải cắm mặt kiếm tiền nên không còn hơi sức đâu mà chán, khi không phải kiếm tiền nữa thì mới có thời gian soi nhau. Không chịu đựng được nhau nữa nên ....chán :-P
Trả lờiXóaEm về ròi. Anh không thích bị phạt thì ...thôi... kè kè kè...
Trả lờiXóaNhìn cái phiếu vải, tự nhiên có cảm giác rất lạ. Đúng là mảnh giấy này ngày xưa có ý nghĩa tối quan trọng đối với mỗi gia đình.
Trả lờiXóaNhưng anh ơi, thời bao cấp cũng vẫn có những gia đình li dị mà.
Thời tem phiếu vẫn có li dị, nhưng lý do có vẻ dễ hiểu là vì khó khăn quá... Thời ko tem phiếu lại càng nhiều li dị, nhưng lý do thì khó hiểu hơn nhiều: không hợp nhau, ko biết sao lại thế... :((
Trả lờiXóaBuồn cười nhỉ, chả biết ngày xưa làm được gì với 10, 20... thậm chí 50cm vải? Tất nhiên chả ai mua miếng vải ngắn thế. À, H nhớ là hồi đó mọi người hay cho vay tem phiếu. Một lần nhà H cũng cho bác hàng xóm vay phiếu vải 20cm để bác ấy mua may đủ 2 chiếc quần đùi cho 2 cậu con trai sinh đôi :))
Trả lờiXóaAnh Thụy ơi, khi không "thèm" nhau nữa thì bất cứ cái gì cũng là lý do để say goodbye, anh àh. Đúng như chị Titi comt. đó anh.
Trả lờiXóaLana: Chuyện về một chị bạn thân của anh. Buồn một chút. Nhưng cũng cho mình nhiều sự chia sẻ đấy chứ em!
Trả lờiXóaTiti: Em nói nghe có vẻ gì đấy thật cay đắng. Nhưng hình như sự thật là như thế. Em à, cứ việc phạt thôi mà.
Trả lờiXóaÔ, hóa ra bác Thụy bị vợ bỏ à? Chán nhỉ.
Trả lờiXóaVMC: Mảnh giấy ấy, vượt qua khỏi ý nghĩa vật chất, gắn chặt với nhiều gia đình Việt Nam đấy em ạ!
Trả lờiXóaĐúng là thời bao cấp người ta vẫn ly dị. Nhưng ít, và không quá rõ rằng như bây giờ. Hic
haukhaoco: Đúng là nhiều điều tưởng như nghịch lý. Nhưng là nghịch lý có thật bạn ạ!
Trả lờiXóaHạnh Phúc Lang Thang: Em dùng cái động từ "thèm" làm anh cười gần chết.
Trả lờiXóaSv chúng em đi học mà được nghe các thầy cô kể về một thời tem phiếu bao cấp là cứ hếch mắt lên nghe hihi. Vì mún biết một thời cha ông mình đã sống ntn, rồi lại nghĩ thời xưa thật là khó khăn vất vả, ko sướng như bây giờ. Em cũng thấy khi hoàn cảnh sống có nhiều thay đổi, cuộc sống sung túc lên cùng những thứ kéo theo nó làm người ta dễ xa nhau hơn, vợ chồng cũng có thêm điều kiện để dễ dàng bỏ nhau. Chắc là như thế ạ :)
Trả lờiXóaĐa số lúc khó khăn, người ta khó có thể bỏ nhau vì nhận thấy có trách nhiệm với nhau và cần nhau về mọi mặt.
Trả lờiXóaNhưng khi vượt qua những khó khăn,người ta có thể dễ dàng rời bỏ nhau hơn,vì những mệt mỏi đã chồng chất, vì có cảm giác đã trưởng thành và vì đều có quan niệm: vì em (hoặc anh) đã cùng nhau đi qua bao nhiêu thăng trầm nên anh (hoặc em)phải biết trân trọng trân trọng thời gian ấy, cho nên nếu anh (hoặc em)phạm bất cứ sai lầm gì, thì khó có thể tha thứ và tiếp tục được.
Buồn!
Thời bao cấp hay là thời tem phiếu ấy, kỳ lạ vậy mà người ta vẫn còn có nhau, vẫn thương yêu nhau.
Trả lờiXóaĐọc "Chuyện kể năm 2000" của Bùi Ngọc Tấn đoạn chia kim, chỉ đen chỉ trắng giữa mấy gia đình, thực có đấy, sao mà xót xa và buồn cười. Nhưng người ta vẫn nhường nhịn và thương yêu nhau.
Đỗ.
Đọc đoạn đầu thì thấy rưng rưng, đọc đoạn sau thấy...lừng khừng, anh ơi.
Trả lờiXóaCó một tỉ lý do để người ta bỏ nhau, đôi khi chỉ vì những điều cực kỳ vặt vãnh.
Nhưng, anh làm em nhớ tới thời tem phiếu, 28 tết em làm mất nguyên tem phiếu quý I của cả nhà khi chỉ vừa mua được 3 lạng thịt, huhuhu..
Bây giờ, không phải thời bao cấp, nhưng 3 mẹ con em vẫn sống trong cái phòng tập thể bé đúng 14m2, và chưa kịp có cái nhà riêng thì cũng chỉ còn 3 mẹ con rồi :((
em nghĩ giống chị Ti, chỉ khác 1 tí: khi đã bớt khó khăn thì có cơ hội để tỉnh táo hơn, hehe :-D
Trả lờiXóaÀ, há! Có thế chứ! Vậy 2 anh sẽ bị phạt một chầu buffet trưa ngày 30/7 tại đâu do 2 anh chọn. Bill để đó khắc có người thanh toán :-D
Trả lờiXóa@Gấu: đúng òi, em nghĩ chính xác hơn chị đó - Có thời gian thư giãn nên tỉnh táo hơn hẳn :-D
Trả lờiXóaEm thì thấy người mình là thế, khi khổ cực thì dễ "đoàn kết" hơn. Khi bắt đầu đầy đủ mới hay có xung đột.
Trả lờiXóaScarlett: Chẳng lẽ điều kiện vật chất đầy đủ lại là kẻ thù của tình yêu hả em? Hic! Nhưng ngẫm ra, một phần nào đó lại thực sự là như vậy. Có vẻ gì cay đắng!
Trả lờiXóamooncakesg: Thật khó, nhưng lại là sự thật. Đúng là khi đã đầy đủ, đã viên mãn, người ta khó có thể tha thứ cho nhau.
Trả lờiXóaĐỗ: À, bạn nhớ chuyện của Bùi Ngọc Tấn phải không? Có nhiều chuyện giờ kể lại, giới trẻ họ không thể nào tin được. Mà lại là sự thật 100% luôn. Thật là kỳ lạ!
Trả lờiXóaMẹ Cua và Bống: Hì, có một sự trùng hợp về cái phòng 14 m2 hả em? Vụ mất tem phiếu ấy, sau đó em làm thế nào?
Trả lờiXóaGaauxxx: Hì, có nghĩa là khi chưa bớt khó khăn thì vẫn còn chưa có cơ hội để tỉnh táo hả em?
Trả lờiXóaĐàm Hà Phú: Đúng thế! Chỉ có điều, sao chúng ta lại cứ hay dại dột thế nhỉ?
Trả lờiXóaHwoangNguyen: Không phải chuyện của tôi bạn ạ!
Trả lờiXóahồi xưa ít ly dị nhưng nhiều li thân anh ạ.
Trả lờiXóahôi xưa nghĩ về số đông nhiều, bây giờ nghĩ về bản thân nhiều...
và thường bao giờ mất mát gì đó mới có time nhìn lại anh ạ
Mecghi: Có lẽ thế! Chỉ khi mất mát, mới có dịp nhìn lại mình mà!
Trả lờiXóaEM cũng tự hỏi: Sao lại thế nhỉ? Luôn luôn là gắn bó với nhau khi khó khăn, rồi chia tay khi mọi thứ thuận lợi hơn. Trong công việc cũng thế anh ạ.
Trả lờiXóa