Hơn một trăm năm tuổi, giờ đây Cầu Long Biên có già nua mệt mỏi, nhưng trong lòng mỗi người dân Hà Nội, nó vẫn là người bạn thủy chung đã đi cùng qua suốt hai cuộc chiến tranh lớn. Với tôi, cầu còn là một ân nhân đặc biệt, nếu không có nó, năm 1936, bố tôi đã chết vì bệnh đậu mùa quái ác.
1
Tôi không phải là người sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, nên dù biết Cầu Long Biên là ân nhân của mình, nhưng mãi tới năm 16 tuổi, khi vào đại học, tôi mới được tận mắt nhìn thấy cây cầu này. Ông nội tôi vốn là phu lục lộ thời thuộc Pháp từ năm 1916. Những năm đi làm thuê theo các con đường dọc ngang Bắc, Trung, Nam Kỳ và cả xứ Ai Lao, Cao Miên, ông học được nghề làm thuốc bắc, chữa đài ga-len, đồng hồ...
Đâu khoảng năm 1929, ông tôi trở về quê và xây ở đó một ngôi nhà hai tầng độc nhất, vô nhị của cả tỉnh Bắc Ninh hồi ấy. Nhà xây tường dày 0,5m, dầm lim và sàn tầng 2 bằng gỗ xoan chanh. So với bây giờ thì chẳng nghĩa lý gì, nhưng hồi ấy là kinh khủng lắm. Ông tôi còn có một chiếc xe đạp, chiếc xe cà tàng thôi nhưng là của Pháp chính hiệu. Nó bền đến mức mà mãi sau này, hồi những năm 1965-1968, tôi vẫn dùng để đi loăng quăng trong xóm. Tài bốc thuốc cùng với mấy thứ gia tài của độc đã làm thiên hạ nhìn ông tôi lác mắt. Ngày ấy, hỏi cụ Tư Kình thì có lẽ trẻ con ở phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh cũng biết quá rõ.
Vậy mà ông tôi lại lận đận về đường con cái mới khổ chứ. Năm 43 tuổi, ông mới có bố tôi và cũng chỉ có mình bố tôi là con độc. Bà nội tôi mất sớm, ông phải gửi bố tôi cho một bà ở làng Ngườm nuôi. Bây giờ chúng tôi gọi là bà Ngườm. Bà nuôi tôi lúc ấy chưa có con trai, nên khi nhận bố tôi về nuôi, bà có ý định là sẽ giữ lại hẳn và không trả cho ông tôi nữa. Năm 1936, bố tôi lên 4 tuổi và mắc bệnh đậu mùa, chứng bệnh cực kỳ nan y hồi ấy. Vì muốn giữ bố tôi lại nên bà giấu biệt ông nội tôi. Chỉ đến khi tắm nước lạnh xong, đậu mùa không thoát được và bố tôi chỉ còn thoi thóp, bà nuôi mới hốt hoảng sang báo tin.
Ông tôi là tay thày lang cự phách, nên dù rất trầm trọng, bệnh tình của bố tôi vẫn nằm trong tầm tay của ông. Chỉ có điều, trong nhà đang cạn nhân sâm Cao Ly loại thượng hạng. Dù trời đã tối, nhưng ông tôi vẫn phải lên xe đạp ra Hà Nội. Ở đó, ông vẫn giữ nhiều mối thâm giao để trao đổi kinh nghiệm và lấy thuốc “cái” về hành nghề. Đến cầu Long Biên thì tới giờ giới nghiêm và lính Pháp dứt khoát không cho qua cầu.
2
Nhìn cầu Long Biên tấp nập người và xe những năm về sau này, có lẽ chẳng mấy ai hình dung ra cảnh uy nghiêm, hùng dũng và vắng lặng của nó những năm đầu thế kỷ. Cho đến thời điểm mà ông nội tôi bị giữ lại bên kia cầu, trong một tâm trạng rối bời vì bệnh tình của con trai thì cầu đã được xây dựng xong từ lâu.
Sau khi thống nhất sự đô hộ của mình tại Việt Nam, những người Pháp cai trị mau chóng nhận thấy nhu cầu cấp bách phải xây dựng một chiếc cầu hiện đại bắc qua Sông Hồng, nối liền Hà Nội với các tỉnh phía Bắc và nhất là với Hải Phòng, nơi những chuyến tàu viễn dương Pháp thường cập bến. Nhiều chuyến khảo sát đó được tiến hành và cầu được thiết kế ngay tại Paris theo tiêu chuẩn Pháp quốc năm 1891.
Ngày 6 tháng 11 năm 1897, Chính phủ Pháp chính thức phê duyệt luận chứng kinh tế - kỹ thuật, đồng thời thông qua khoản kinh phí xây dựng cầu. Hồi ấy, việc thông qua thiết kế và tìm đơn vị thi công chiếc cầu lớn tại xứ thuộc địa An-Nam xa xôi đã trở thành sự kiện lớn ở Pháp. May mắn thay, Công ty Daydé đã được Chính phủ Pháp lựa chọn và năm 1898, họ chính thức bắt tay vào xây dựng cầu. Ngày nay, ở một số dầm và dây thép Pháp còn có cả chữ nổi để ghi tên công ty xây dựng lên nó đấy.
Nhiều người sau này thường nói năm 1897 là năm đánh dấu hai sự kiện lớn ở vùng Đông - Nam Á. Đó là cầu Long Biên được chính thức phê duyệt thiết kế và Triều đình nhà Thanh (Trung Quốc) phải ký Hiệp định cho Anh quốc thuê khu vực Hồng Kông bây giờ trong 99 năm. Sự so sánh có vẻ khập khiễng, nhưng ít nhất, nó cũng làm ta thấy được thân phận nghèo hèn của một quốc gia bị đô hộ.
Cầu Long Biên được Deydé xây dựng xong và chính thức làm lễ thông xe vào tháng 2 năm 1902. Thời kỳ này người dân Việt
Cầu sông Cái dài gần 1.700 m gồm 19 nhịp dàn thép tĩnh định. Cầu đã sử dụng ngót 100 năm nay, nhưng những khảo sát mới đây cho thấy thép vẫn còn tương đương với loại thép CT3 của Liên Xô (cũ). Mới biết, dù trong bản thiết kế cuối thế kỷ trước, độ bền mỏi của cầu không được tính đến, song sự tồn tại qua dầu dãi nắng mưa và bom đạn của cầu, cũng cho ta thấy các kỹ sư xây dựng của Công ty Daydé và những người thợi An-Nam ngày ấy quả là cao thủ.
Khi xây dựng xong, tải trọng của cầu còn thấp lắm. Cầu có đường xe lửa ở giữa và hai bên consol rộng 1,3 m làm đường cho xe ngựa và người đi bộ. Đường xe lửa chỉ cho phép ghép đôi 2 tầu máy hơi nước, mỗi đầu máy 4 trục nặng 40 tấn, có toa than, nước kéo đoàn toa 2 trục, mỗi trục 8 tấn. Xe ô-tô ngày ấy ít lắm, hầu hết là của các ông quan cai trị người Pháp, nên qua lại đi chung với đường xe lửa.
Theo thời gian, nhu cầu về đường ô-tô ngày một cao. Vì thế 21 năm sau ngày thông xe, năm 1923, cầu đó được gia cố thêm các thanh dầm chủ, dầm mặt cầu và mở rộng thêm consol hai bên thành 3,25 m. Lần sửa chữa và nâng cấp này, cầu đã có thêm đường riêng biệt dành cho khách bộ hành rộng 0,75 nằm sát lan can. Consol hai bên được lát gỗ đủ cho xe ô-tô 3 tấn chạy.
Ngoài những thay đổi này, người ta còn làm thêm 4 sàn tránh xe, với mục đích dành chỗ cho xe thô sơ tập kết khi phải nhường đường cho xe cơ giới vượt lên. Như vậy, ở lần sửa chữa này, cầu đã có đường xe lửa, đường ô-tô và đường cho người đi bộ riêng biệt.
Thời điểm mà ông nội tôi bị những người lính Pháp giữ lại bên đầu cầu Gia Lâm đêm ấy, cầu Long Biên đang ở trong tình trạng này. Có nghĩa là nó đã được nâng cấp một bước quan trọng.
Bác viết nhiều con số thế này chắc đã phải tra cứu cẩn thận lém. Hi hi...Giờ, đi dưới cầu LB em vẫn có cảm giác nó sắp sụp. CƠ mừ đi bên trên cầu thì rất thích, nhất là đi bộ ấy :-D.
Trả lờiXóaCòn phần nữa phải không ạ? Ông cụ làm thế nào để qua cầy ấy :-)
Cầu Long Biên là một công trình kiến trúc đặc sắc, một chứng nhân lịch sử, xứng đáng được trùng tu và gìn giữ như một bảo tàng sống của thủ đô.
Trả lờiXóaCông nhận bài này của a T có cả chuyện riêng lẫn chuyện chung, nghe vào.
Trả lờiXóaEm cũng nghĩ là cầu LB giờ nên để mọi người ra đó chụp ảnh và ngắm thôi, chứ đi qua em run lắm.
Anh viết chưa hết đúng không anh?
Trả lờiXóaEm đến một thành phố nào, cũng thường thích những cây cầu đại diện nơi ấy, có hẳn một bộ sưu tập hình các cây cầu tự chụp để kỉ niệm, đương nhiên trong đó có cầu Long Biên, mà hôm nay đọc bài này mới biết có một tên gọi khác.Cảm ơn anh
Titi: Nhiều con số quá, đọc đau hết cả đầu, đúng không? Một bác ở Hiệp hội Cầu Đường Việt Nam cho anh số liệu này đấy.
Trả lờiXóaVMC: Nó là một trong 4 cây cầu sắt lớn nhất thế giới đấy em ạ!
Trả lờiXóalike2chat: Chỉ cần không cho tàu hỏa đi qua là rất an toàn em ạ!
Trả lờiXóamooncakesg: Ừ, anh cũng rất thích cái tên Cầu Sông Cái.
Trả lờiXóaEm vừa mới đóng lệ phí qua cầu cho Golden Gate nè anh. Mỗi xe đi qua nộp $5, nó bị sụp vì động đất 6.7 năm 1979, thế mà bi giờ nhìn nó đẹp hoành tráng luôn. Dân đóng tiền lại cho chi phí xây cầu.
Trả lờiXóaLu: Trong các khoản phí phải nộp khi đi trên đường, chỉ mỗi phí qua cầu, nhất là những cây cầu đẹp, là anh thấy hợp lý mà thôi.
Trả lờiXóa