Thứ Năm, 29 tháng 7, 2010

HUYỀN THOẠI ANH VŨ



Vâng, đó là huyền thoại về cá tiến Anh Vũ. Trong dân gian, cá Anh Vũ liên quan mật thiết tới sông Hát và một loài cây có tên Chiên Đàn. Thời trước, người ta cho rằng sông Hát bắt nguồn từ sông Giang Hán, một chi nhánh của sông Dương Tử, Trung Quốc. Trong lòng sông Hát có một loài cây tên là cây Chiên Đàn cao hàng chục trượng, rễ cây xuyên thông qua sông Giang Hán. Cá Anh Vũ vốn sống ở Giang Hán đã theo rễ cây đi về phía Nam để tới sông Hát.


Gắn liền với nguồn gốc huyền bí như vậy, từ đời nhà Trần, nhà Lê, cá Anh Vũ đã được coi là cá tiến thần, tiến Vua. Chỉ đến mãi sau này, người ta mới biết sông Hát là một nhánh của sông Hồng, chứ không phải của sông Giang Hán và cây Chiên Đàn là một loài cây không hề có thật. Nó chỉ là sự tưởng tượng được lưu truyền trong dân gian, để làm linh thiêng thêm vùng đất Phong Châu thời thượng cổ mà thôi.


Cá Anh Vũ là một đặc sản, mà ở nước ta chỉ sinh sống duy nhất ở khu vực sông Ngã Ba Hạc. Theo các bậc cao thủ ở đây thì cá Anh Vũ ưa sống ở vùng ngã ba sông vì nơi đó có dòng nước từ hai phía đổ về tạo nên quanh bờ những hang sâu, ngóc ngách phủ đầy rêu xanh. Cá sống nương nhờ vào những hang rêu này. Khi ngủ, chúng gếch mõm lên những chùm rêu ở miệng hang.


Cá Anh Vũ có mình giống tựa con cá chép thông thường. Có điều mõm cá dài và tròn hình mõm lợn. Cá Anh Vũ nhỏ, thường chỉ cân nặng trong ngoài một cân, thịt cá vàng và có mùi thơm thanh khiết, đặc biệt là dùng để nướng chả. Do sống ở những hang sâu đầy rêu phong dưới nước, nên bắt cá Anh Vũ cực khó. Chỉ có các bậc thợ câu, thợ lặn hàng “sư phụ” mới chộp được loài cá hiếm này. Thời gian gần đây, môi trường ở Việt Trì xấu đến mức đáng báo động, đã làm cho cá Anh Vũ mất dần. Ở bến Gét, nơi tập trung hàng chục hàng bán cá, nếu bạn hỏi mua cá Anh Vũ thì chỉ nhận được những cái lắc đầu!


Chuyện về cá Anh Vũ thì còn nhiều lắm. Huyền thoại và sự thật cứ đan xem lẫn lộn nhau càng làm tăng tính tò mò của nhiều người. Ngay ở Quán Cá, dường như tôi cũng bị “lừa” một cú thật đáng yêu, bởi lẽ đến tận giờ tôi cũng không rõ thực hư thế nào. Hôm ấy, tôi được giới thiệu với một thợ câu tên Hùng. Anh cho biết đang có dự định nuôi cá Anh Vũ tại ao nhà, để phát triển thứ đặc sản có một không hai này.


Đang say sưa nói về dự tính tương lai một cách hồ hởi, vì anh đã được ngân hàng hứa hỗ trợ vốn, bỗng anh nghiêm nét mặt bảo tôi: “Mà sao tôi không hiểu các ông, các bà dưới Hà Nội quan tâm tới cá Anh Vũ nhiều thế để làm gì nhỉ? Làm món chả cá à? Thế thì cá Anh Vũ chưa là cái “đinh rỉ” gì nhé! Số một phải là cá Dầm Xanh cơ! Ông đã nghe câu “Thứ nhất Dầm Xanh, thứ nhì Anh Vũ” chưa?


Tôi không trả lời được Hùng. Quả tình tôi chưa nghe được câu ấy ở đâu cả. Còn cá Dầm Xanh thì tôi đã hỏi không dưới ba chục người, đủ các thành phần, mà chẳng ai biết con cá mang tên ấy là cá gì?




23 nhận xét:

  1. Tệ nạn ô nhiễm môi sinh đã làm không ít loài sinh vật bị dần dà tuyệt chủng đây nè ...hic ..hic .....

    Biết đâu, chỉ cần vài năm nữa thôi ....hay chỉ cần chờ đến thế hệ con cháu chúng ta thì hỏi "Cá Anh Vũ là gì?" thì tụi nhỏ sẽ không biết luôn, và không mường tượng ra được cho mà xem. :( :( ..hic ....

    Trả lờiXóa
  2. Bác Thụy ơi bác Hùng thợ câu ấy trêu bác bằng một từ nói lái đấy bác ạ, mà phải đọc sờ nặng "Dầm Sanh" mới đúng. :P

    Trả lờiXóa
  3. Ồi! Lần đầu tiên em thấy một đôi môi lớn như thế :-D

    Trả lờiXóa
  4. Đang định nói về đôi môi gợi cảm thì Titi đã nói mất rồi.
    Hôm nọ lên tận Việt Trì mà cá Anh vũ ở đó đắt ngang HN.

    Trả lờiXóa
  5. @VMC: thế ra, người ta nuôi được ANh Vũ thật hả anh?

    Trả lờiXóa
  6. Em quen mấy thợ câu đất bắc, họ đều cho rằng cá Anh Vũ ăn một loại rêu đặc biệt, chỉ có ở đáy ngã ba sông ấy, nên thịt nó thơm và ngon thanh rất đặc biệt. Hì. tất cả cũng chỉ là lời đồn, chưa thử chưa biết anh ạ.

    Trả lờiXóa
  7. Nhìn hình em lại cứ tưởng là nó đang ngậm một miếng thịt của con cá lớn khác cơ, cho đến khi đọc còm-men của Titi và VMC :(

    Trả lờiXóa
  8. Em hoàn toàn mù tịt về chú Anh Vũ này, nhờ đọc bài của anh mới biết có một loại cá như vậy, và miệng như một loài chim két vậy đó.
    Cảm ơn anh.

    Trả lờiXóa
  9. Anh Vũ quí nhất đôi môi. Có mỗi đôi môi mà khách hàng phải trả giá cả chục triệu :-P

    Trả lờiXóa
  10. đây còn gọi là két biết bơi đó

    Trả lờiXóa
  11. Dã Quỳ: Bạn yên tâm, hình như cái dự án nuôi cá Anh Vũ có vẻ đang thành công thì phải. Nếu thành công, chúng ta không mất loài cá này, nhưng cá Anh Vũ nuôi chắc không hay bằng cá tự nhiên đâu. Bạn xem cái đoạn miêu tả cá ở Nga ba Bạch Hạc thì sẽ rõ điều này.

    Trả lờiXóa
  12. HY: Hình như không bạn ạ! Vì lần tôi lên Hồ Ba Bể ở đấy người ta nói có cá Dầm Xanh thật bạn ạ! Nghe nói, con to nhất như con lợn ấy, nặng tới gần 6 chục ký luôn. Tiếc là tôi không được nhìn thấy.

    Trả lờiXóa
  13. Titi: Rất đặc biệt, đúng không em? Anh cũng ấn tượng nhất về loài cá này là cặp môi của nó!

    Trả lờiXóa
  14. VMC: Em nói đôi môi gợi cảm, cứ như đang nói đến đôi môi của Jolie ấy! Hì

    Trả lờiXóa
  15. Đàm Hà Phú: Thật đấy Phú ạ! Cá Anh Vũ rất đặc biệt, không giống bất kế một loài nào đâu.

    Trả lờiXóa
  16. Lana: Nhiều người tưởng thế đấy em ạ! Em vào Suối cá Thần chưa? Cá ở đấy môi đỏ như son ấy!

    Trả lờiXóa
  17. mooncakesg: Cá Anh Vũ rất nổi tiếng. Nhưng chỉ ngoài này thôi. Trong ấy ít người biết mà em!

    Trả lờiXóa
  18. Nặc Danh: Sao lại gọi là két biết bơi hả bạn?

    Trả lờiXóa
  19. Titi: Đã định thôi rùi, thấy comt của em nên phải hỏi tiếp: Anh tưởng có những đôi môi còn cả mấy chục cây vàng ấy chứ! Hì

    Trả lờiXóa
  20. Hé, cá Dầm Xanh có xuất hiện trong tùy bút "Người lái đò sông Đà" của Nguyễn Tuân anh ạ! Nhìn cá anh Vũ thích nhỉ:> mà môi trường sống của nó cũng đặc biệt thế chứ:) Huyền thoại kia như tôn thêm giá trị của cá Anh Vũ nữa, anh nhỉ:)

    Trả lờiXóa
  21. Scarlett: Hà hà! Cá Dầm Xanh đã từng được nói tới trong Người Lái Đò Sông Đà của cụ Nguyễn thì anh lại chưa được biết. Tệ nhỉ? Hì!

    Trả lờiXóa
  22. Khi nào về VN được ăn thử cá này xem sao?

    Trả lờiXóa
  23. B¹n muèn ¨n c¸ DÇm xanh th× ph¶i vÒ ®Çm V¹c VÜnh Yªn hoÆc vµo qu¸n c¸ ë ng• ba nhµ m¸y thuèc trõ s©u cò phÝa ngoµi gÇn ®ª s«ng hång Êy. Cßn c¸ Anh vò th× hiÖn nay ®• nu«i ®­îc råi nh­ng chÊt l­îng thÞt kh«ng ngon b»ng, còng nh­ gµ c«ng nghiÖp víi gµ ®åi Êy

    Trả lờiXóa