Thứ Ba, 27 tháng 7, 2010

TIẾT KIỆM ĐỂ LÀM GÌ?



Câu hỏi có vẻ không được nhiều người ủng hộ. Nhất là trong bối cảnh như hiện nay. Tiết kiệm thì đương nhiên là phải tốt rồi. Thế mà cũng hỏi. Vớ vẩn! Đúng là loại chỉ biết ăn chơi. Đáng lên án quá!


Nhưng chúng ta hãy thử xem như thế nào nhé!


Tăng thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế trước bạ và vài khoản phí khác đối với một số mặt hàng xa xỉ, trong đó ví dụ ô tô (mặc dù không nên coi ô tô là mặt hàng xa xỉ). Xe nhâp khẩu về không bán được. Ai lỡ nhập thì lo mà tái xuất. Không tái xuất thì bán cầm chừng. Vốn đọng lại. Ngân hàng cho vay lo mà đòi nợ phát ốm. Người cho thuê mặt bằng cũng bị trả lại. Nhân viên bi sa thải. Lương bị cắt giảm…


Ừ thì ô tô không có cũng không chết. Ví dụ mặt hàng đấy làm gì? Sao không lấy cái khác làm ví dụ đi!


OK. Tiết kiệm thì ăn ở nhà đi. Đi nhà hàng làm gì tốn kém. Đã có một thống kê là lượng khách đến nhà hàng giảm đi tới gần một nửa. Vậy là nhà hàng ế khách. Nhân viên bị thải hồi bớt. Lương lậu giảm đi. Những mối cung cấp thực phẩm, lương thực… cũng phải cắt bớt. Việc làm của ngành dịch vụ đương nhiên là hẻo.


Tiết kiệm thì gội đầu, cắt tóc ở nhà cho đỡ tốn. Vậy thì cả một khối lượng khổng lồ những nhân công đang làm ở khu vực này đi làm gi? Triển khai theo hướng đấy, mới thấy hô hào tiết kiệm cũng phải khoa học và biết tính toán, chứ không đơn giản tiết kiệm là tiết kiệm.


Giả sử một ông Thứ trưởng nào đó tiết kiệm, không đi xe con, ông ấy đi xe ôm, xe máy, hay xe đạp chẳng hạn (vì hình như đã có một ông chức vụ tương đương như vậy hô hào tính chi phí đi lại vào lương và nếu được như vậy, ông ấy sẽ đi xe ôm đi làm). Đến cơ quan, nhân viên, cán bộ sẽ nhìn ông ta với con mắt như thế nào? (Đồ giả dối, Thứ trưởng mà làm bộ nghèo khó đi xe máy! Bố này đi thế là khổ mình rồi, không lẽ Thứ trưởng đi xe máy mà mình lại nghễu nghện xe hơi thì quá bằng phỉ mặt Sếp!...). Đấy là chưa kế bạn bè quốc tế gần xa, nhìn thấy cảnh đó, liệu có vấn đề gì không?


Lại nữa. Hà Nội phải tiết kiệm. Cứ tắt hết (hoặc tắt phần lớn) đèn đường (gồm đèn chiếu sáng và đèn làm đẹp). Thành phố sẽ xấu xí. An toàn giao thông sẽ bị ảnh hưởng. An ninh trật tự cũng vậy. Thủ đô của một nước có nhất thiết phải như vậy không? Nghe nói, nếu tắt hết, mỗi tháng toàn thành phố tiết kiệm được tầm hơn 1 tỉ VND tiền điện. Nếu đúng thế, thì có thực sự phải tắt cả cái hệ thống đèn công cộng đi không?


Tổng Công ty Điện lực Việt nam cứ năm nào vào mùa hè cũng phát động tầm vài chục ngày tiết kiệm ở Văn phòng Tổng Công ty. Nghĩa là gương mẫu không dùng máy lạnh nữa. Thế là nóng quá! Nhân viên tìm ra hàng tỉ lý do để lỉnh ra quán café, shopping… cho nó mát. Rốt cuộc, tiết kiệm được tí tiền điện thì đình đốn công việc, trì trệ, kém hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh.


Còn rất nhiều những suy diễn logic như vậy!


Có thể chưa chắc đã đúng! Nhưng có thể, chưa hẳn đã là sai! Cứ kêu gào tiết kiệm đi một cách thiếu suy nghĩ và tiết kiệm làm theo kiểu phong trào, tiêu dùng sẽ bị hạn chế, thậm chí siết chặt. Thế thì hàng hóa làm ra bán cho ai? Dịch vụ mở ra để phục vụ ai? Và rốt cuộc lại, chúng ta phấn đấu để làm gì?


Cho nên tiết kiệm không khoa học chẳng những sẽ không tiết kiệm được, mà đôi khi còn làm hai ngành sản xuất và dịch vụ bị đình đốn nữa là như vậy!







15 nhận xét:

  1. hi hi...em ủng hộ bác, em cũng đả đảo tắt đèn đường buổi tối vì em sợ ma lém. Em cũng hong thích shopping bằng lướt nét tìm thông tin cho công việc. EM cũng ghét phải đi xe máy vì đi ô tô tránh được ô nhiễm, con em hong bị sặc khói xăng ...
    Cơ mừ cho em hỏi, cái ảnh cuối là gì vậy? Có phải thắp nến thay điện hong ạ. Thế hóa ra Hà nội biến về thế kỷ trước ròi à :-P

    Trả lờiXóa
  2. Nhất trí ạ. Cuối tuần này anh chiêu đãi tụi em một bữa off tưng bừng đi - kích cầu khối dịch vụ ăn uống hát hò giải trí :))

    Trả lờiXóa
  3. Hic "món nhỏ" thì dành để kích cầu khối dịch vụ ăn uống giải trí còn "món lớn" anh vẫn "tiết kiệm" gửi vào Ngân hàng anh nhé :P không có ai gửi tiết kiệm thì khối TC-NH bọn em chết ạ :))

    Trả lờiXóa
  4. Nói đến tiết kiệm thì nhân viên của em làm khá lắm anh ạ.

    Tính em xài tiền của em thì em hơi bị hoang, nhưng vào công ti em tính kẹo lại từng xu. Labor cost em quản lý thật chặt để chi phí ko lên cao sẽ bị lỗ.
    Vật liệu mua về phải xử dụng đúng ko được hoang phí, vì xài nửa bỏ nửa sẽ làm thâm thụt đi một xí doanh thu.
    Từ một xí sẽ thành nhiều xí, từ nhiều xí thì cuối quí tổng kết sẽ bị hụt bớt tiền và bị lỗ, lỗ thì boss chửi cho mờ nghe.
    Và em đã training cái tính tiền mình xài sao cũng được, nhưng tiền công ti phải biết tiết kiệm. Có như thế kinh doanh mới ăn nên làm ra, mới giử được công việc an toàn cho cả nhóm.

    Đám lính Ấn làm còn khá hơn lời em dặn anh ạ. Bọn hắn kẹo còn hơn kẹo kéo :)))

    Bà chị gái người Bắc tính tiết kiệm, được em giao cho quản lí vật liệu của team. Hôm qua bà ấy complain với em rằng, bà ấy kẹo mà gặp bọn hắn còn kẹo hơn.
    Bà chị muốn print ra label dán sản phẩm thành 2 cái sơ cua. Bọn hắn la ó phản đối bảo rằng print 1 cái là đủ rồi, sao lại print 2 cái làm gì lãng phí tiền bạc? một xu cũng là tiền.
    Bà ấy muốn xử dụng một cái bao nylon mới một tí gởi hàng hơi bị cũ trả về cho nơi sãn xuất. Bọn hắn la rú lên bảo rằng, "mày có biết 1 dollar một cái bao ko? xài đồ cũ cho hàng cũ. Mày ko tiết kiệm thì tiền nào công ti bù vào cho đủ ;))

    Trả lờiXóa
  5. Tiết kiệm tức là tiêu dùng hợp lý chứ ko phải giảm chi tiêu cho những thứ ko cần giảm. Ví dụ điện, em thấy ở VN có điều rất vô lý là đường phố thì tối om trong khi nhà cửa, công ty thì xài điện vô lối, hoang phí. Dùng máy lạnh thì chỉ cân ở mức 28 độ cho duy trì đủ mát thôi, thì ở nhà mình cứ bật xuống 18 độ lạnh phát ốm, lại tốn điện...

    Cá nhân em thấy dù giàu có hay nghèo khó, tiết kiệm không phải chỉ để dành dụm tiền cho cuộc sống tốt hơn, mà còn là 1 nếp sống đẹp, thể hiện trách nhiệm của mình với xã hội.

    Trả lờiXóa
  6. Bác nói chỉ được cái đúng. Kích thích tiêu dùng, thì tiền mới quay vòng, mới tạo công ăn việc làm, kinh tế mới phát triển, bác nhỉ?

    Trả lờiXóa
  7. Titi: Ảnh thắp nến đấy em ạ! Em không nhớ có những hôm Hà Nội tối thui à? Báo Tiền phong đã từng có bài viết với nhan đề là Hà Nội sắp sửa biến thành làng còn gì? Hic

    Trả lờiXóa
  8. Lana: Nhất trí chiêu đãi rồi em. Nhưng mà cuối tuần vắng Bí và VMC. Đành chờ tuần tới vậy!

    Trả lờiXóa
  9. Nha Moc Mit: Hà hà! Lần đầu tiên em vào blog của anh. Cám ơn em nhé! Nhất trí là sẽ tiếp tục ủng hộ khối TC-NH mà!

    Trả lờiXóa
  10. Lu: Em đúng là một manager chuyên nghiệp và gương mẫu. Giá mà người lãnh đạo nào cũng có ý thức tốt như em thì hay biết bao!

    Trả lờiXóa
  11. Dứa: Chính xác em ạ! Tiết kiệm phải được coi như một nét văn hóa, một nếp sống đẹp của toàn xã hội.

    Trả lờiXóa
  12. VMC: Đúng thế! Tiết kiệm là thật sự cần thiết. Nhưng tiết kiệm vô lối và nhất là tiết kiệm kiểu phong trào, kiểu bầy đàn, chẳng giải quyết được gì, chỉ lợi bất cập hại.

    Trả lờiXóa
  13. Dạ theo em thì trước mắt, tiết kiệm để đóng tiền điện và đóng tiền bia!

    Sau nữa như kiểu tắt đèn khắp thành phố tiết kiệm điện, để trang trải tiền đó qua tổ chức chương trình tắt đèn và gom rác, xử lý hậu chương trình :(

    Trả lờiXóa
  14. Dạ đúng nhỉ, tiết kiệm đến mức khó nhọc thì tiết kiệm để làm gì?
    Trong này có câu " có ra mới có dzô", em cũng chiêm nghiệm thấy rất đúng, em không ủng hộ chủ trương tiết kiệm, tiêu chí của em là "liệu cơm gắp mắm".

    Trả lờiXóa
  15. Mùa hè rớt: Đúng thế, như người ta thường nói, tiết kiệm theo kiểu lỗ hà ra lỗ hổng, đúng không bạn?

    Trả lờiXóa