Thứ Hai, 16 tháng 8, 2010

CUỘC CHƠI CON TRẺ



Buổi chiểu một ngày đầu tuần vốn chẳng rảnh rỗi, vậy mà anh lại phải chờ đợi. Hẹn gặp một đối tác hợp tác, chẳng dè người đứng đầu bên đó có việc đột xuất, đành phải chờ. Còn hơn về, hẹn hôm khác, mà chưa biết hôm ấy là hôm nào!

Bỗng có hơn nửa giờ đồng hồ trà dư tửu hậu với người đứng đầu cuộc thi Hoa hậu Việt Nam nhiều năm qua. Anh chợt thấy nổi máu nghề nghiệp cũ của mình, vốn là nhà báo hơn chục năm, bèn lái chủ đề sang các người đẹp của những cuộc thi đã qua.

Câu hỏi ngắn gọn, mà trả lời đầy đủ thì thật là dài. “Đã gần 20 cuộc thi, có nghĩa là các anh đã tuyển được tới ngót 20 cô Hoa hậu tất cả. Thực sự là các cô ấy, với cả tư cách cá nhân lẫn công việc, có mang lại được gì nhiều cho Tòa soạn và cả Công ty đã đỡ đầu tổ chức ra cuộc thi để mang lại danh hiệu cho các cô ấy không?”.

Có lẽ, nhiều năm ở cương vị lãnh đạo, anh khó có thể trả lời câu hỏi trên một cách thành thật. Giờ đã hạ cánh, anh thật sự thoải mái bộc bạch: “Thực sự thì chẳng cô nào giúp được gì cả. Thi xong, mặc dù có nhiều ràng buộc, nhưng rồi trước áp lực của dư luận, của nhiều thứ lằng nhằng, cô nào cũng biết việc của cô ấy mà thôi. Đợt vừa rồi, chúng tôi tổ chức buổi gặp gỡ nhân 20 năm Hoa hậu Việt Nam, cũng chỉ có vài cô tới tham gia được thôi”.

Vì sao?

Bởi vì các cô ấy còn quá trẻ, lúc giành được danh hiệu, nhiều cô mới vừa bước qua tuổi trưởng thành. Làm sao đã định hình được cuộc sống đâu. Nhiều cô còn đang đi học phổ thông. Có cô thì thậm chí còn học chẳng xong cả phổ thông nữa. Nói tóm lại, tất cả các cô đều còn quá trẻ. Chúng ta có thể tạm gọi các cô hầu hết là trẻ con. Tiền nhân đã dạy, trẻ con mà nổi tiếng quá thì thật là tai ương, thật là mối quan ngại không chỉ trong phạm vi gia đình mà còn của cả xã hội nữa.

Cho nên, một số cô nhanh chóng lấy chồng cho yên ấm và cũng yên ổn. Những cô này coi như rời khỏi vũ đài người đẹp chân dài để về sống đời ẩn dật. Một số cô khác đi theo các đại gia và cuộc sống cũng ít nhiều lệ thuộc, không thể tham gia hoạt động gì khác ngoài những công việc mà cơ bản là phù phiếm, mặc dù không ít cô được các đại gia đầu tư cho cửa hàng thời trang, thậm chí mở cả công ty để làm giám đốc cho nó oai, và cho nó phù hợp với cái danh hiệu mà các cô đang giữ.

Đã có lần, có nhà báo và có cả tờ báo nữa, nâng tầm quan trọng của cuộc thi Hoa hậu Việt Nam và dùng cả những hình dung từ thật sự to tát, gọi đó là tiềm lực về Nhan sắc Quốc gia của Việt Nam. Ý tưởng là so sánh với Venezuela lên tới tầm gọi là tiềm năng, có hẳn lò đào tạo và đã nhiều lần giành được danh hiệu Hoa hậu thế giới.

Câu chuyện buổi chiều với chính người tổ chức nhiều năm Cuộc thi Hoa hậu Việt Nam bỗng kéo anh về với thực tại. Phải nghĩ cho đúng, cho chính xác, thi Hoa hậu, dù Hoa hậu gì đi chăng nữa, thì cũng là cuộc chơi của con trẻ mà thôi. Cũng giống như nhiều loại hình văn hóa giải trí khác, nó mang lại niềm vui, sự thưởng ngoạn về cái đẹp đích thực và vốn có của loài người.

Tất nhiên, còn khoản thu kếch xù của nhà tài trợ, của quảng cáo, của PR…mang lại. Nhưng dù có như vậy, và dù sau này, các cuộc thi có chuyên nghiệp đến mức thành công nghệ tổ chức Hoa hậu thì cũng đừng vì thế mà cố thổi phồng nó, cố gán ghép cho nó nhiều danh từ mỹ miều và to tát, để rồi con trẻ phải khốn khổ vì những mỹ từ rỗng tuếch ấy.






18 nhận xét:

  1. "Thà một phút huy hoàng mờ chợt tét" <-- câu slogan của anh C treo lên bờ lốc cho anh đấy đọc đi. Có những cuộc thi mẫu hậu nhí nha nhí nhảnh tưng bừng, thì trách sao các em nhi đồng ko tranh đua mần HH chứ anh...=))

    Trả lờiXóa
  2. Hè hè, em chỉ đồng ý 1/2 với anh thôi nhé. Tức là không nên dùng nhiều thứ mỹ miều to tát nâng cấp quá đáng. Nhưng còn vụ anh gọi chung là trò chơi con trẻ thì cẩn thận bị khép vào cái kì thị đấy bác nha :-P

    "Tiền nhân đã dạy, trẻ con mà nổi tiếng quá thì thật là tai ương, thật là mối quan ngại không chỉ trong phạm vi gia đình mà còn của cả xã hội nữa." - hé hé, tiền nhân chỉ kì thị ngầm thui bác, hem có nói ra thế mô :-D

    Theo em thì tại vì ở mình chưa có nền tảng giải phóng phụ nữ và trẻ em, nên thi hoa hậu chỉ là cái phần ngọn thôi. Tuổi trẻ con ở mình hơi bị lâu, tới tận ngoài 20 lận. Nên đậu HH rồi, vẫn bị coi là con nít, chưa trưởng thành và chưa có bản lĩnh làm người lớn. Điều đó cũng giải thích vì sao khi phải nói lên quan điểm và suy nghĩ độc lập ở màn ứng xử, các cô thường là không tự tin và lắp bắp.

    Nhưng có thi HH cũng tốt bác à. Thứ nhất là nó phơi bày ra cái tính chất của văn hóa mình. Thứ hai, nó cũng ít nhiều góp phần cải thiện cái thực trạng con nít lâu năm. Giới trể bây giờ cũng trưởng thành sớm hơn. Trong khi tương phản là thế hệ trước còn trẻ con hơn! Nhìn tích cực thì các cuộc thi có xu hướng khá lên chứ bác, chân cũng dài hơn nữa :-)

    Trả lờiXóa
  3. Thi hoa hậu là trò chơi không hơn không kém.
    Còn bác Dương Kỳ Anh này lớn rồi mà còn chơi trò con trẻ nói đi nói lại (vì một số sự kiện trong bài xảy ra đã nhiều năm nên có một vài chi tiết tác giả viết không chính xác, nay xin đọc lại...)

    Trả lờiXóa
  4. Em chỉ thấy các thí sinh chưa ý thức được trách nhiệm của mình khi dự thi cũng như nếu đăng quang. Con em ta được bao bọc quá, đùng phát ra đứng giữa thiên hạ tự vẫy vùng, bảo sao mà cứ thẹn thùng, lúng túng, hớ hênh :-P
    HH năm nay được nhất màn ứng xử. Thế là tiến bộ vượt bậc ròi anh nhé :-)

    Trả lờiXóa
  5. Lu: OK em! Em muốn nói đến cuộc thì Hoa hậu quý bà đẹp và thành đạt ấy hả? Anh được biết vụ đó nhiều lình xình, tai tiếng lắm mà!

    Trả lờiXóa
  6. Gauxx: Vụ chân dài hơn thì anh đồng ý với em ngay. Vì các cô ấy đều ngày càng cao hơn. Nhưng đúng là các bác tổ chức nhà mình đã khoác lên người các cô ấy nhiều mỹ từ, nhiều trách nhiệm đao to búa lớn quá, để rồi lại thất vọng thì quả thực là có thật mà em!

    Trả lờiXóa
  7. Hữu Cầu: Bạn đính chính các chi tiết không chính xác ấy cho cả nhà mình đọc đi bạn! Sáng nay, có bạn gửi mail cho tôi nói là k phải 20 năm Hoa hậu Việt Nam là có 20 cuộc thi đâu. Phải không bạn?

    Trả lờiXóa
  8. Titi: Đúng thế! Ứng xử của một vài cô năm nay đã được cải thiện rất nhiều!

    Trả lờiXóa
  9. Em thấy VN mình rất quan tâm đến HH của nước nhà. ở Châu Âu thì hiếm ai nhớ nổi tên của HH nước mình là gì. Họ chỉ xem đó là một sự kiện văn hóa hết sức bình thường mà thôi.

    Trả lờiXóa
  10. Hạnh Phúc Lang Thang: Đúng thế em ạ! Vì thế, anh nghĩ, đừng nâng tầm cái cuộc thi này lên ồn ào đến mức người ta hiểu lầm về giá trị đích thực của sự kiện.

    Trả lờiXóa
  11. @A Thụy:
    HHVN 2 năm mới tổ chức thi một lần. Lần đầu tiên thi năm 1988. Cho đến nay mới tổ chức 12 cuộc thi cả thảy.

    Trả lờiXóa
  12. @A Thụy:
    Bổ sung thêm: Cái ảnh anh post kèm bài này là từ cuộc thi Hoa hậu Thế giới người Việt, không phải từ cuộc thi HHVN.

    Trả lờiXóa
  13. anh Thụy and HPLT : uhm, đúng là ở xứ phương tây nguời ta ko nhớ ai là HH, mà có thể nhớ một người vừa đi cầm súng cướp nhà bank dễ dàng.
    Có thể nhớ tên khủng bố vừa chơi nổi, tên tuổi một ngôi sao ca nhạc hay phim ảnh...hoặc tên một chính khách nổi tiếng nhiều hơn.
    Lí do, ở độ tuổi này thì những em ngoại quốc em nào cũng đẹp như em nấy, chuẩn ko cần chỉnh từ vóc dáng đến làn da. Trình độ thì em nào cũng ngang nhau, có được sự đào tạo của xã hội và nhà trường từ bé nên rất tự tin, tự lập.
    Đây là tiêu chuẩn chung của xã hội để đào tạo nên một người trẻ, nên dân xứ người coi đó là chuyện thường ngày của huyện rồi.
    Các em vô tư đi thi như tham gia một cuộc tranh đua cùng bạn bè trong trường, thắng thua chỉ là cuộc vui hoạt động xã hội. Sau đó thì các em í lại quay về với sinh hoạt ngày thường, học hành và cũng ít em nào mang ảo tưởng mình đã từng là sao.
    Có lẽ xã hội phương tây đã đào tạo nên những con người quá thực tế chăng?

    Trả lờiXóa
  14. VMC: Cám ơn em! Anh nhớ ra vụ ấy rồi. Hai năm một lần. Vì thế, mới chỉ có hơn chục cô hoa hậu thôi. Hic!
    Cái ảnh thì a cố tình đấy. A thích cái ảnh bác Nam cúi xuống nhặt vương miện cho cô bé Dung lắm. Nhưng đưa lên, lỡ bác ấy biết, lại buồn.

    Trả lờiXóa
  15. Lu: Có lẽ comt của em là khá xác đáng. Các bạn trẻ ở Phương Tây tự tin hơn. Họ được đào tạo từ nhỏ kỹ năng sống ấy. Cuộc thi hoa hậu của họ là cuộc thi thôi, giữa những bạn trẻ. Thế thôi! Ở ta thì khác một chút, phải lồng vào đó nhiều ý nghĩa khác nhau, mà phần lớn trong số đó là ý tưởng và mục tiêu của người lớn.
    Hic

    Trả lờiXóa
  16. Dân VN quan tâm đến cuộc thi HH là chuyện rất rất bt và hiển nhiên thôi, không cần phải so với Tây làm gì, vì đời sống tinh thần và văn hóa của dân mình nghèo nàn quá, lâu lâu mới có 1 sự kiện thu hút sự chú ý của quần chúng. Nhưng mà khiếp quá, năm nay cuộc thi HH còn đặt chủ đề Ngàn năm hương sắc, nghe vừa sáo rỗng vừa kỳ vọng thái quá, cuối cùng chọn ra 1 cô xấu chả ra đâu vào đâu, thất vọng vô chừng. Em cũng không thấy màn ứng xử có gì hay ho, vì cơ bản, câu hỏi của bánh khảo cũng nhạt nhẽo và cũ kỹ quá mức.

    Trả lờiXóa
  17. em thich cai com cua em Dua (co nhan ra nguoi quen khong em). em rat ghet cai tu Ngan nam huong sac, dung la cha dau vao dau ca. em khong biet nhung cau hoi co duoc dua truoc cho thi sinh chuan bi nhu moi nam khong, nhung noi dung cau hoi luc thi cu ky, luc lai dao to bua ton.
    Nam nay VTV lai khong phat truc tiep nen khong khi hoa hau chi co bao mang ham nong len thoi.

    Trả lờiXóa
  18. Mecghi: Nếu anh là VTV thì anh cũng k truyền hình trực tiếp. Vì nói đúng ra, cũng chẳng có nọi dung gì hấp dẫn em ạ!
    Đúng là k nên đao to búa lớn rồi em! Một sự kiện văn hóa bình thường thôi mà!

    Trả lờiXóa