Thứ Tư, 1 tháng 9, 2010

LÚA CỔ THÀNH DỀN



K
hu khảo cổ Thành Dền được xem là có niên đại cách đây chừng 3000 năm. Ở vài hố khai quật, người ta tìm được ít hạt lúa. Vài nhà khoa học mang những hạt lúa này đi ươm và kỳ lạ thay, 13 hạt lúa đã nảy mầm, 9 trong số đó đã trổ bông, lúa đã chín và sắp cho thu hoạch.

Sự việc bắt đầu ầm ĩ từ lúc những cây lúc này nảy mầm. Giống lúa cổ của cha ông từ cách đây 3000 năm được gìn giữ cho đến tận bây giờ thì thật là kỳ diệu và quý báu. Nhưng có thực đó là giống lúa cổ có tuổi cùng với tuổi của khu khảo cổ được khai quật không? Hay chỉ đơn giản chúng là giống lúa đương đại, do một tác động nào đó rơi xuống hố khai quật và nằm lại đấy?

Người ta bèn gửi mẫu đi giám định ở Nhật Bản để xác định chính xác niên đại của hạt lúa Thành Dền. Khổ nỗi, mấy tháng rồi chưa có kết quả. Thế là hết cuộc tranh luận này đến hội thảo khác. Mọi vấn đề chỉ xoay quanh câu hỏi: Có thực lúa Thành Dền là lúa cổ hay không?

Kết luận của cuộc tranh luận gần đây nhất là đưa việc nghiên cứu lúa Thành Dền thành đề tài khoa học để nghiên cứu. Thế là một ban bệ lại được thành lập, một nhóm các nhà khoa học lại có thêm tí việc làm và một ít kinh phí ngân sách lại được chi ra.

Ai đó nói, sao không để kết quả giám định từ Nhật Bản về là xong. Đề tài, nghiên cứu, chi phí là gì cho nó tốn kém và thêm mệt ra?

Hiểu thế cũng đúng!

Nhưng ai đó lại bảo, kể cả có kết quả giám định từ Nhật Bản rồi thì cũng đâu có đơn giản mà tin ngay được. Người ta sẽ đặt ra các nghi vấn tiếp theo là liệu hạt lúa mang đi Nhật Bản giám định có đúng là hạt lúa đã nảy mầm nói trên không? Rồi điều kiện của Nhật Bản khác mình, ít nhiều cũng đâu có chuẩn. Chưa kể hàng loạt những sai sót có thể xảy ra trong quá trình vận chuyển, bảo quản từ Việt Nam sang Nhật. Cho nên, phải thành đề tài khoa học để nghiên cứu chứ.

Hiểu thế cũng chẳng có gì sai!

Chỉ tiếc thay, hạt lúa Thành Dền không biết nói lên tiếng nói của chính mình. Mà giả sử rằng nó có biết nói, chắc gì đã có ai lắng nghe!







23 nhận xét:

  1. Qủa là ngôn từ của một nhà báo trung dung (khôn)nhưng sắc sảo! :) Hoan hô bác!

    Trả lờiXóa
  2. Sao em mới đọc báo, nói lúa này là lúa giống gì đc bắt đầu trồng từ 1992 mà?

    Trả lờiXóa
  3. Ồ, em chạ tin đó là lúa cổ. Đá gỗ mấy nghìn năm còn mục nữa là mấy hạt mong manh dễ vỡ như thế :-D

    Trả lờiXóa
  4. Anh, em nghĩ tin một chút có mất gì. Phú thì cứ tin, mặc cho khoa học có nói gì thì nói :)

    Trả lờiXóa
  5. Em dốt về chuyện này nên trộm nghĩ: thiếu gì việc đang rất cần làm ngay, lại đi soi mấy hạt lúa vớ vẩn, phí tiền...

    Trả lờiXóa
  6. Tôi nghĩ vụ này có khả năng trở thành sự kiện hấp dẫn bởi sự kỳ bí, nếu những hạt lúa được xác định có 3000 năm tuổi, và kì quặc nếu là thóc đương đại.
    - Trường hợp 1 sẽ là câu đố lớn cho khoa học (khoa hoc bây giờ cũng chưa biết chính xác quá trình hoá thạch của gỗ...) và ghê gớm hơn, nó là minh chứng cho giả thuyết về gốc gác nền văn minh lúa nước.
    - Trường hợp 2 thì chúng ta sẽ có 1 chuyện bi hài dở khóc dở cười về các nhà nghâm cứu khoa học VN.

    @ Phú: Nếu chỉ "một đời người , một đời cây" thì cứ tin đi cho đẹp, :)

    Trả lờiXóa
  7. Moon nghĩ chúng ta không thể phán đoán gì từ cảm tính đối với việc này, chuyện liên quan đến khoa học thì phải chờ kết luận của khoa học. Nhưng, vẫn hi vọng có kì tích anh hén.

    Trả lờiXóa
  8. Cái này phải chờ TS Hậu khảo cổ vào cho ý kiến. Em nhớ có lần off với chị Hậu hình như em và Titi đã phỏng vấn chị ấy về hạt lúa 3000 năm rồi. Nhưng tai trâu, hỏi xong nghe xong nó vô tai này ra tai kia mất tiêu, giờ quên luôn :(

    Trả lờiXóa
  9. chuyện này có vẻ khá li kì đấy anh. nhưng sao tụi Nhựt Bổn hắn om kết quả xét nghịm lâu thế cho dân tình mình cứ thấp thỏm?

    Trả lờiXóa
  10. hè hè, lúa nó nên biết êm một chút cho bà con có cơm có cháo chứ anh? cái gì cũng rạch ròi thì rách hết cả việc. ;))

    Trả lờiXóa
  11. Chu Nam Cương: Cám ơn lời khen của bác! Tôi thì nghĩ cái khả năng thứ 2 là phần nhiều đấy bác ạ!

    Trả lờiXóa
  12. Nặc Danh: Thì thế mới là các quan điểm trái ngược nhau em ạ!

    Trả lờiXóa
  13. Titi: Anh thì đương nhiên là nghĩ như em rồi!

    Trả lờiXóa
  14. Đàm Hà Phú: Vụ này có tin thì tin cho vui thôi Phú ạ! Chứ chắc là không có thật đâu!

    Trả lờiXóa
  15. Mờ Mờ: Hoàn toàn nhất trí với em!

    Trả lờiXóa
  16. mooncakesg: Hy vọng thì hy vọng thôi, chứ anh chẳng tin lắm! Nếu thực sự là như thế thì phải nói như bác Chu Nam Cương rằng đúng là kỳ diệu!

    Trả lờiXóa
  17. Lana: Ừ nhỉ, sao chưa thấy chị Hậu lên tiếng nhỉ?

    Trả lờiXóa
  18. Gauxx: Chẳng biết sao lại lâu thế chưa có kết quả em ạ! Hay là...!

    Trả lờiXóa
  19. Lu: Lúa thì đương nhiên là phải êm rồi em! Sao mà nói, mà nói thì cũng có ai nghe chứ! Hic

    Trả lờiXóa
  20. 1. Nếu giám định vỏ trấu hạt lúa Thành Dền từ Nhật cho kết quả là 3000 năm tuổi thì như vậy mẫu khảo cổ là đúng và Sinh học, Nông học có khối việc để làm tiếp :)
    2. Nếu có kết quả giống như kết quả nghiên cứu so sánh của viện KHNN, là giống lúa Khang Dân có khỏang... 18 năm tuồi thôi, thì KCH lại có việc làm tiếp: vì sao hạt lúa này lại nằm ở địa tầng cùng với di vật 3000 năm tuổi?
    3. Mình cực kỳ tin tưởng người chủ trì khai quật, vì là 1 chuyên gia giỏi và rất cẩn thận trên hiện trường. Vì vậy khả năng "hiện trường giả" có thể lọai trừ.

    Trả lờiXóa
  21. Anh ơi, 2 bức ảnh trên có đúng là chụp những cây lúc mọc lên từ những hạt lúa Thành Dền ko ạ ?

    Trả lờiXóa
  22. Ồ, hay quá, cám ơn anh ạ.

    Trả lờiXóa