Thứ Sáu, 24 tháng 9, 2010

ĐƯỜNG TỚI THÀNH THĂNG LONG



Dư luận đang ồn ào xung quanh bộ phim 19 tập Lý Công Uẩn-Đường Tới Thành Thăng Long chuẩn bị được công chiếu trên Đài Truyền hình Việt Nam VTV, dự kiến vào ngày 1 tháng 10, ngày bắt đầu của 10 ngày trọng đại, kỷ niệm Đại lễ 1000 năm Thăng Long-Hà Nội.

Vấn đề là điều gì khiến dư luận quan tâm đặc biệt đến bộ phim như vậy?

Phim do một Công ty truyền thông của Việt Nam, hợp tác với một đối tác Trung Quốc và VTV sản xuất và phát sóng. Theo thông báo của nhà sản xuất, tổng vốn đầu tư cho bộ phim khoảng 100 tỉ VND. Toàn bộ phim được quay ở Trung Quốc.

Chưa ai được xem bộ phim này, trừ các thành viên của Hội đồng duyệt phim quốc gia. Có chăng chỉ là trailer của bộ phim và bản mời tài trợ là xuất hiện nhan nhản trên các trang báo điện tử mà thôi. Tuy nhiên, các thông tin rò rỉ từ nhà sản xuất, từ Hội đồng duyệt phim cũng cho thấy những băn khoăn tập trung ở chỗ nào.

Có người nói đây là phim dã sử Trung Quốc nói tiếng Việt. Đúng là hơi ngoa, nhưng không phải là không có cơ sở. Tổng đạo diễn, đạo diễn phim đều là người Trung Quốc. Trường quay ở Trung Quốc. Diễn viên quần chúng hoàn toàn là người Trung Quốc. Chỉ có một ông đồng đạo diễn là người Việt Nam thì lại chẳng tiếng tăm gì.

Người khác thì nói nhiều đoạn thoại, nhiều chi tiết không chính xác với lịch sử. Quần áo, phục trang, đạo cụ… không phù hợp với Việt Nam. Nhiều lời văn là lời văn hiện đại, không phải là lời văn cổ. Nói tóm lại là phim không thuần Việt. Và nhiều lời nhận xét phũ phàng đã khẳng định là không thể chiếu phim này nhân dịp đại lễ sắp tới được.

Tôi lại nghĩ khác…

Có dịp đi nước ngoài, tôi thấy phim trường của họ, đạo cụ của họ và những gì liên quan đến việc làm phim của họ rất là chuyên nghiệp. Ngay cả diễn viên quần chúng của họ cũng là những diễn viên quần chúng chuyên nghiệp làm công ăn lương, không tham gia theo phong trào hay ủng hộ phim nào hết. Nói như thế, để thấy tính chuyên nghiệp của họ cao hơn ta nhiều.

Theo tinh thần này, tôi nghĩ, nếu đoàn làm phim có sử dụng phim trường ở Trung Quốc thì cũng là điều dễ hiểu thôi. Đừng nên lấy đấy là cái cớ để phê phán quá đà. Hơn nữa, Trung Quốc là quốc gia nổi tiếng về dựng phim dã sử. Kinh nghiệm của họ, nay vận dụng làm phim cho ta cũng đâu có gì là xấu.

Có bạn nói với tôi, giả dụ cần đến ngựa để dàn dựng một đoàn kỵ binh, phim trường Trung Quốc có cả vài trăm, thậm chí ngàn con ngựa. Liệu phim trường nào của ta có được như thế chưa? Tôi nhớ một lần, một bác ở xưởng phim nói rằng cả xưởng có vài con ngựa, gầy gò, ốm nheo ốm nhách. Ngựa ấy, làm sao làm phim dã sử đây?

Về quần áo, phục trang của diễn viên, ai cũng chê là không Việt Nam. Nhưng liệu chúng ta có còn tài liệu nào giữ được nói về quần áo của vua chúa và thường dân từ cách đây hàng ngàn năm không? Chắc là không? Vì thế, các nhà thiết kế dựa theo tài liệu còn lại, nếu có tưởng tượng ra thêm vài phần, tôi nghĩ cũng là cái hay, cái sáng tạo. Vài chi tiết có giống quần áo vua chúa Trung Quốc thì cũng không nên lấy đó để nâng cao quan điểm lên quá mức. Quần áo chúng ta đang mặc hiện nay, nguồn gốc cũng là từ Châu Âu đấy thôi.

Về bác đạo diễn thì đúng là tôi thấy ông đạo diễn người Việt Nam hình như không có tiếng tăm gì lắm thật. Nhưng đạo diễn Trung Quốc thì có vẻ rất khá. Đã từng làm vài phim dã sử rất tiếng tăm. Trí tuệ của họ, ta tận dụng được, âu cũng là cái hay chứ đâu đến nỗi dở.

Chỉ có điều…

Giá mà đoàn làm phim có một nhóm cố vấn người Việt Nam giúp sức thì phim đã không mắc lỗi về chi tiết lịch sử bị sai, một số đoạn thoại không phù hợp và những chi tiết khác nữa. Nhưng nói gì thì nói, việc đã rồi và chúng ta hoàn toàn có điều kiện để sửa lại những lỗi sai đó.

Một bộ phim dã sử được đầu tư công phu, tốn công tốn của, lại được thực hiện nhờ nguồn vốn xã hội hóa, có lẽ cũng nên được nhìn nhận với sự bao dung và vị tha. Nói thì dễ, làm mới khó. Vì thế, Lý Công Uẩn-Đường Tới Thành Thăng Long là một bộ phim đáng được ghi nhận, dù ít nhiều, phim cũng đã có những sai sót nhất định.

Bởi vì, ngẫm ra, trên đời này, có gì là toàn bích được đâu!





42 nhận xét:

  1. Cu de Vtv phat song roi phe sau, bac nhi?

    Trả lờiXóa
  2. Bác để cái ảnh cuối là ảnh trong phim Khát vọng Thăng Long là phim nhựa, có vẻ ko liên quan đến Đường tới thành TL lắm ạ :D
    Em cũng có ý kiến là chiếu đi rồi hãy phán xét. Nói chung nghĩ cũng bực mình việc cả trăm tỷ vứt ra, ảnh ọt báo chí đưa suốt mà ko thấy có cơ quan nào đứng ra kiểm soát trong thời gian làm phim, để đến khi ván đã đóng thuyền rồi mới loạn hết cả lên.

    Trả lờiXóa
  3. Em sợ nhất là biết là quay ở TQ rồi nên nhìn đâu cũng cứ thấy không thuần Việt được nữa.

    Trả lờiXóa
  4. Điện ảnh của ta còn yếu, có người dám nghĩ, dám làm theo hướng mới đã xứng đáng được khich lệ rồi. Phê phán thì phim nào cũng có sạn. Hầu hết dân tình nhằm vào yếu tố ngoại lai của phim, thử hỏi các vị đưa quân lính ta chân đất, cung điện vua ta lớn hơn cái đình làng một tẹo lên thì có thể thành phim không? có tạo cảm xúc cần có cho một bộ phim về lòng tự hào dân tộc không?

    Trả lờiXóa
  5. Phim nay chieu ngay 1/10 la hop qua con gi, dau phai chieu dip vua Ly doi do dau.

    Trả lờiXóa
  6. Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng: “Từ chỗ vô văn hóa đến chỗ văn hóa nô dịch chỉ là khoảng cách những bước đi nhỏ... Phim nhắc đến trên đây là một trong những bước đi ấy.Vô văn hóa mà làm văn hóa thì chỉ là người đào mồ chôn văn hóa đích thực!Mà mất văn hóa là mất hết, than ôi !Một nghìn năm Thăng Long, một nghìn năm văn hóa dân tộc, ai sẽ chịu trách nhiệm cho những tổn thương này?”

    Trang blog Gốc Sậy thì dẫn lời tiến sĩ Nguyễn Hồng Kiên: “Điện ảnh Việt Nam, những người quản lý ngành văn hóa Việt Nam đã và đang làm 1 việc “vô tiền khoáng hậu”: Làm phim về lịch sử dân tộc mình bằng những bối cảnh của đất nước khác. Mà quốc gia ấy, trong thời ấy và ngay cả bây giờ ‘không bao giờ muốn chúng ta bảo tồn được bản sắc của mình’.…đau đớn là việc “tự chuyển hóa” này đang được thực hiện một cách chủ động…”

    Từ bộ phim này, nghĩ rộng ra những vấn đề khác, giáo sư Nguyễn Văn Tuấn than thở: “Chưa bao giờ Việt Nam chịu ảnh hưởng Trung Quốc sâu đậm như hiện nay…Chẳng lẽ 1000 năm ròng rã chưa đủ để chúng ta trưởng thành, để chúng ta thoát khỏi ách thống trị văn hóa của Trung Quốc? Tại sao Nhật và Hàn Quốc thoát khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc, còn ta thì không? Thật ra, có lẽ câu hỏi là: chưa thoát hay chưa muốn thoát?”

    Bộ phim đã bị Hội đồng duyệt phim quốc gia quyết định hoãn phát sóng cho đến khi sửa chữa xong theo yêu cầu của hội đồng, mà ai ở trong nghề đểu biết đây là một việc làm rất khó, rất mất thời gian và chuyện “Việt hóa” trở lại bộ phim này hầu như không thể làm được, trừ phi vứt hết quay lại còn dễ hơn. Điều này lẽ ra sẽ không phải xảy ra nếu như bộ phim được giám sát kỹ ngay từ khâu kịch bản ban đầu.

    Trả lờiXóa
  7. Người Trung Quốc thì em có định kiến là kỹ thuật ẹ, chất lượng hơi bị ẩu...nhưng có 3 điều, có thể phải nói theo công tâm và sự thật rằng, Trung Quốc coi như đứng hàng đầu thế giới rồi :

    1) dân số đông nhất hành tinh.

    2) Ẩm thực đa dạng và được chuộng nhất hành tinh, vì dân tộc nào cũng chén được mà ít có ngấy.

    3) Làm film dã sử thì hình như ko có nước nào qua được TQ đâu, em kết Trương Nghệ Mưu ở điểm này.

    Trả lờiXóa
  8. Mới xem trailer là đã muốn lơ luôn, chẳng khác gì mấy phim dã sử TQ hay chiếu trên QTV (Quảng ninh TV).

    Trả lờiXóa
  9. cứ "việc đã rồi" thì phải cho qua à.
    Không làm được thì thôi,làm phim hoạt hình,cứ gì phải cố đấm ăn xôi để làm ra 1 sản phẩm ngoại lai như thế.Nhất là hiện nay Trung quốc đang có dã tâm thôn tính VN.Nào lấn chiếm biển ,đất liền,khai thác boxit,sắp tới lấn vào VN 8,5 km đường biên để "xây khu thương mại chung",vv....Kỷ niệm 1000 năm cũng lấy ngày quốc khánh Trung quốc để tổ chức,chiếu thêm cái phim đặc TQ này khác nào đã chính thức trở thành 1 quận của nó?

    Trả lờiXóa
  10. Em chỉ biết nói là em ghét TQ, ghét cái trò tham bẩn quá độ. Nước to như cái bồ một mảnh thế giới rồi mà lúc nào cũng lăm le lấn bẩn mấy nước vừa bé tẹo vừa nghèo xung quanh.
    Vì thế cái gì dính đến cái thằng đó là em ghét.

    Trả lờiXóa
  11. VMC: Sáng nay anh đọc báo Thể thao Văn hóa, có tin là không được phát sóng em ạ!

    Trả lờiXóa
  12. Dứa: Đúng thế! Anh cũng làm doanh nghiệp, và anh hiểu phần nào. Đề án người ta đã trình bày rõ ràng làm thế nào, làm ở đâu, k đồng ý thì cảnh báo từ đầu đi. Giờ mới là khổ cả nhiều phía đây!

    Trả lờiXóa
  13. PTN: Ấn tượng ban đầu khó mà có thể khác được, đúng không em?

    Trả lờiXóa
  14. Titi: Anh nghĩ là phim chắc không thể tránh khỏi những sai sót. Nhưng nếu không phải là những sai sót chết người thì cũng nên thể tất.

    Trả lờiXóa
  15. korolbo: Thì chính là dịp Đại lễ 1000 năm đó bạn. Thế nên mới hot thế!

    Trả lờiXóa
  16. Dã Quỳ: Những điều bác dẫn ra đều đúng cả. Ý tôi chỉ muốn nói rằng liệu bỏ đi, có quá khắt khe với nhà sản xuất không, trong khi chúng ta vẫn có thể sửa chữa được.

    Trả lờiXóa
  17. Lu: Điểm nào em nói anh cũng OK. Nhất là vụ làm phim dã sử. Vì thế mới nói, mình làm phim mình, tận dụng công nghệ, kinh nghiệm của họ, đâu có gì xấu đâu.

    Trả lờiXóa
  18. MC3: Liệu nói thế có khắt khe quá không MInh!

    Trả lờiXóa
  19. Nặc Danh: Hà hà, từ chuyện phim, bạn nói qua các chuyện khác nữa thì liệu có quá nặng nề không bạn?

    Trả lờiXóa
  20. Lana: Kiểu này anh nào mà bị em ghét thì mệt lắm đây. Hic

    Trả lờiXóa
  21. Em có cái dở nhất là không có hứng thú với phim Việt Nam, nhưng em thấy bỏ 100 tỉ làm phim thì cứ tiêng tiếc thế nào...

    Trả lờiXóa
  22. Đàm Hà Phú: Đúng thế! Nói thật là nếu anh có 100 tỉ thì mình không đủ gan bỏ ngần ấy tiền cho một bộ phim đâu.

    Trả lờiXóa
  23. Thế nên người ta đã có gan làm thì ta hãy ủng hộ, phê phán trên tinh thần ủng hộ nó cũng khác với phê phán để dìm chết. Việc phim này bị hầu như tất cả giới cầm bút (bồi) tẩy chay làm em liên tưởng đến câu Người Việt nam chỉ đứng 1 mình là giỏi, cứ cái gì cần đến sức mạnh tập thể thì người Việt toàn kéo tụt nhau xuống thôi :-(

    Trả lờiXóa
  24. Đồng ý với chị Titi, tư tưởng cào bằng ăn sâu vào máu rồi, hy vọng thế hệ sau không bị nhiễm virus này.

    Trả lờiXóa
  25. Anh Thụy có quan điểm như thế này là máu rồi, trong khi gần như tất cả đều phản đối.

    Titi hư nhé, toàn các vị giáo sư lên tiếng hô hào tẩy chay mà chị gọi là bút bồi á :-P

    Em thì nghĩ là, tại mình sợ TQ quá thôi, vì mình thua thiệt toàn diện, ngay cả bản sắc cũng khó nhận diện. Em lên án chuyện nhà nước dúng tay vô phim này. Còn thì cứ chiếu bình thường, có kèm theo vài chỉ dẫn cho khán giả biết là phim này quay ở TQ, và chi tiết trong phim không nhất thiết phản ánh đúng sự thật lịch sử (sự thật theo cách ta hiểu lâu nay).

    Nếu mà văn hóa mình đủ mạnh thì chả sợ gì xâm lăng. 1000 năm còn không đồng hóa được (mới đồng có chừng 60% thoai).

    Còn nếu văn hóa mình iếu quá, thì thay vì chửi bới, hô cấm chiếu, hãy làm cái gì đó cho ra hồn. Nếu không làm được thì chấp nhận thua đi thôi.

    Túm lại là cứ xem đi. Xem một cách tỉnh táo và vui vẻ. Nếu nó làm cho mình xấu xí đi thì hãy í kiến, nếu làm ngon lành hoành tráng lên thì có gì phải ầm ĩ nhỉ?

    Trả lờiXóa
  26. @Gấu: đúng ròi, xem phim đã rồi hãy phán xét. MÀ chị tin chắc, chỉ cần xem, nghe tiếng Việt, các điển tích VIệt, nhìn diễn viên Việt, âm nhạc Việt ... là sẽ thấy không thể giống TQ được. Các bố thử tắt tiếng phim Pháp xem có phân biệt được với phim Ý hoặc ĐỨc không? :-D

    Trả lờiXóa
  27. Titi: Ok em! A hoàn toàn đồng ý với em là cái gì cần tập thể, người Việt mình yếu lắm, chỉ chực kéo nhau cùng đi xuống thôi.
    CÁi vụ giống Trung Quốc thì anh nghĩ là có, nhưng k đến nối nghiêm trọng như các bác ấy nói đâu.

    Trả lờiXóa
  28. Gauxx: Anh nhất trí với em vụ này. Nên nói rõ phim quay ở Trung Quốc, để tận dụng cái gì hay của họ, cái gì họ có mà mình chưa có (ví dụ ngựa chiến chẳng hạn) rồi nhiều thứ khác nữa.
    Rõ ràng thế thì đâu có ngại gì. Hơn nữa, như anh nói ấy, cứ bảo giống Trung Quốc về trang phục, nhưng bản thân Trung Quốc họ cũng đâu có biết được 1000 năm trước ăn mặc thế nào đâu. Thôi cứ chiếu đi, xem đi đã. Sai chỗ nào, ta khắc phục, chứ đừng nên nâng quan điểm quá lên như thế.

    Trả lờiXóa
  29. Cau dao dien ten Cuong la nguoi sx chuong trinh chap canh thuong hieu do anh.Thuc ra phim lam het may chuc ty anh ah, bao chi nha minh ho len ca tram ty the thoi.Em ung ho y kien cua anh.Truoc tien la minh phai hoan ho tinh than cua nha sx va dau tu phim nay vi ho da dung cam di tien phong.Thu hoi neu khong noi la sx phim nay tai TQ, dao dien nay no cua TQ thi co khi no lai duoc ca ngoi het loi ay chu.Co ai biet chinh xac ngay xua vua chua VN an mac the nao dau.Tuy nhien vi phim lam dep qua nen no khong thanh ra chat VN thoi.Nhieu bac trong gioi che bai du kieu nhung hoi that co dam lam phim da su khong.Nguoi VN co van hoa a dua che bai cung phai vao hua voi nhau khong lai so mot minh di mot ben le duong, hic hic....

    Trả lờiXóa
  30. Chà, làm phim lịch sử quả thực không dễ bác Thụy nhỉ? Em có theo dõi chùm phóng sự của Dolphin, thấy bên bác rất cẩn thận với những thông tin về lịch sử.

    Trả lờiXóa
  31. Viết cả bài cuối cùng chả túm lại được gì

    Trả lờiXóa
  32. "Một bộ phim dã sử được đầu tư công phu, tốn công tốn của, lại được thực hiện nhờ nguồn vốn xã hội hóa, có lẽ cũng nên được nhìn nhận với sự bao dung và vị tha. Nói thì dễ, làm mới khó. Vì thế, Lý Công Uẩn-Đường Tới Thành Thăng Long là một bộ phim đáng được ghi nhận, dù ít nhiều, phim cũng đã có những sai sót nhất định.

    Bởi vì, ngẫm ra, trên đời này, có gì là toàn bích được đâu!"

    Nhắm làm không được đến mức trung bình thì đừng làm quách cho xong

    Trả lờiXóa
  33. ycine: Vì thế, anh muốn mọi người hãy chê ít thôi, xem xong phim rồi, chỗ nào cần chê thì chê, thì phê, nhưng phải trên tinh thần xây dựng em ạ! Còn như cái kiểu các bác truyền thông nhà mình đang làm thì là "đánh hội đồng" đấy.
    Xem trailer thì thấy OK đấy chứ em! Đúng không?

    Trả lờiXóa
  34. HN: Cám ơn bạn! Bên mình thì những thông tin về lịch sử có 2 bác chuyên về sử chịu trách nhiệm. Làm không cẩn thận sợ lắm. Nhưng phim Lý Công Uẩn thì là phim dã sử, có một số nhân vật hư cấu, một số tình tiết được sáng tác... Phim truyện mà!
    Tất nhiên, vài sai sót về địa danh và sự kiện thì bắt buộc phải sửa.

    Trả lờiXóa
  35. Nặc Danh: Túm lại gì hả bạn? Tôi thì muốn nêu vấn đề để các bạn túm lại hộ thôi.

    Trả lờiXóa
  36. http://tienve.org/home/activities/viewThaoLuan.do;jsessionid=5B08E0D88852B3F2570EB4CB76F4EE5B?action=viewArtwork&artworkId=11367&ref=nf
    xem cái link kia cũng có khác gì mình là bản sao của nó đâu
    túm lại là cứ hoàn toàn giống Trung quốc đi,cũng không sao hả bạn,vậy kêu gọi giữ gìn bản sắc làm gì hả bạn,giữ chán rồi bây giờ đồng hoá cũng được chứ nhỉ,ừ đấy các nước châu Âu họ cũng giống nhau cả đấy,thôi thì Tàu nó to lớn quá mình có giống nó hoặc làm 1 tỉnh cuả nó cũng được chả sao nhỉ.Rồi mai kia giống như Tây tạng ấy nhỉ,có sao đâu???????Tôi nghĩ rằng Vn toàn những người như bạn thì nên học tiếng Tàu đi là vừa đấy

    Trả lờiXóa
  37. MỜI ÔNG VÀO ĐÂY XEM THỬ VÀI HÌNH ẢNH VỀ BỘ PHIM NÀY, KHÔNG CẦN ĐỌC LỜI NHẬN XÉT, XEM THỬ CÔNG PHU "THIẾT BÌ CÔNG" CỦA MÌNH CÓ ĐỦ ĐỂ XEM PHIM NÀY VỚI TƯ CÁCH NGƯỜI VIỆT NAM KHÔNG - CÒN NẾU ÔNG LÀ NGƯỜI TRUNG QUỐC THÌ SORRY VÌ LÀM MẤT THỜI GIAN
    http://ttngbt.wordpress.com/2010/09/27/nh%E1%BB%AFng-hinh-%E1%BA%A3nh-%E2%80%9Cly-cong-u%E1%BA%A9n%E2%80%9D-t%E1%BA%A1i-tr%C6%B0%E1%BB%9Dng-quay-trung-qu%E1%BB%91c/

    Trả lờiXóa
  38. Tôi rất bất bình về chuyện Lịch sử VN mà quay toàn bộ ở TQ, bao nhiêu cung điện thành trì của VN sau không trùng tu lại vào dịp Đại lễ này để mà quay phim, bao nhiêu thường dân không công ăn , việc làm có thể huy động để làm dân chúng mà, cảnh thôn quê Vn thì đâu có thiếu, ca dao Vn : ta về ta tắm ao ta mà sao lại chê ao nhà mà phải tắm ao của người khác vậy???
    Bỏ tiền ra cả trăm tỷ thì chuyện mướn đàn ngựa từ TQ qua VN đâu phải chuyện lớn, đâu vì VN thiếu ngựa mà cả bộ phim phải dàn dựng bên ấy, không cần phải xem phim rồi mới đánh giá, và bảo rằng người ta đã có gan làm thì mình nên khen ngợi, tôi cũng không đồng ý luôn, vì có gan là có gan làm Phim Lịch sử VIỆT NAM tại đất nước VN kìa, chứ không phải TQ là nước chuyên làm phim dã sử rồi mình chạy qua mướn họ từ A đến Z, cái đó mà gọi là gan sao. Nếu cảm thấy VN mình còn yếu kém và thiếu thốn quá, thì bỏ tiền đào tạo nhân tài đi học hỏi xứ người rồi về nhà thực hiện, nếu như là 1 phim truyện nội dung cần 1 ít cảnh trí của TQ, thì mình sang bên đó quay cũng được, đằng này đây là 1 bộ phim lớn, tầm cở, ý nghĩa trọng đại, kỷ niệm lịch sử, truyền lại cho thế hệ mai sau, không thể râu ông này cắm cằm bà kia thế được. Nếu không làm được thì không cần phải làm thế thôi.

    Trả lờiXóa
  39. Em thì nghĩ là kẻ dũng cảm bao giờ cũng phải chịu mũi tên hòn đạn trước. Dù gì thì gì, những nguwời làm phim này là những người dũng cảm...!

    Trả lờiXóa
  40. theo link của bạn Nặc danh ở trên thì tôi cũng đọc được bài viết của nhà văn,nhà nghiên cứu lịch sử Nguyễn Đắc Xuân,bài viết có đoạn:
    "Đầu tư cho một món hàng đến bạc 100 tỷ họ đã tính nát nước rồi. Biết chắc là không thu được vốn, nhưng vì sao họ vẫn khẩn trương lao vào làm bất chấp ngày nghỉ ngày tết, mùa đông lạnh giá dưới 0 độ, tốn kém vô cùng như thế? Phải chăng vì “cơ hội ngàn năm có một”? "
    --tôi lại đã đọc được bài viết trên báo vnexpress có đoạn thế này
    "Trả lời thắc mắc, ai là tác giả chính thức của kịch bản Khát vọng Thăng Long, Lưu Trọng Ninh khẳng định, đó là tâm huyết của anh và Charlie Nguyễn. “Kịch bản đầu tiên tôi cầm đến cho chị Phan Thị Lệ Hằng và chị Lê Minh Tâm - đại diện nhà sản xuất và đầu tư - là kịch bản của Trung Quốc và người Trung Quốc muốn bỏ tiền làm Chiếu dời đô"
    http://www.vnexpress.net/GL/Van-hoa/2010/09/3BA206AA/
    Tuy đoạn trên không nói về phim "Đường tới thành Thăng long" nhưng từ câu nói của đạo diễn Lê Trọng Ninh thì ta đã thấy phía Trung Quốc CÓ Ý ĐỊNH BỎ TIỀN LÀM PHIM CHIẾU DỜI ĐÔ.
    Từ đây tôi cũng đặt dấu hỏi là,vậy liệu tiền vốn 100 tỉ làm phim ĐTTTL có phải hoàn toàn là Vn bỏ vốn?Trong khi đoàn làm phim này sang TQ ít thấy bài báo nào đề cập đến phim này,vì phải giữ bí mật tuyệt đối,chỉ biết là quân ta sang đó làm phim với 1 chi phí khổng lồ ,tại sao phải ém nhẹm như vậy? Chỉ khi gần hoàn thành bộ phim,như 1 sự đã rồi th̀i báo chí mới đả động đến đôi ba dòng,để rồi kết cục phim là thế này,có phản đối thì cũng đã muộn
    Bạn ThuyDamminh reply comment của tôi,bạn bảo "từ bộ phim nói qua các chuyện khác",bạn thấy rõ là các chuyện khác đều có ảnh hưởng đến chuyện này,từ boxit,Hoàng sa trường sa,khai thác đất rừng,...nay lại tổ chức 1000 năm TL vào ngày quốc khánh Trugn quốc,như vậy có ý nghĩa gì,rồi chiếu 1 bộ phim lịch sử mà khán giả xem phim như thấy tái hiện 1000 năm trước,nước ta là nước chư hầu của TQ,vua Lý Công Uẩn thì người TQ nói là xuất xứ từ Trung quốc..Cứ như vậy VN thuộc về Trung quốc 1 cách từ từ,êm đềm ...khi mà từng chuyện nhỏ cứ dễ dãi tặc lưỡi bỏ qua như vậy

    Trả lờiXóa
  41. Nặc Danh: Hình như có 2 bạn Nặc Danh comt trong bài này của tôi. Quan điểm của hai bạn có lẽ là đồng ý với kết luận đó là một bộ phim không thuần Việt, phía đối tác Trung Quốc bỏ vốn ra sản xuất và theo đó, mong muốn đạt được một mục đích nào đó nằm ngoài phạm vi của nghệ thuật thứ 7.
    Tôi nghĩ thế này: Đúng là bộ phim có một số chỗ sai về địa danh lịch sử và một số chỗ trang phục, đối thoại, bối cảnh không thuần Việt. Tuy nhiên, vì thế mà xác định phía Trung Quốc tham gia vào đây với mục đích khác thì tôi nghĩ liệu có nặng nề quá không?
    Tôi chắc người xưa làm sao mà dệt được vải, may được quần áo đẹp đến thế. Phim ảnh về dã sử, có lẽ cũng nên được quyền cách điệu cho nó đẹp lên ít nhiều, miễn là đừng thay đổi lịch sử vốn có của nó.
    Tôi thấy, không cho công chiếu bộ phim thì có gì đó quá khắt khe với nhà sản xuất, với công sức lao động của bao nhiêu người. Những điểm sai không thể chấp nhận được thì ta sửa bằng được. Còn cái gì có thể cho qua, thì cũng nên cho qua.
    Chẳng biết các bạn có đồng ý thế không?

    Trả lờiXóa
  42. NADIA: Đúng thế! Rất dũng cảm! Anh thì tự nhận là nếu có điều kiện, cũng chưa chắc đã dám làm!

    Trả lờiXóa