Đang có một trào lưu, dù không hẳn đã là phổ biến, là các nữ sinh thế hệ 9X dành thời gian nghỉ hè, vào các chùa tu. Những người, mà phần lớn lại là người lớn, cổ súy cho trào lưu này, giải thích rằng tranh thủ mấy tháng hè, cho con cháu vào chốn cửa Phật cho tâm hồn thêm thanh tịnh, xa lánh cuộc sống ồn ào bên ngoài. Đại khái tinh thần là như thế!
Thoạt nghe thì chẳng thấy có vấn đề gì ở đây cả. Nhưng ngẫm nghĩ lại, thấy thực sự là không ổn. Tuổi trẻ phơi phơi, căng đầy sức sống, lẽ ra mình nên dạy thế hệ con cháu đang tuổi trưởng thành chí tiến thủ, lòng quả cảm và ý chí sẵn sàng đương đầu thì đằng này, lại động viên chúng trốn tránh cuộc sống, đi đến nơi yên bình của cửa Phật.
Ở tuổi xế chiều, sau nhiều năm phấn đấu cho cuộc sống của mình và mọi người, mỗi chúng ta đều có quyền dành cho mình một thời gian nghỉ ngơi nào đó. Như vậy thì đã đi một nhẽ! Đằng này, chưa đi làm ngày nào, chưa phấn đấu ngày nào, chưa gian khổ ngày nào mà đã được động viên an nhàn, tránh xa những nơi vất vả, gian khổ như thế, phải chăng là làm hại tâm hồn trẻ thơ?
Sống tự lập, yêu lao động, không ngại khó khăn, vất vả, sẵn sàng trước những thử thách, đó là hành trang quan trọng nhất, thiết thực nhất cho mỗi chàng trai, cô gái thế hệ 9X ngày nay. Thiếu cái đó, cuộc sống sau này vất vả lắm! Vì thế, tôi thích khóa học học kỳ quân đội hơn là mùa hè đi tu, dù chốn thanh bình nơi cửa Phật là nơi tôi luôn ngưỡng mộ và yêu thích.
Em lại phải phản biện anh Thụy òi :D
Trả lờiXóaGần nhà em có 1 ngôi chùa nhỏ thôi, nhưng rất yên tĩnh, thanh bình và đẹp nữa. Hồi ở nhà em với mẹ em hay ghé qua đó chơi, vãn cảnh và trò chuyện cùng sư thầy. Trong đó có 1 sư thầy sn 83, còn rất trẻ thôi nhưng uyên bác, trầm tĩnh và kiến thức sâu rộng cực kỳ. Thầy đứng ra tổ chức 1 câu lạc bộ là CLB thanh niên phật tử, sinh hoạt rất thường xuyên. Bên cạnh học thiền, làm từ thiên..., những hoạt động mang tính hướng thiện và "tĩnh" một chút, thì họ cũng thường xuyên trò chuyện, chia sẻ những điều trong cs. Em có tham gia 1 vài buổi của CLB, thì cảm thấy rất có ý nghĩa, nơi mà người ta có thể cởi mở tháo bỏ mọi rào cản về tuổi tác, hoàn cảnh, thậm chí cả bệnh tật...để có thể nói với nhau những tâm tư thầm kín, động viên lẫn nhau, và được nghe thầy truyền đạt những điều răn sâu sắc trong cs.
Ở đó người già nhất chắc chỉ tới 8X đời đầu, còn lại 9X rất nhiều.Ở ngoài đời họ cũng năng động, vui vẻ, hoạt bát như ai...chả có vẻ gì là đạo mạo suy tư trốn tránh sự đời cả. Em nghĩ trong cs, dù người già hay trẻ, cũng cần những khoảng lặng suy nghĩ, cần những cơ hội giúp họ có thể ngộ ra những chân lý hướng thiện. Tâm hồn càng thiện thì cuộc sống càng có ý nghĩa, và cũng có nhiều động lực để phấn đấu hơn vì những điều tốt đẹp cho chính mình và những người xung quanh.
Bây giờ đi tu khác lắm anh ạ, không chỉ ngồi gõ mõ tụng kinh niệm Phật đâu. Bọn trẻ đến đấy còn tham gia các hoạt động như học tập văn hóa, hát, diễn kịch … tham gia các hoạt động xã hội. Mà không chỉ bọn trẻ đâu, các Cụ cũng thế. Ngoài việc đến chùa tu tập, về nhà các Cụ phải đọc sách, nghiên cứu, “thi cử”, học tập miệt mài như ở trường học ấy. Ngoài ra còn tham gia các hoạt động từ thiện nữa anh ạ.
Trả lờiXóaAnh ơi, em cũng có suy nghĩ giống bạn Dứa vì em cũng có biết một vài nhóm như thế này rồi, trong vòng quay "học" và "hành" như ở VN hiện nay các em ý cũng cần có khoảng thời gian "nghỉ" như thế này anh ạ :D và em nghĩ các vị phụ huynh này vẫn còn sáng suốt khi cho con họ có thời gian "tĩnh" trong năm. Chứ như mấy vị cùng cơ quan em làm việc mới đáng lo con chưa kịp nghỉ hè đã thấy đăng ký đủ các loại lớp học hè cho con rồi anh ạ.
Trả lờiXóaP/S:đôi lúc có đọc blog của anh nhưng hôm nay em mới mạo muội comment thế thôi ạ!
Ngộ thế, lần đầu tiên e nghe đến trào lưu này.
Trả lờiXóaE có cô bạn cùng khóa đại học bỏ vào Huế tu vài năm. Sau đó quay lại cuộc sống năng động rất nhanh, nhảy ngay vào ADB làm.
Có vẻ cô ấy đi tu đúng như a T hình dung, chứ ko giống như bạn Dứa tả.
Ba còm trên cho thấy đây ko phải là tu theo nghĩa tiêu cực như người ta hay nói. Nó cũng có cái hay là giúp cho 8X và 9X control lại được tính dễ sa ngã của mình. Ở độ tuổi này nếu gần bạn xấu thì sẽ bị xấu, vì chưa có khả năng làm ra tiền mà lại có quá nhiều ước muốn.
Trả lờiXóaEm cũng ngại nhất là năng lui tới chùa chiền nhà thờ đọc kinh cầu kinh và nói toàn những lời xa vời thực tế lắm.
Riêng em, khi rảnh là em vác ba lô đi du lịch mình ên ngay. Em tìm tới những nơi nào lạ lùng, có nhiều di tích xưa, đời sống của người xưa, càng hoang dã càng tốt...để em khám phá.
Tưởng tượng, cả trái đất này có ngày nó chỉ như một góc nhỏ nào đó trong nhà của mình, và mình đã chấm cái mũi vào rồi thì...khoái chí cực kỳ!
Hè cho con trai anh đi học kỳ quân đội anh ạ. Em cũng nghĩ ở vào tuổi nó bây giờ, quân đội có ích hơn là nhà chùa.
Trả lờiXóaDứa: Đúng là vào chùa thì đâu có xấu. Anh chỉ nghĩ, có lẽ, ở vào lứa tuổi ấy, nên tham gia một cái gì đó năng động hơn thôi em ạ!
Trả lờiXóa3 Loe: Đúng là hoạt động của nhà chùa có khác thật nhưng nói gì thì nói, anh vẫn nghĩ, nó không phù hợp với tuổi trẻ em ạ!
Trả lờiXóaNLP: Cám ơn bạn! Rất hoan nghênh bạn đã com. Trời đất, làm sao mà bạn lại bảo bây giờ mới dám com. Hì! Về quan điểm thì mình đã trình bày với Dứa và 3 Loe rồi đấy bạn a!
Trả lờiXóalike2chat: Chắc là cô ấy tu một khóa đặc biệt nào đó đấy em ạ! Hì, chứ tu thật, làm sao vào làm ở ADB đươ
Trả lờiXóalike2chat: Làm sao mà vào làm ở ADB được chứ!
Trả lờiXóaLu: Hì, toàn những lời xa vời thực tế hả em? Ừ đúng, ít ra thì cũng một phần lớn là như thế!
Trả lờiXóaVMC: Ông tướng nhà anh thì sang năm còn cho đi Sing theo kiểu bộ đội 1 tháng nữa cơ. 4 ông ở cùng một phòng. Tự lo tất cả. Anh rất khoái đàn ông phải dám đương đầu mà!
Trả lờiXóaAnh Thụy: Ông tướng nhà anh mấy tuổi rồi anh?
Trả lờiXóaThời buổi nài không như cách đây 30 năm, thời nay thừa năng động nhưng thiếu tĩnh tâm, anh ạ. Đặc biệt, việc sống vô thần tưởng chừng như mạnh mẽ lại là điểm yếu của người Việt nam đó anh. Không có niềm tin vào tôn giáo, lại mất niềm tin vào xã hội đang bát nháo, người Việt rất dễ giao động trong các quyết định quan trọng, không thống nhất trong các quyết định chung...nhiều khi không điều khiển được cuộc sống của chính mình nữa.
Trả lờiXóaNhưng cái mô hình vào chùa kiểu nài chỉ là chữa cháy, khó mà tạo nên một cái gì thực sự hiệu quả lắm. May chăng là việc giúp các em bit đôi chút về một cuộc sống không tiện nghi, không bon chen, không hỷ nộ ái ố... có thể các em chưa hiểu ngay, chưa thấy tác dụng ngay nhưng chắc chắn đó sẽ là trải nghiệm quí đối với cuộc sống sau này.
Thôi thì trong khi giáo dục chưa thể tốt lên , tôn giáo góp thêm một tay phục thiện cho con người cũng là cái hay anh ạ.
Anh Thụy và anh Cường nhắc đến học bộ đội em cũng thấy đó là ý hay, với điều kiện phải học liên tục 1 năm. Thời gian ít hơn thì sẽ chỉ là cưỡi ngựa xem hoa thoai. Học 1 tháng thì lười vẫn hoàn lười, nhát vẫn hoàn nhát và yếu vẫn hoàn yếu à :-P
Trả lờiXóaMai: 13 tuổi em ạ!
Trả lờiXóaTiti: OK em! Tôn giáo góp một tay phục thiện cho con người. Nhưng nói gì thì nói, cũng chỉ là giải pháp tạm thời thôi em ạ!
Trả lờiXóaấy da, bác mới 'đại khái tinh thần là thế', mà đã vội kết luận rồi nhé.
Trả lờiXóaem không rõ các bạn ấy lên Chùa như thế nào. Trừ khi người ta có động cơ không tốt, còn nếu có mục đích gì đó tốt cho họ mà không hại ai thì mình có thể không cổ vũ nhưng không nên phán xét họ, nhất là việc đi lên chùa bác ạ.
Em thì thấy đi đâu cũng được, vào học kỳ quân đội hay lên chùa cũng là hay. Miễn là tự lập, có thời gian chiêm nghiệm và cơ bản nhất là luyện tập sức khỏe, sự thích nghi
Trả lờiXóaGauxx: OK em! Các bạn này lên chùa là theo một khóa hẳn hoi chứ không phải tự phát, và là theo một mục đích lành mạnh thôi. Anh thì chỉ thích tuổi trẻ rèn luyện ở những nơi khó khăn chứ không ủng hộ việc đến những chỗ an nhàn. Tuy nhiên, không nên mang quan điểm cá nhân để phán xét. Mà cũng không định phán xét thật. Có điều, đôi chỗ viết như thể là phán xét. Không nên! Hà hà, em nói rất đúng!
Trả lờiXóaĐàm Hà Phú: Nhất trí với em ngay!
Trả lờiXóa