Thứ Năm, 24 tháng 6, 2010

HAI SẮC HOA TIGON 1



Thế hệ những người yêu thơ đầu 5 đến cả những fan 9X hiện nay không ai xa lạ gì với câu chuyện tình, đã được một vài tác giả nâng cấp lên thành nghi án văn học tầm cỡ thế kỷ: Bài thơ Hai sắc Hoa Tigon của tác giả T.T. Kh.

Bài thơ lẽ dĩ nhiên là nổi tiếng quá rồi. Không nói ai cũng biết. Vấn đề tác giả của nó là ai kia? Trong nhiều năm liền, người ta đinh ninh tác giả là con gái. Có vẻ sự suy diễn là có lý. Vậy thì, cái tên T. T.Kh là cô nào mới được chứ?

Có rất nhiều giai thoại. Đã có hẳn một cuốn sách nói về vấn đề này. Đọc xong cuốn sách đó, người ta thấy rằng T.T. Kh là một người phụ nữ rất xinh đẹp. Bà hiện sống ở Pháp. Có lẽ giờ chắc chẳng còn nữa. Bài thơ là tiếng lòng thổn thức về một mối tình tan vỡ. Một mối tình đẹp với nhiều tiếc thương, ngậm ngùi.

Tôi đã đọc một số tài liệu về giai thoại này, hệ thống lại toàn bộ câu chuyện và nhận thức rằng rất có thể T.T. Kh không phải là một bà đang sống ở Pháp, như cuốn sách mô tả. Vì thế, tôi đã tìm hiểu nhiều tài liệu, chép ra đây hầu các bạn, những ai quan tâm đến bài thơ, tác giả và thân phận một con người.

Những kiến thức, nhưng câu chuyện được đề cập tới, được kể ở đây hầu hết đều không phải của tôi. Tôi chỉ hệ thống lại, chỉ chép ra và nhiều nhất thì cũng chỉ có công nhớ và tổng thuật lại mà thôi. Trên tinh thần đó, tôi rất muốn các bạn có thêm tư liệu, câu chuyện nào thì tiếp tục kể. Biết đâu, một ngày nào đó, chúng ta sẽ tìm ra một điều gì.

Người ta kế rằng, nhà thơ Thâm Tâm, tên thật là Nguyễn Tuấn Trình, khi đó vào khoảng những năm 1936-1937 gì đó, đang làm ở Báo Bắc Hà, trong một buổi chiều, có nhận được một phong thư của một người con gái trực tiếp mang đến Tòa soạn. Anh cùng bạn là Trần Huyền Trân và Vũ Trọng Can mở ra thì thấy bản chép tay bài thơ Hai sắc Hoa Tigon. Lẽ dĩ nhiên, tuyệt tác này được đăng báo ngay và là một trong những thi phẩm nổi tiếng thời bấy giờ. Hai sắc Hoa Tigon được lưu truyền mãi cho đến ngày hôm nay. Thế hệ nào cũng say mê và trân trọng nó với những bí mật ngày càng “không thể khám phá”.

Ai là tác giả bài thơ? Ai là nhân vật chính trong bài thơ? Xuất xứ do đâu mà có bài thơ đó? Những người liên quan, bây giờ, hoặc ít nhất thì sau này, cuộc sống của họ ra sao?



2 nhận xét:

  1. Có người bảo đó chính là thơ của Thâm Tâm. Hồi đó mới ra HN viết báo và mới làm thơ, chàng có yêu nàng tên Khánh (không biết họ gì). Do là đũa lệch nên mới có 2 sắc Ti-gôn. TTKh là kiểu ghép tên của 2 người.
    Lúc sinh thời, có người hỏi thì nhà thơ chỉ cười cười, bảo thơ đâu có được công điểm/ chia thóc đâu mà quan trọng (thời Hợp tác xã)!

    Trả lờiXóa
  2. Chu Nam Cuong: Bác nói đúng, đấy là một trong những giai thoại. Tôi sẽ nói kỹ ở phần tiếp theo!

    Trả lờiXóa