Đang thảo hợp đồng chỉ định đại lý khai thác dịch vụ. Hai bên bỗng dưng phải dừng lại ở thuật ngữ “duy nhất” hay “độc quyền”. Bên muốn dùng chữ “độc quyền”, bên lại muốn dùng từ “duy nhất”.
- Thôi, anh thông cảm, bên tôi là doanh nghiệp Nhà nước. Còn đang phải nỗ lực chống độc quyền đây này. Giờ mà chỉ định bên ông độc quyền, chắc mệt đấy. Dùng từ duy nhất đi!
- Nhưng duy nhất thì khác quái gì đâu! Duy nhất có nghĩa là chẳng có thằng phải gió nào bên cạnh tôi để cạnh tranh nữa, đúng không? Vậy thì khác gì độc quyền?
Chỉ là ngôn từ thôi. Đúng vậy! Duy nhất, Thứ nhất, Độc quyền…! Rốt cuộc lại, cũng chỉ là chỉ một mà thôi. Làm gì có 2 anh thứ nhất, làm gì có 2 cô duy nhất, còn đương nhiên độc quyền thì chỉ có một rồi.
Rốt cuộc, hai bên cũng nhanh chóng thống nhất. Hợp đồng được ký kết. Dùng từ duy nhất cho nó lành. Một người đứng lên bảo vậy! Xong!
Lúc nâng cốc chúc mừng sự hợp tác thành công bước đầu. Ai đó nhắc lại tên một bộ phim tâm lý xã hội từ thời Liên Xô. Bộ phim Duy Nhất với cái áp-phích to đùng trước cửa Rạp Tháng Tám bây giờ. Xưởng Mosfilm sản xuất.
“Anh chỉ có một tình yêu duy nhất. Anh cho em kèm theo một bức thư. Em không lấy là lòng anh đã mất. Tình đã cho không lấy lại bao giờ”. Trên Tạp chí Màn ảnh Hà Nội ngày ấy có bài viết về bộ phim. Thực ra, câu đầu không phải từ duy nhất, mà là từ thứ nhất. Đúng rồi! “Anh chỉ có một tình yêu thứ nhất”.
Ngày ấy, đám sinh viên tranh luận xôn xao vì hai từ ấy: Duy nhất hay Thứ nhất?
Một bạn nói: Duy nhất mới đúng chứ! Tình yêu chỉ có một, cái na ná tình yêu mới nhiều. Nghe có lý!
Bạn khác bảo: Thứ nhất chứ! Tình đầu thì tinh nào chẳng tan, mấy ai yêu nhau mãi được đâu. Tình thứ nhất tan, còn có tình thứ hai, thứ ba chứ. Về logic học mà nói, cũng không phải là không có cơ sở.
Xem phim xong. Sợ quá! Tình yêu là duy nhất như thế thì chàng và nàng chẳng khác nào con hà bám vào vỏ tàu. Suốt đời chẳng rời nhau một bước. Rồi dính như nhựa ấy, mất hết cả tự do, ăn chẳng dám ăn, nói chẳng dám nói. Thời gian đầu thế thì thích thật. Nhưng rồi riết mãi thế thì khủng khiếp quá! Có lẽ duy nhất không ổn đâu!
Thứ nhất thì sao? Thứ nhất thì có nghĩa là phải có thứ hai, thứ ba và biết đâu còn nhiều thứ khác nữa. Tất nhiên là không ổn rồi! Đi với em này, mà mắt cứ chấp chới em khác, có mà là đồ ấy, đồ nọ à? Cũng không ổn!
Tình cờ xui khiến, có dịp nhớ lại những tranh luận bè bạn thời ấy. Vẫn câu hỏi cũ: Duy nhất hay Thứ nhất? Vậy mà phải mất bao năm mới có thể trả lời.
Là Duy nhất, bạn chẳng có ai cạnh tranh nữa. Mình bạn thôi! Bạn sẽ trở nên cô đơn, ích kỷ, hẹp hòi và buồn thảm lắm.
Là Thứ nhất, bạn sẽ luôn luôn đe dọa bị hạ bệ, bạn sẽ đau đớn, căng thẳng, nơm nớp cái cảm giác mất mát và trổng rỗng.
Hãy đừng là Duy nhất! Và cũng đừng là Thứ nhất! Hạnh phúc nhất khi ta chỉ là một người bình thường, như muôn vạn những người bình thường khác mà thôi!
Phim "Duy nhất" (Единственная) là do Xưởng Lenfilm sản xuất, bác à.
Trả lờiXóaPhim này là hiện tượng gây chấn động xã hội ngay cả ở LX trong cuối thập niên 1970.
Bác vào đường link sau để xem lại phim nhá.
http://www.youtube.com/watch?v=X5xqQxJr7sc
Bác Thụy ơi, 3 từ này có nghĩa hoàn toàn khác nhau và trong một số bối cảnh, chúng không thể sử dụng thay cho nhau được.
Trả lờiXóaThứ nhất là chỉ thứ tự.
Duy nhất là chỉ thứ chỉ có 1. Chỉ có duy nhất 1 sản phẩm hay chỉ có duy nhất 1 công ty sản xuất mặt hàng nào đó.
Còn độc quyền là chỉ sự bảo hộ cảnh tranh. Có thể có nhiều thứ cho ra 1 sản phẩm tương tự nhưng vì độc quyền nên các hãng khác có thể không nhảy vào tranh chỗ được.
Từ đề tài nào anh Thụy cũng rẽ ngang viết về tình yêu được:))
Trả lờiXóaVMC: Hì, của Lenfilm hả em? Xem trên mạng chán quá em ạ! Mạng chỗ anh không tốt. Lúc được lúc không? Nghe bài hát hay thế. Nhiều tình tiết trong đoạn anh xem cho anh biết là anh đã quên khá nhiều nội dung của phim. Hic!
Trả lờiXóalvu: Bạn quá chuẩn. Đúng là 3 từ ấy có nghĩa khác nhau hoàn toàn. Có thể nhiều người hiểu được như vậy, nhưng giải thích được như bạn thì chắc là ít lắm. Cám ơn lvu nhé!
Trả lờiXóaMai: Hì, liên tưởng từ chuyện kinh doanh sang lĩnh vực tình yêu mà em!
Trả lờiXóahe he, ai nói với anh Thụy là 3 từ này ko kết hợp đồng nhất với nhau trong cuộc sống của một người muốn là bình thường chứ?
Trả lờiXóaThí dụ ha, anh Thụy, là người đứng đầu trong một công ty (thứ nhất), mà công ti này do chính anh Thụy mần chủ( độc quyền), và anh Thụy không bao giờ bị lẫn vào đám đông (duy nhất), vì lúc nào cũng mặc duy nhất màu áo hoa ;))
Duy nhất & Thứ nhất. Đều là nhất cả :)
Trả lờiXóaLu: Hì, em trêu anh nhé! Lần sau, anh sẽ up ảnh không mặc áo hoa cho em xem nhé!
Trả lờiXóaHN: Chỉ có độc quyền là khác thôi, đúng không HN?
Trả lờiXóaĐể độc quyền bây giờ rất khó, vì các đối tác bây giờ ít cho phép. Là thứ nhất thì cũng khó xác định được, thế nào là thứ nhất (và số 1 bây giờ nhiều quá). Nhưng là Duy nhất thì nên lắm chứ, phải có sự khác biệt, phải tạo được sự khác biệt?
Trả lờiXóaHãy đừng là Duy nhất! Và cũng đừng là Thứ nhất! Hạnh phúc nhất khi ta chỉ là một người bình thường, như muôn vạn những người bình thường khác mà thôi!
Trả lờiXóathao: Cám ơn bạn đã đồng hành cùng quan điểm với tôi!
Trả lờiXóa