Tôi đã lăn lộn qua rất nhiều nghề, làm rất nhiều công việc khác nhau. Có thời làm bảo vệ kho thóc của Hợp tác xã. Lúc lại đi dân công chiến dịch vác đất kéo, gánh cát quần quật ở Tân Chi. Một giai đoạn khá dài tôi làm phó nhỏ thợ mộc dựng nhà cho bà con vùng Lò Nồi. Rồi đi bộ đội. Trông coi nghề khai thác đá ở Vùng đất đỏ Xuyên Mộc. Giám sát lấp cảng ở Ngã ba Tam Thanh. Cả những lần thiếu đói quá, tôi làm chân chiếu video thuê cho một phòng chiếu. Nói chung là đủ cả, chẳng nề hà một việc gì.
Nhưng lâu nhất, ấn tượng nhất và hạnh phúc nhất đối với tôi là nghề báo. Và cả cái cách mà tôi đến với nghề báo cũng thật tình cờ chẳng giống ai.
Tôi vốn là dân Bách khoa Hà Nội, vốn chẳng dính dáng gì đến văn chương, báo chí. Khi chuyển ngành từ bộ đội về, tôi lại làm chân lao động-tiền lương của một Công ty thuộc thành phố Hà Nội. Công ty tôi đang làm việc bỗng dưng bị cắt viện trợ. Việc hết. Lương đã còm, lại còn bị nợ mấy tháng trời. Chán! Tôi bỏ đi làm huấn luyện tân binh cho Quân khu Thủ Đô ở Sóc Sơn.
Một người bạn thân thấy tôi long đong quá, nhân xem báo Hà Nội mới thấy Tạp chí Lao động-Xã hội đăng tin tuyển phóng viên. Chợt nhớ tôi có đôi chút văn thơ, lại có bằng Kỹ sư Kinh tế, bạn khuyên tôi nên đi thi. Nghĩ là cũng chẳng mất gì của mình, tôi cũng sách bút thi thố ròng rã gần 4 tháng trời với 3 vòng thi rất nghiêm khắc. Về cái kỳ thi này, có dịp, tôi sẽ kể lại sau. Cũng nhiều chuyện tình cờ, ảnh hưởng đến cả cuộc đời tôi sau này. Nhưng thôi, giờ không phải lúc để rông dài việc ấy.
Vào làm việc ở Tạp chí Lao động-Xã hội, tôi thực sự bỡ ngỡ. Khi ấy Luật Lao động còn chưa có. Tôi là người được mang ra thí điểm ký Hợp đồng Lao động. Vì thế, có lẽ tôi là nhà báo đầu tiên, và có thể là duy nhất nữa, vào thời điểm ấy, không thuộc biên chế, mà chỉ là Nhà báo Hợp đồng. Sau này, thấy mọi người cứ sợ cái từ “lao động hợp đồng” và chỉ thích từ “biên chế”, tôi buồn cười lắm. Có thể, vì tôi đã quen, cũng có thể vì tôi chưa từng được biết đến “nhà báo biên chế” là gì nên tôi cứ nhơn nhơn với cái danh hiệu “nhà báo hợp đồng” mà các Tòa soạn tôi từng làm việc cứ mặc nhiên đổ lên đầu tôi.
Làm ở Tạp chí một thời gian, tôi thường xuyên dịch bài từ Tạp chí Sputnick, Tạp chí Á-Phi Ngày nay (bản tiếng Nga) rồi gửi đến các báo. Từ đó, tôi chuyển đến Báo Lao Động rồi Thời báo Kinh tế Việt Nam . Ở 2 tờ báo này, tôi đều được giao theo dõi ngành Ngân hàng và Tài chính. Các bài viết cũng thuộc 2 lĩnh vực này là chính. Tuy nhiên, tôi thích khám phá, thích văn chương, thích tìm tòi nên cũng kịp tích lũy cho mình được vài chục phóng sự thể loại đất nước, con người mà tôi thực sự yêu thích.
Sau nhiều biến động của cuộc sống, đã từ lâu, tôi không còn làm báo chuyên nghiệp nữa. Nghề nghiệp mà tôi đang làm ở một công ty truyền thông ít nhiều cũng gắn bó với báo chí và vì thế, nó cũng an ủi tôi phần nào nỗi nhớ khôn nguôi về những ngày tháng cũ.
Nhớ đêm nào ở nhà cụ Ôn Văn Thư viết bài Tìm về một thành phố cổ bị lãng quên. Nhớ khuya ấy trên chuyến tàu chợ Quảng Ninh-Móng Cái với phóng sự Sôi động Ka-Long. Chẳng thể nào quên chuyến lặn lội Tuyên Quang-Hà Giang để viết Mùa đông thứ hai ở Hà Giang, Chợ tình Khau Vai. Chuyến liên vận hơn ba ngàn cây số qua Thập vạn Đại sơn hùng vĩ. Lần khoác ba-lô đi suốt dải Miền Trung gió Lào cát trắng. Nha Trang, Phú Yên, Non Nước rồi qua Miền Tây, lục tỉnh Nam Kỳ. Miên man những nỗi nhớ niềm thương về những ngày vui không bao giờ trở lại.
Tôi nhớ nghề báo, yêu nó vô cùng. Nhưng trên hết, tôi biết ơn nghề báo. Cái nghề đã cho tôi tất cả hôm nay. Cho tôi có bè bạn, anh em. Cho tôi cuộc sống với nghị lực và may mắn đẩy lùi cái nghèo khó vào dĩ vãng. Cho tôi gia đình với niềm vui sống tươi đẹp. Cho tôi mỗi sớm mai thức dậy, với một ngày mới đầy thách thức và cả những niềm vui đang chờ đợi.
Như buổi sáng nay đây, cũng như buổi sáng của những ngày này, cả hơn chục năm về trước, khi tôi phải rời bỏ nghề, tôi vẫn được nhận những bó hoa tuyệt đẹp chúc mừng nhân Ngày Nhà báo. Những nhân viên của tôi, thế hệ này tiếp nối thế hệ kia, vẫn an ủi, vẫn động viên tôi về tiếc nuối chẳng bao giờ nguôi ngoai trong tôi. Những người bạn thân thiết của tôi đang làm báo, vẫn gửi những lời chúc mừng như thể chưa bao giờ tôi từng rời bỏ họ.
Cám ơn tất cả các bạn, tất cả các em, dù chẳng biết lấy gì để tri ân mọi người!
bác có bề dày nhiều chông gai nhưng oanh liệt lắm. Kính bác và chúc bác luôn thành công. Cái nghề này đã dính vô thì khó cai hẳn được anh ạ.
Trả lờiXóaEm cũng đến với nghề báo tình cờ. Đáng lẽ em làm giáo viên dạy chỉ huy hợp xướng cơ đấy. EM cũng là nhà báo hợp đồng nhưng lại cầm trịch chuyên mục lớn nhất đơn vị. Hì...khoe khoang tiếp, em còn có bằng đạo diễn điện ảnh nhưng mục đích học không phải để làm đạo diễn mà để làm báo hình cho chuyên nghiệp hơn ( hồi xưa chưa có khoa truyền hình như bây giờ). Bằng quản trị kinh doanh, bằng ngoại ngữ em có từ khi mới ra trường. Tất tần tật chỉ để phục vụ việc làm báo hình mà nhiều lúc vẫn thấy oải. Hic hic...cho em chọn lại, em sẽ đi làm giáo viên dạy hợp xướng. Chí ít , em sẽ được ở trong môi trường hiền lành, ít bon chen, không động chạm đến ai...
Trả lờiXóaBi giờ, đâm lao phải theo lao, chót ti toe làm báo hình ròi thì nghiện và hay soi. Chương trình nào làm như cái đĩa anh đưa em hôm nọ là em chỉ muốn cho người biên tập một cái bạt tai. Há há...
Theo em hiểu, ngoài đưa tin, "thiên chức" của nghề báo còn là định hướng phát triển dân trí.
Trả lờiXóaAnh Thụy, VMC, Titi và Gấu là dân báo đầu tiên em gặp mặt ngoài đời và chợt thấy thiên chức kia có "đất" hơn. Chúc mừng ngày lễ của các anh chị và các bạn!
Anh Thụy chịu cực giỏi thật, còn tranh thủ được cả cái bằng kỹ sư kinh tế.
Trả lờiXóaNói ra thì xấu hổ một xí...em đây ăn cái gì ngu lém í, lăn lộn 10 năm đại học vẫn chưa chịu tốt nghiệp gì cả ;))
Thầy cô hét hò, gởi mail, túm cổ vào trường bắt nộp đơn tốt nghiệp, nhưng em đã dỏng dạc trả lời rằng..."khôngggg!!!"
Em thích để thế cho nó giống Bill Gate ;))
@Mai: Haizz chắc tại 'thông tin định hướng' nên báo chí bây giờ mới như vậy.
Trả lờiXóaHình như những cái tình cờ đã àm nên cuộc đời chúng ta, nghĩa là ko thể nào biết trước được. Tình cờ nghề báo của anh rất hay, H thấy nghề này hợp với anh nhất đấy, vì anh có tư chất của một nhà báo.
Trả lờiXóaCái nghề báo này nhiều khi không tự chọn được, nó chọn mình, anh ạ.
Trả lờiXóaAnh thật có một cuộc đời đáng để tự hào. Việc là nhà báo mà lại là nhà báo thứ thiệt như anh kể thì không tình cờ chút nào, trái lại, việc anh từ bỏ nó mới đáng gọi là tình cờ :)
Trả lờiXóaChuc mung nha bao da giai nghe nhung nho nghe
Trả lờiXóaOh. Bác hoành tráng dữ, vài năm nữa giao gia sản cho con cái, bác lại viết báo vô tư.
Trả lờiXóaChúc mừng bác Thụy , bạn Cường , vợ 2Ti , Gấu ...cùng các bạn nhà báo khác nhân ngày Nhà báo VN .
Trả lờiXóaChúc mừng anh nhân ngày nhà báo. Em nhớ trong các offline em cũng được nghe khá nhiều những câu chuyện/ kỷ niệm liên quan đến thời gian làm báo của anh. Hiểu là anh vẫn yêu những năm tháng ấy.
Trả lờiXóaChúc mừng anh em mình ! Yeah!
Trả lờiXóaĐài em rất lẩn thẩn khi bắt mọi người đổi thẻ nhà báo vào thời điểm này. Em đang cong đít đi khai lại hồ sơ để lấy thẻ mới đây . Hi hi...
Cám ơn anh Tóc Dài nhé. Muah muah!
Trả lờiXóaGauxx: Cám ơn em rất nhiều! Anh vẫn muốn có dịp được trở lại làm nghề báo đấy!
Trả lờiXóaTiti: Em nhớ nhé! Lần này làm chương trình thường niên của anh, anh quyết giao cho em làm đấy nhé!
Trả lờiXóaMai: Anh hiểu ý em, nhưng dùng từ định hướng nghe sờ sợ nhỉ, có vẻ to tát quá! Hì
Trả lờiXóaHauKhaoCo: Cám ơn bạn nhiều lắm! Được bạn khen thế, tôi thích lắm đấy!
Trả lờiXóaVMC: Em nói câu ấy quá hay. Hì, nghề này chọn mình hả em? Đúng quá nhỉ?
Trả lờiXóaHwoangNguyen: Đúng là mình vẫn muốn làm báo thật!
Trả lờiXóaLu: Chịu cực thì anh là số 1 rồi. Hì! À, chỉ có Đại học Bách khoa mới có bằng Kỹ sư kinh tế thôi đấy em ạ! Các trường khác là cử nhân kinh tế. Hì!
Trả lờiXóaĐàm Hà Phú: À, à, em nói anh từ bỏ nghề báo mới tình cờ hả em? Hay là thế thật nhỉ?
Trả lờiXóaLike2chat, Toc Dai và Lana: Cám ơn 2 chị em nhé! Anh rất vui vì được mọi người chúc mừng đấy!
Trả lờiXóaanh Thụy : ra là thế...mấy lần em nghe anh dùng từ "kỹ sư kinh tế" làm em cũng thấy lạ. Vì thông thường business là bằng tốt nghiệp BA (Bachelor of Arts) không phải BS (Bachelor of Science).
Trả lờiXóaBi giờ nghe anh giải thích em mới biết bên nhà đại học bách khoa mới có nghành này. Bên em thì riêng hẳn, em học BS thì thuộc cánh Engineering ko dính dáng gì đến Art.
Ngược lại khi học thiết kế nội thất thì lại là Art Design, cũng ko dính dáng gì đến Science.
Em thấy thông thường những người chịu khó lăn lộn chịu cực như anh, thì dễ biết lúc nào là cơ hội đến tay mình hơn người chưa từng thử lửa.
Huhu, anh Thụy vui ngày nhà báo gộp 'L2C, Toc Dai và Lana' là '2 chị em' :(
Trả lờiXóa:)
Lana: Hì, sory em nhé! Thế đấy, nhầm lẫn chết người thế đấy em ạ!
Trả lờiXóaLu: Cái bằng ấy rất lạ, đúng không? Bao nhiều người hỏi anh chính xác tên của nó đấy. Họ sợ anh nhầm. Nhưng đúng tên của nó là như vậy!
Trả lờiXóaAnh dẹp cái cũ đi. Nghĩ hẳn cái mới cho hoành tráng, em lúc nào cũng có chương trình độc (nhưng mừ ngon) cho anh :-D
Trả lờiXóaTiti: Những Mùa Đông Yêu Dấu anh vẫn làm, vì là chương trình thường niên rồi. Em làm cái mới, anh cũng OK mà! À, anh gửi cho em toàn bộ list hàng hóa. Nhiều cái hay lắm. Em xem, rồi mua cái gì thì bảo anh nhé!
Trả lờiXóaĐội các bạn tuyền người chinh chiến và giỏi giang. Thích nhỉ.
Trả lờiXóaE bị hâm mộ rùi ạ:>
Trả lờiXóaÔ, sao lại thiếu một câu comment nhỉ! E còm theo ngôn ngữ các bạn 9x anh ạ,hihi:>
Trả lờiXóadân Bách Khoa làm báo, em thích :D
Trả lờiXóa//lần đầu tiên ghé wa blog của bác
Đỗ: Cám ơn bạn nhé! Bạn khen thế là chúng tôi thích lắm!
Trả lờiXóaScarlet: Hà hà! Lâu rồi mới thấy com của em! Thỉnh thoảng em ghé quá nhé!
Trả lờiXóaNTD: Đúng rồi! Dân Bách Khoa đi làm báo là rất lạ phải không bạn? Văn hơi khô cứng, nhưng được cái táo bạo. Hì!
Trả lờiXóavâng, dân tự nhiên kỹ thuật dùng lý trí nhiều hơn thì phải :D
Trả lờiXóaHi! Sau tất cả thấy Bác Cả hiền khô à!Sự nghiệp của bác thật "oanh liệt" đấy.
Trả lờiXóaEm thì những 17 thứ nghề mà chẳng cái gì ra cái gì cả...
thynguyen81: Em còn trẻ, quá trẻ mà, thử sức nhiều lĩnh vực là tốt đấy chứ!
Trả lờiXóa