Thứ Ba, 1 tháng 6, 2010

BỘI THỰC ĐẠI HỌC



Nhân việc học ở làng quê tôi mà tôi vừa kể, chợt nhớ lại rằng cách đây không lâu, chỉ tầm hơn nửa năm gì đó thôi, tôi có đọc một loạt các tin báo trúng tuyển đại học, và có viết một bài về vấn đề này. Đọc lại mới thấy, vấn nạn đại học đâu có phải chỉ ở cái làng Me Cả của tôi đâu. Nó còn đang hoành hành kha khá ở các vùng quê khác nữa đấy chứ.


Gia đình ông Bảo, ở thôn Đào Xá, Phú Xuyên vừa qua được cả thôn bầu vào dạng quán quân đại học vì nhận được tới 15 giấy báo trúng tuyển đại học cả thảy. Dù làm nghề sửa xe đạp cọc cạch nhưng ông Bảo cũng mong con cái được học hành đến nơi đến chốn. Lẽ ra, gia đình ông đã rất vui mừng vì danh hiệu này, nhưng rồi không thể vui được vì nhiều trường đại học gọi đi học quá. Mà lại toàn những trường “phọt phẹt” ở đâu đâu ấy.


Làm văn thư tại xã Thắng Lợi, Thường Tín đã nhiều năm nay, nhưng chưa bao giờ bà Nhàn lại thấy công việc của mình quá tải như 2 tháng vừa qua. Chỉ riêng trong tháng 8 và tháng 9 mỗi ngày bà Nhàn phải đạp xe tới hàng chục cây số để đi đưa những giấy báo trúng tuyển của các trường đại học, cao đẳng trên khắp cả nước tới tấp gửi về địa phương. Bà nói: “Chưa bao giờ tôi thấy học sinh quê tôi lại học giỏi đến như vậy, có đứa nhận tới 15-17 giấy báo trúng tuyển và gọi nhập học”.


Bà Nhàn cho biết, tính trung bình mỗi ngày bà Nhàn phải đưa tới 9 xã trong huyện Thường Tín khoảng 20 giấy báo. Lật giở cuốn sổ thống kê, bà Nhàn ước tính hiện cũng đã có xấp xỉ cả nghìn giấy báo trúng tuyển đại học. Đỉnh điểm là ngày 10-8 người ta gửi về xã cả thảy 87 giấy báo trúng tuyển đại học, cao đẳng. Những ngày tiếp theo thì thưa hơn, nhưng cũng phải từ 40-50 giấy một ngày. Sang tháng 9, tưởng ít đi, nhưng thực tế lại không phải vậy. Ví dụ như ngày 3-9 bà phải đi đưa tới 71 trường hợp có giấy báo đỗ đại học và cao đẳng.


Ông Đủ, bưu tá xã Đại Thắng lắc đầu ngán ngẩm: “Trong cuộc đời đưa thư của tôi có một loại thư mà bao giờ khi đi đưa cũng để lại cho tôi nhiều cảm xúc nhất, đó chính là giấy báo nhập học đại học. Tôi nhớ ngày xưa, dù chỉ là giấy báo học trung cấp thôi, khối người nhận đã ôm chầm lấy tôi mà hôn lấy hôn để. Những tấm giấy đó là sự hy vọng, là ước mơ, hạnh phúc, tự hào của người nông dân đối với con em họ. Nhưng không hiểu bây giờ chúng nó học kiểu gì mà đỗ đạt kinh khủng thế. Nếu cứ căn cứ vào số giấy tôi phải đi đưa trong thời gian vừa qua thì ở xã tôi có đứa đỗ tới gần 20 trường đại học, cao đẳng và trung cấp các loại. Nhiều tới mức, khi tôi tới đưa giấy người ta cũng chỉ ném toẹt lên bàn rồi bỏ đi tát nước chứ chẳng thèm đọc xem giấy báo đỗ của trường nào”.


Thì ra bây giờ, các trường đại học, cao đẳng dân lập cứ thi nhau mọc lên như nấm tại khắp các tỉnh. Trường nào cũng thiếu học sinh, trong khi đó, danh sách thí sinh thì được cập nhật trên mạng Internet. Những thí sinh trượt nguyện vọng 1 vào các trường công lập là lập tức họ cũng có danh sách và cứ thế gửi giấy báo mời mọc về tận nhà.


Ông Đốc, Chủ tịch Mặt trận xã Đại Thắng than phiền: “Nếu căn cứ trên giấy gọi nhập học thì có lẽ cả xã tôi đỗ đại học vì bây giờ các trường dân lập mới thành lập vơ vét học sinh khiếp quá. Đứa nào cũng có giấy gọi, kể cả các cháu không đi thi. Mà trường nào cũng đủ các hệ đào tạo từ liên kết đến từ xa, tới dạy nghề, văn bằng 2, rồi tại chức. Tâm lý con em nông dân thì cứ đi học đại học là oách, chẳng biết rồi học bừa phứa, không có hoạch định tương lai như thế sau này ra sẽ làm gì?”.


Đọc những dòng tin trên, tôi cứ băn khoăn tự hỏi: Lẽ nào chuyện này lại là sự thật ở một đất nước vốn là quốc gia đang phát triển như chúng ta? Giả sử Anh, Pháp, Đức, Mỹ… các quốc gia phát triển đang thừa cử nhân, kỹ sư, tiến sĩ đã đành. Đằng này chúng ta còn nghèo, còn khó khăn mà sao mở nhiều trường đại học đến thế, đào tạo nhiều cử nhân đến thế để làm gì nhỉ?



25 nhận xét:

  1. Đúng thật, giờ nhiều trường ĐH nghe tên lạ hoắc. Các trường mọc ra nhiều để thỏa mãn nhu cầu "phổ cập đại học" của các thanh niên chứ chưa chắc đã là nhu cầu nhân lực cho thị trường lao động, anh nhỉ.

    Trả lờiXóa
  2. Nhiều nước coi bậc đại học là phổ cập giáo dục bác ạ. Chắc nước ta cũng sắp tiến đến chỗ đó.

    Trả lờiXóa
  3. Mở ra nhiều trường chỉ để cho có, mà học xong, bao nhiêu vốn liếng lại quẳng đấy, vẫn tiếp tục vác cuốc đi cày thì ......cũng bằng không! ...hic ..hic .... Mà khổ, có nhiều trường mở ra, với danh xưng là "đào tạo cử nhân" đấy nhé. Mà thật ra, có "đào tạo" gì đâu? ..... Em nào vào học, vài năm sau ra trường cũng có tấm bằng oách như ai, nhưng vốn liếng lận lưng thì chả có gì cả, thế thì lại càng khốn khổ thêm!!!

    Trả lờiXóa
  4. like2chat: Hôm nọ, anh mới đọc ở đâu đó thấy có Trường Đại học Quảng Bình, Trường Đại học Phạm Văn Đồng... chẳng biết nó ở đâu? Đào tạo thế nào nữa. Hic!

    Trả lờiXóa
  5. VMC: Phổ cập đại học thì cũng tốt. Nhưng phải làm thế nào để các bạn ấy tốt nghiệp đại học xong, đừng có tư tưởng thoát ly lao động, làm quan. Bằng cấp gì thì cũng phải yêu lao động em ạ!

    Trả lờiXóa
  6. Dã Quỳ: Đấy là chưa kể thi cử bây giờ buồn cười lắm bạn ạ! Nhiều chuyện nói thật là tôi không tiện nói. Chán lắm ấy!

    Trả lờiXóa
  7. Trời!!!! bên nhà sướng thế? ai học cũng giỏi cả. Em học đại học cộng đồng (college) để ôn lại chương trình lớp 10 bên nhà mất hết cả 2 năm hơn vừa học vừa làm mới xin được một vé vào đại học chính quy (university), ngày được trường nhận em mừng muốn chết luôn à.
    Mà trường em là trường tầm thường trong tiểu bang Cali thôi đó nha. Cở trình như em thì những trường như UC Berkeley là em vịn cửa họ cũng ko cho vào đâu đấy, dân muốn học kỹ thuật trên đó phải 4 chấm à (trường này nổi tiếng trong tiểu bang Cali, ngoài ra có Standford là trường của con tổng thống Bill Clinton theo học). Em đây, thì có 3 chấm chẳn thôi, mà học trường thường thế em còn bị ăn trứng ngỗng thường xuyên ấy chứ.
    Em nổi tiếng là đứa hay ôm cặp đứng chầu chực ở cửa office của ku thầy chairman Đức Quốc Xã, xin cho được chử ký challenge học lại lần nhì...mấy thèng ku đực rựa sợ nhất cái nước tuy ngu nhưng mà chịu lì của em =))

    Trả lờiXóa
  8. Càng đọc mấy cái comment của các bác, em càng lo dữ. Con gái em mầm non (mới nhú) mà còn phải chầu chực lúc 6g sáng mua đơn cho đi học (dù rằng học đúng tuyến hẳn hoi). Thì sau này lớn lên đi học ĐH sẽ ra sao nhỉ?! bây giờ ra đưòng, kiếm thợ không ra, chớ quơ tay là hốt cả nắm thầy. Càng đọc càng rối mù, tương lai nào cho con gái mình?. Chắc phải nghĩ đến bà con chú bác nào ở nước ngoài, nhờ vả gởi qua đó học cho chắc cú. Khổ rồi!! và cũng ... nghèo rồi!

    Trả lờiXóa
  9. rita: Chính xác! Tìm người làm công, thậm chí tìm người giúp việc nhà nghiêm túc giờ còn khó hơn tuyển cử nhân, kỹ sư đấy bạn ạ!

    Trả lờiXóa
  10. Lu: Nhưng Đại học bên nhà mình thì không so sánh được với đại học của em đâu nha. Học đại học ở nhà sướng lắm. Hic!

    Trả lờiXóa
  11. Em cũng lo cho nhóc tì nhà em quớ !

    Trả lờiXóa
  12. "...ném toẹt lên bàn rồi đi tát nước". Bạn còn cho số lượng giấy gọi đại học cho một người nữa, vừa buồn cười vừa buồn lòng.

    Trả lờiXóa
  13. anh Thụy : em học bị rớt điểm là tại vì em học hành ko nghiêm túc. Nếu học theo đúng trình độ thì em ko bị điểm còn có 3.0 đâu. Em học ngược nên lớp nào em cũng học 2 lần cả :)))
    Thay vì học lớp 1 rồi lên từ từ lớp 5 thì em lại học từ lớp 5 đi xuống lớp 1. Trung bình lớp 5, lớp 4 em phải học 2 lần mới qua. Lần nào xin chử ký ku thầy cho challenge lần nhì, thì ông ấy đều la em là điên...nhưng em thật sự ko muốn điên thế, chỉ vì thời gian em làm full time ở công ti phải đúng giờ, ko làm lấy tiền đâu mà ăn? trường cho có 20,000 dollars một năm ko đủ xài. Lúc tan việc thì ko còn lớp thấp chỉ có lớp cao thôi, em ko muốn chờ lâu nên chơi luôn.
    Học kiểu này thì có cái hại là điểm ko còn cao nữa, rớt ầm ầm. Nhưng có cái lợi là em học 2 lần nên hiểu bài hơn mấy ku học 1 lần. Và điểm lợi khác là nếu học qua được 5,4,3 levels rồi thì lớp 2 và 1 ko cần học nữa, xin thầy vào thi thôi, có thể tự ôn mình ên. Vừa tiết kiệm được thời gian cho những ai phải vừa học vừa làm như em.

    Trả lờiXóa
  14. Bác Thụy ơi, lang man, lãng xẹt chút. Em dòm ngó nhà các bác (blog), cái nào cũng to đùng, hoành tráng, đầy tiện ích. Sao cái blog của em, trang bé tẹo, le que vài công dụng. Em cũng có mò mẫm lung tung mà nó vẫn bé tí teo. Có thủ thuật IT nào không, chỉ em với. Đa tạ nhiều.

    Trả lờiXóa
  15. Đại học bây giờ như HS cấp 4,Còn Cao học như HS cấp 5.Có quá đáng ko?

    Trả lờiXóa
  16. Titi: Anh mua bảo em cho cu nhà anh để học ở RMIT. Có thể học ở Việt Nam. Có thể học ở Úc. Khi cu cậu hết lớp 12 là được ưu tiên tuyển em ạ. Điều kiện: Học tiếng Anh tốt vì nghe giảng bằng Anh ngữ.

    Trả lờiXóa
  17. Đỗ: Hà hà! Nếu không phải là tin đưa trên các báo chính thống, cả tôi và bác đều chưa chắc đã tin là sự thật. Đúng không bác!

    Trả lờiXóa
  18. Lu: Hic! Phải đọc cả 2 lần mới hiểu là em học như thế nào đấy. Hì, khôn thế! Thảo nào mà em Lu được đứng đầu một team toàn đàn ông không à!

    Trả lờiXóa
  19. rita: Vụ này, anh kém cực. Toàn bộ blog của anh là do anh VMC làm hộ đấy em ạ! Em viết mail cho anh VMC đi, nhờ anh ấy làm cho. Đẹp lắm! Hì

    Trả lờiXóa
  20. X30: Bác nói học sinh cấp 4, học sinh cấp 5 thật là buồn cười. Nhưng ngẫm ra, có khi lại là sự thật. Thế mới chán chứ! Hic

    Trả lờiXóa
  21. Anh mua bảo em cho cu nhà anh...là cái giề mà em hong hỉu :-D

    Trả lờiXóa
  22. OH, LẠ NHỈ!

    “Gia đình ông Bảo, ở thôn Đào Xá, Phú Xuyên vừa qua được cả thôn bầu vào dạng quán quân đại học vì nhận được tới 15 giấy báo trúng tuyển đại học cả thảy” – Sao lại có thể có thông tin này được nhỉ?

    Đây là bài viết của bác chủ blog hay là bài lấy lại ở trên báo chí. Nếu là bài do chính bác viết thì đọc những dòng tin trên, tôi cứ băn khoăn tự hỏi: Lẽ nào chuyện này lại là sự thật?

    Năm trước có nhiều bài báo đưa tin về chuyện điểm dưới sàn mà vẫn nhận nhiều giấy báo trúng tuyển các trường, nhưng hầu hết là phiếm chỉ. Vì thực ra, đó chỉ là các trường trung cấp, dạy nghề thiếu học sinh tự quảng cáo thôi.

    Có bài viết “Thực hư chuyện 7 điểm/3 môn vẫn đỗ ĐH, CĐ” đề cập rất rõ ràng về vấn đề này:

    http://www6.vnmedia.vn/newsdetail.asp?newsid=176463&catid=71

    Quy trình thi cử và xét tuyển đã được thiết kế để mỗi thí sinh dự thi đại học, cao đẳng chỉ có thể trúng tuyển vào tối đa 3 trường ĐH, CĐ (đồng nghĩa với việc chỉ nhận được giấy báo trúng tuyển của tối đa 3 trường ĐH, CĐ).

    Như vậy, hiện tượng thí sinh “đạt 7 điểm/3 môn vẫn đỗ nhiều trường ĐH-CĐ” như các báo nêu là điều vô lý, không xác thực. Ngoài những thông tin chung chung, không nêu đích danh thì chưa có tên trường nào tuyển thí sinh cho hệ ĐH-CĐ được nêu cụ thể.

    Tuy nhiên, việc đạt dưới điểm tối thiểu xét tuyển (10 điểm khối A-D, 11 điểm khối B-C) mà vẫn nhận giấy báo trúng tuyển của nhiều trường không lạ. Đó có thể là các trường trung cấp chuyên nghiệp, hoặc là hệ trung cấp trong các trường ĐH, CĐ (thuộc quản lý của Bộ GD-ĐT) hay các trường cao đẳng, trung cấp nghề (thuộc quản lý của Tổng cục Dạy nghề - Bộ Lao động, Thương Binh và Xã hội).

    Trả lờiXóa
  23. Titi: Anh viết thiếu. Mua bảo hiểm em ạ!

    Trả lờiXóa
  24. Truelie: Chào bạn! Rất vui là bạn đã vào blog của tôi. Cám ơn bạn đã quan tâm đến vấn đề tôi nêu ra.

    1. Bạn có để ý câu cuối cùng tôi viết không, có câu "Đọc những dòng tin trên..,." ấy. Điều này cũng có nghĩa là tôi đã đọc những tin ấy ở trên các báo bạn ạ! Chứ không phải thông tin của tôi đâu.

    2. Có đoạn giải thích hiện tượng này rồi đấy bạn ạ! Đó là "Thì ra bây giờ, các trường đại học, cao đẳng dân lập cứ thi nhau mọc lên như nấm tại khắp các tỉnh. Trường nào cũng thiếu học sinh, trong khi đó, danh sách thí sinh thì được cập nhật trên mạng Internet. Những thí sinh trượt nguyện vọng 1 vào các trường công lập là lập tức họ cũng có danh sách và cứ thế gửi giấy báo mời mọc về tận nhà. ".

    3. Tôi rất tiếc là đã không đươc tên chính xác của tờ báo mà tôi đã đọc. Tôi muốn giữ sự tế nhị này, vì nói thật, tôi không rành về thi cử đại học và tuyển sinh hiện tại. Nếu bạn muốn biết tờ báo nào đưa những tin mà tôi đã đọc, bạn có thể tìm được mà!

    Bạn ghé thường xuyên nhé!

    Trả lờiXóa
  25. Có lẽ không sai khi nói mình sính chữ, sính bằng cấp. Kể cả nhà nghe nhé, ngày vừa mới sinh con, mình đã mong con mình giỏi giang này kia nọ, nói chung là cứ vẽ ra mà mơ. Hồi đó mình gặp một người bạn lớn tuổi là bà mẹ của 4 đứa con, cô ấy nghĩ rất đơn giản rằng sẽ hài lòng với bất kỳ điều gì làm con cô ấy hạnh phúc, nó có là người thợ mộc cũng được, miễn nó là người lao động không ăn bám xã hội. Nhờ góc nhìn rộng lượng của bạn, mình được mở mắt hơn. Vậy mà... thực tế nhé, nếu con mình có không học ĐH, mình cũng sẽ(phải) chấp nhận hết - như đa số các bậc phụ huynh - sẽ mở rộng tay chờ đón con về, trong thâm tâm, chẳng hiểu tại sao, mình vẫn mong nó học lên, càng lên càng tốt, càng trường tốt càng hay. Nguyện vọng bình thường mà vẫn là sính:(

    Hôm trước em comment "trèo lên cổ nhau" cũng là thật lòng đấy anh Thụy ạ. Em có muốn con mình "trèo cao", em hy vọng nó không "trèo cao" bằng mọi giá. Và nó thì "progress nào của con cũng ko làm mẹ hài lòng", kể ra cũng khổ thân thằng con:(

    Trả lờiXóa