Thứ Ba, 15 tháng 6, 2010

KHÔNG PHẢI TRẢ TIỀN



Ngồi hì hục cùng các bạn nhậu ở quán lẩu ếch. Bữa nhậu cuối tuần theo kiều góp tiền chung vui. Cuối buổi đứng lên, hết bao nhiêu chia đều cho tất cả. Mình đàn anh, gánh số lẻ chia không hết. Còn lại, ai cũng như ai. Thật là tuyệt vời! Bình đẳng, không lệ thuộc và rất công bằng, không ai phải gánh phần cho ai. Tốn chút ít, lại cải thiện được buổi gặp gỡ hàng tuần. Vui và thiết thực!

Bỗng ai đó nói mình đi ăn thế này, góp tiền là đúng rồi, vì có ai mời ai đâu, toàn là rủ nhau đi thôi. Nhưng còn đám cưới? Đám cưới là người ta mời mình đàng hoàng cơ mà. Vậy thì làm sao phải góp tiền nhỉ? Cũng như hôm nay lẩu ếch thôi. Nếu có ông nào trúng quả gì mà mời thì cả hội đâu phải góp tiền nữa. Vấn đề là mời và rủ nhau. Rủ nhau thì phải trả tiền, còn mời thì người được mời đâu có phải bỏ tiền ra làm gì nữa đâu nhỉ?

Mọi người nhao nhao phản đối: “Thế ông không mừng thì người ta lỗ to à?”. “Nhưng đám cưới là ngày vui của người ta. Có ai định kinh doanh gì đâu mà lỗ với lãi?”.

Thoạt nghe thì có vẻ vô lý nhưng càng nghĩ, càng thấy có điều gì đó ở đây. Người có chức quyền, làm đám cưới con cái to để “nhặt nhạnh” phong bì của cấp dưới, của đối tác, của những người lâu nay phải hàm ơn, của đám chạy chức chạy quyền. Dân thường thì có khi phải vay mượn để làm đám cưới cho bằng bạn bằng bè, hy vọng phong bì nhận được kha khá để trả nợ. Nếu dư ra chút đỉnh thì càng tốt. Người khá giả thì đám cưới là dịp khoa trương sự hoành tráng của nhà mình.

Với tư duy như thế, biết bao giờ đám cưới của các bạn trẻ trẻ mới thực sự là đám cưới của họ nhỉ?




20 nhận xét:

  1. Cưới hỏi làm cho lớn càng thêm phiền và mệt, tụi tây bên đây nó mần đơn giản lắm anh Thụy ơi. Vài người bạn thân nó thích, làm lễ nhà thờ nếu có đạo, sau đó đi du hí mình ên hai vợ chồng. Tiền để dành đó làm chuyện khác.

    Cái đĩa sao giống như có măng và chim cút trộn lộn với chân ếch thế anh Thụy? ếch xào măng à? nhắc đến mấy món nhậu thì em lại ngứa tay muốn nấu chơi vài món rồi. Để thi xong em sẽ mở lại quán nhậu Nu Nu online cho làng trên cùng xóm dưới chén vài món đặc sản chơi ;))

    Trả lờiXóa
  2. Khi đi đám cưới không phải đóng góp vì được mời, vẫn đúng chứ anh Thụy :-) Trước đây mọi người mang hiện vật, gọi là quà để mừng, góp vui cho 2 người. Về sau vì nhiều lý do, người đi dự mừng bằng phong bì. Dần dần mừng phong bì trở thành cái lệ và có tình trạng như vậy :-(

    Trả lờiXóa
  3. Các loại đám nhà mình em thấy giống một dịp đổi chác quá. Cô dâu chú rể nhiều lúc mờ nhạt sau bàn tiệc và sau cái hòm đựng phong bì.

    Em thấy bọn tây nó mừng đám cưới theo wish list, nghĩa là chỉ mừng cái gì cô dâu chú rể muốn mua thôi. Họ không nhận tiền đâu. Cũng hay anh nhỉ.

    Trả lờiXóa
  4. Nước mình lạc hậu, tệ phong bì cải thiện nài còn dài dài. Khi nào văn minh, giàu có, tự khắc sẽ hết anh à. Hé hé...

    Trả lờiXóa
  5. Nghe nói cái lẩu ếch mùi lắm. Đi ăn xong về phải tắm giặt thay quần áo ngay...
    Ở nước ngoài đám cưới chỉ dành riêng cho bạn bè, người thân (50-100 người dự là cùng). Do đối tượng hạn hẹp nên việc người đến dự tặng cái gì không còn quan trọng nữa. Ở ta thì đây là dịp kinh doanh oách đối với không ít người, vì thế nên đám cưới mất hết ý nghĩa thiêng liêng.

    Trả lờiXóa
  6. Ai dô, chị Titi nói sai à nha, ở xứ văn minh như ở Nhật, nó vẫn mừng, mà mừng phong bì dầy khự, tối thiểu 6 triệu- 10 triệu VNĐ/người/lần đó ạ :D. Nhưng mà vấn đề là họ chỉ mời những người thực sự thân thiết mà thôi.

    Em thấy chuyện phong bì chả có j sai. Trừ những chuyện quần quật làm đám cưới để kiếm lời, chứ việc bạn bè, người thân tới mừng món tiền nhỏ chúc mừng cho hp của đôi vợ chồng trẻ là điều đáng quý đấy chứ.

    Trả lờiXóa
  7. Bác Thụy mà làm đám cưới cho con gái thì sẽ là một đám cưới lớn đây, bởi vì bác có nhiều mối quan hệ mà.

    Trả lờiXóa
  8. Lu: Anh biết, và anh thích nhất cưới kiểu ấy. Đấy mới chính là đám cưới của lứa đôi. Anh đã dự một đám cưới như vậy. Vui, nhẹ nhàng và nhất là nó đúng tinh thần của một ngày vui, trang trọng nhưng trẻ trung và ý nghĩa.

    À, đấy là món lẩu ếch mà anh nói đấy. Cái này hay lắm. Em về Hà Nội, anh và các bạn trong Công ty anh sẽ mời em. Có điều, ăn cái này xong, mùi ám đầy quần áo, đầu tóc... Phải lo về mà tắm gội ngay đấy em ạ!

    Trả lờiXóa
  9. ntd: Cái đó bạn nói là mừng thì đúng rồi. Nhưng bây giờ, đám cưới bị biến tướng nhiều lắm. Thành kinh doanh lãi lỗ cũng có nữa cơ.

    Trả lờiXóa
  10. like2chat: Hay chứ! Còn bây giờ, các bạn trẻ khổ sở lắm. Nhiều bạn cũng hay bày vẽ nữa, nên lại càng khổ. Anh đã dự một đám cưới dài tới 3 ngày liền. Bao nhiêu thủ tục, ăn uống, nhậu nhẹt. Mệt mỏi lắm!

    Trả lờiXóa
  11. Titi: Lạc hậu gì mà đi đám cưới, mừng cả triệu, cả chục triệu luôn. Có trường hợp là dịp để thể hiện tình thương mến thương với cha mẹ cô dâu chú rể đấy em ạ!

    Trả lờiXóa
  12. VMC: Lẩu ếch mùi lắm. Anh vừa nói với Lu đấy. Nhưng lại ngon mới chết chứ. Hì! Hay hôm nào off lẩu ếch đi em. Trưa thứ 7, ăn xong, về luôn, thả sức thay đồ, tắm giặt luôn.

    Ừ, đám cưới giờ thì hầu hết mất cả ý nghĩa. Anh đã đi dự một đám cưới 1200 khách, hơn 200 mâm luôn. Khủng khiếp!

    Trả lờiXóa
  13. Dứa: Em à, cần phân biệt thế này: Đám cưới con trẻ, cha mẹ, cô chú ruột thịt mừng thì nếu có điều kiện, họ mừng lớn lắm. Cái này tùy từng gia đình và theo anh, thế là tốt. Có dịp làm vốn liếng cho cặp vợ chồng trẻ mới bước vào cuộc sống tự lập.

    Còn ở mình, đôi khi lại là dịp thể hiện để chạy nọ chạy kia, trả công trả xá... nên nó bị hiểu thành kinh doanh đám cưới. Cái này, không nên khuyến khích đâu em ạ!

    Trả lờiXóa
  14. HwoangNguyen: Chưa chắc HN ạ! Tinh thần là con tôi sẽ quyết định chuyện làm như thế nào, và vì như thế, mình sẽ mời thế nào cho phù hợp thôi.

    Trả lờiXóa
  15. Không phải anh ơi, không phải cha mẹ cô chú, mà là khách tới mời thì tối thiểu là 3-5 man tiền Nhật. Đó là mức tối thiểu cho chuyện mừng cưới. Như chồng em về Vn cưới vợ, các sếp lớn trong cty chả thân thiết gì, cũng ko đi dự, nhưng sếp nào cũng mừng 1-2 man (tương đương 2-4 triệu). Vì họ coi trọng lễ nghi, đặt nặng văn hóa quà tặng hình thức. Em nghĩ Nhật hay VN hay TQ và nhiều nước Châu Á khác thôi, chớ kể giàu nghèo, văn minh hay man muội, về cơ bản vẫn là tư tưởng Á Đông, mừng tiền cưới là chuyện bình thường. Khách khứa nhộn nhịp cũng là thường luôn, vì văn hóa Á Đông trọng hình thức, thích hội hè nhộn nhịp mà.

    Em thấy đôi khi chuyện đám cưới ở ta không thể áp dụng như Tây và cũng không thể khen Tây văn minh hơn ta được, vì cơ bản, văn hóa khác, cách nghĩ khác :D . Còn chuyện cưới kinh doanh thì chả ai ủng hộ, tuy nhiên thấy người giàu, quan to mời đông khách mà lại cứ nhất nhất đổ cho họ là kinh doanh đám cưới thì em không đồng tình :D. Quan càng to càng nhiều quan hệ, càng nhiều ân nhân và người quen. Đến khi nào anh Thụy làm đám cưới cho con, sẽ thấy, có những mỗi quan hệ không thể không mời, hoặc sẽ bị trách cứ, rồi cân nhắc, không thể mời ít anh ơi :D

    Trả lờiXóa
  16. Khó mà nói rạch ròi nên hay không nên mừng phong bì đám cưới. Vấn đề là cách người ta nghĩ khi đặt tiệc cưới.
    Nếu tặng quà đôi uyên ương như một nét văn hóa (để bắt đầu cuộc sống) thì đáng trân trọng. Ngược lại khi méo mó đi thành tính toán lời lỗ, thành trách nhiệm 'được mời là phải tiền' - thậm chí là tiền 'tính toán' với cha mẹ đôi trẻ...(như khá phổ biến hiện nay) thì chả đẹp đẽ và chả nên cổ súy tẹo nào.

    Trả lờiXóa
  17. @ ẠThuỵ chạy ù vào còm một tý ,khi dâu&rể lên lịch đám cưới ,họ cũng tính toán cả rồi ,khổ nỗi cha mẹ 2 bên cứ cho ý kiến này kia& 1 dịp cho văn hoá phong bì nở rộ .
    Thực tế các em thế hệ 8X,9X ..giờ rất độc lập ,càng đơn giản ,ấm cùng ,vui ,thức ăn gọn nhẹ, ban nhạc = bạn bè ,gia đình &tổ chức ngoài biển ,em xem trong 1 blog nọ , 9X ,sông hàn Đà nẳng , rồi cả hai đi du lịch balô & trăng mật luôn 2trong 1 anh & quí blogger à !

    Trả lờiXóa
  18. Dứa: Hà hà, em nói cũng có phần đúng, nhất là không phải cái gì của Tây cũng khen họ văn minh hơn ta được. Nhưng có lẽ đám cưới làm rình rang, tốn kém quá cũng là điều không nên em ạ!

    Trả lờiXóa
  19. Lana: Em có nhớ cái câu cơm bụi giá cao để ám chỉ việc đi ăn cưới bây giờ không? Ai cũng lên án nó, nhưng chẳng ai dám tiên phong đi đầu loại bỏ hủ tục này.

    Trả lờiXóa
  20. Trina: Thế hệ 8X, 9X thì chẳng mấy ai là không muốn độc lập đâu em ạ! Vì thế, họ sợ nhất làm đám cưới họ nhưng lại không phải được tổ chức ra cho họ, mà là cho mục đích khác ấy!

    Trả lờiXóa