Chủ Nhật, 14 tháng 3, 2010

MỔ XẺ TRUYỀN THUYẾT



Cứ mỗi dịp qua Đền Đô, tôi lại nhớ như in lần đầu tiên được xem bức ảnh do ông Nguyễn Đức Thìn chụp được ngay hôm dời Bài vị 8 vị Vua Nhà Lý về Đền Đô. Bức ảnh chụp ngẫu nhiên, trên trời có 8 đám mây vừa liên kết với nhau, vừa rời rạc, làm người ta liên tưởng đến sự linh thiêng của 8 vị Vua Nhà Lý mà bắt đầu là Lý Thái Tổ, mở đầu cho hoàng thành Thăng Long được lập nên cách nay ngót 1000 năm. Bức ảnh ấy, ông Thìn đặt tên là Cổ Pháp Tường Vân.


Có thể là ngẫu nhiên, có thể là linh thiêng thật! Vì sau đấy, tôi còn được chính ông Thìn kể lại chuyện hôm làm lễ ở Đền Đô, cả làng Đình Bảng tìm mãi mà không thấy một số đồ thờ tự, mặc dù trai làng đã đào bới tìm kiếm suốt mấy ngày quang khu vực Đền. Vậy mà, khi phái đoàn của Nhà Lý do hậu duệ của Hoàng tử Lý Long Tường từ Hàn Quốc về đến nơi, chỉ vừa làm lễ xong là đào thấy ngay. Ông Thìn còn cho tôi xem cả bức ảnh chụp những đồ được tìm thấy hôm ấy.


Sau này, khi làm cuốn sách tiếng Anh tên là Vietnam, Explore the Legend, tôi đã cố gắng thuyết phục bằng được 2 bạn chuyên gia là Elka Ray và Jonathan Ed Brooke phải đưa bức ảnh vào minh họa lời bạt của cuốn sách ngay ở trang đầu tiên. Cuốn sách ấy đã mang lại cho chúng tôi biết bao điều may mắn. Sự thành công của nó nằm ngoài mong đợi của chúng tôi rất nhiều.


Sau lần ấy, tôi còn qua Đền Đô nhiều lần. Tôi không thích lắm khi các bức ảnh chụp linh thiêng ấy được bày bán la liệt ở sân Đền Đô với giá 20 ngàn VND. Nhưng rồi tặc lưỡi, thôi thì cũng được. Đấy là cách thông thường nhất để phổ biến một sự kiện độc nhất vô nhị. Mà dù có bán la liệt như thế, cũng đâu mất đi sự linh thiêng mà phải lo chứ!


Thế rồi…


Bỗng một hôm, tôi được một anh bạn lớn tuổi, vốn công tác nhiều năm trong ngành Văn hóa cho biết, có ý kiến cho rằng bức ảnh đấy đã được xử lý kỹ thuật photoshop ở nước ngoài, hình như là ở Hàn Quốc, nên mới được như vậy. Tất nhiên, ý kiến đấy cũng còn gây tranh cãi, nhưng thông tin ấy đã làm tôi buồn suốt buổi chiều. Nó khiến tôi liên tưởng đến một chuyện khác, đấy là chuyện các cụ Rùa ở Hồ Gươm.


Có rất nhiều ý kiến tranh luận xung quanh các cụ Rùa. Nào là có bao nhiêu cụ tất cả? Người thì bào một, người thì bảo ba. Có người quả quyết là nhiều hơn con số ấy. Rồi bống một hôm, tôi thấy thông tin ai đó đề nghị nên xét nghiệm AND để xem cụ Rùa Hồ Gươm thuộc loại rùa nào? Có liên quan gì đến một giống rùa nào của thế giới không?


Tại sao lại phải như thế nhỉ? Truyền thuyết là truyền thuyết. Đương nhiên là như thế rồi. Tại sao chúng ta cứ phải đi đến tận cùng của vấn để chứ? Tại sao chúng ta cứ nhất thiết phài làm cho rõ ràng đến mức mất hết cả những gì tốt đẹp nhất của những truyền thuyết bao đời của cha ông như thế?


Và cứ theo mạch tư duy như thế, chẳng lẽ chúng ta sẽ phải sử dụng khoa học kỹ thuật hiện đại để tìm cho bằng được xem Chử Đồng Tử là con cái nhà ai? Ai đẻ ra chàng Thạch Sanh nghèo khó nhưng tốt bụng? Rùa Vàng đã cho An Dương Vương nỏ thần thuộc loại rùa nào?... Và còn rất nhiều điều tương tự như thế nữa.


Giả dụ có làm được điều ấy đi chăng nữa thì làm để làm gì nhỉ?




21 nhận xét:

  1. "Truyền thuyết là truyền thuyết", điều này thì em giống anh, mình muốn tin như mình đã biết. Tức là niềm tin là quan trọng, mổ xẻ đến tận cùng trả lời được những câu hỏi gắt gao nhưng có thể sẽ mất ít nhiều sự thiêng liêng.
    Chuyện lịch sử thì khác anh ạ. Ai đó sẽ nói chuyện triều Lý là chuyện lịch sử, là con người thật không phải truyền thuyết, mà lịch sử là phải chính xác... Rồi chuyện Cụ Rùa còn sống ở Hồ Gươm nữa.
    Thôi đấy là chuyện của các nhà khoa học, sử học, sinh học, Hà Nội học... em ngồi nghe chuyện thôi không dám bàn.

    Trả lờiXóa
  2. uhm, thì vẫn biết khi gọi là truyền thuyết thì mình ko cần hiểu rõ rạch ròi xuất xứ của nó, nhưng đối với những người làm công tác nghiên cứu văn hóa hay lịch sử thì họ lại đòi hỏi vấn đề chính xác của nguồn gốc anh Thụy à. Có lần em đi tìm tấm đá nói về luật eye-for-an-eye (Babylonian law) để viết bài report cho cô giáo dạy sử. Em viết dài lắm à, viết mà có dẫn chứng ngon cơm. Nhưng bà ấy cho em ăn trứng ngỗng vì em đã tìm thấy tấm bia đá "giả". và em lại dẫn chứng nó vào trong bài viết. Tấm thật nó nằm ở nơi khác, em muốn chụp hình lấy tài liệu thì em phải book vé máy bay té sang đó. Cuối cùng em chọn một thứ khác mà biết chắc nó là original để viết thì bà ấy mới chịu đó.
    Nói chung thì cũng khó nói...

    Trả lờiXóa
  3. Truyền thuyết, truyền thuyết thì đúng là không ai mổ xẻ thật!
    Lu và Lana nói hết rồi, đọc và hiểu hết cả rồi, vậy nên chẳng dám bàn thêm nữa.

    Trả lờiXóa
  4. Em cũng nghĩ như vậy. Chẳng có gì là tuyệt đối cả. Càng mổ xẻ càng thấy sự linh thiêng của truyền thuyết bị tổn thương. Thôi, cứ để các CỤ yên ngơi cho thanh thản, anh nhỉ? :)

    Trả lờiXóa
  5. Phản đối mổ xẻ. Mổ xẻ cái không thể mổ xẻ là vì chẳng có gì mổ xẻ dễ bằng những thứ chẳng ai thích mổ xẻ. Hè hè ...

    Trả lờiXóa
  6. Lana: Đúng thế! Lịch sử thì rất cần chính xác. Nhựng truyền thuyết thì có thể không. Em có biết không, anh rất là đau khổ, hậm hực, vì mình đang làm tới 110 tập phim Ký Sự Thăng Long. Có tập kể về Bát Đế Vân Du. Vậy mà có bố nói đó là ảnh bị photoshop có chít không cơ chứ. Hu hu!

    Trả lờiXóa
  7. Lu: Rất khó nói mà. Truyền thuyết đôi khi rất xa thực tế. Ví dụ, Thánh Gióng nhổ tre, đuổi giặc Ân, niêu cơm Thạch Sanh ăn mãi vẫn đầy...

    Trả lờiXóa
  8. Mẹ Cua và Bống: Hì hì! Thôi cứ để cho các truyền thuyết được ngủ yên. Hay đấy em ạ!

    Trả lờiXóa
  9. Titi: Câu của em cứ như một triết lý ấy. Nhưng mà, nên nói không nhỉ?, thôi cứ nói nhé, nhưng mà có nhiều bác đang sống bằng kinh phí Nhà nước cấp cho các dự án mổ xẻ đấy em ạ!

    Trả lờiXóa
  10. Cái ảnh này mà đăng ở blog của anh là cũng sẽ đem lại nhiều điều linh thiêng lắm đấy nhỉ :-).

    Em đang nhìn nó và xin cho con khỏi bệnh. Chẳng nhẽ em lại đăng ở blog của em :-))

    Trả lờiXóa
  11. hé hé...cái đó thì vữn mà anh. Bên nhà mình có những lý do và hiện thực rát chuối, nhưng nó vẫn tồn tại bởi vì nó nuôi sống hàng trăm người. Hờ hờ... chỉ khi nào con người không bị cái đói, cái khổ bủa vây, may ra khi đó người ta mới mạnh mồm từ chối những quả chuối to tướng trước mắt :-P

    Trả lờiXóa
  12. Chẳng những ta, đến Tây nó cũng đi tìm nguồn gốc, quốc tịch của ông già Nô en đấy thôi. Em nghĩ chuyện mổ xẻ do một bộ phận những người tò mò, thích đi đến tận cùng hiểu biết thì không sao, nhưng ở cấp độ nhà quản lý văn hóa và công chúng, thì hãy để truyền thuyết đóng vai trò lịch sử của mình (cho dù không có thật)...anh nhỉ

    Trả lờiXóa
  13. like2chat: Đúng đấy em ơi! Anh có làm một bộ phim dài 15 phút, phát sóng trên VTV1, trong serie phim Ký Sự Thăng Long dài 110 tập đấy em ạ! Tên của tập phim này là Những Vầng Mây Kỳ Ảo. Phim nói về tấm ảnh này, tên là Cổ Pháp Tường Vân. Ngoài ra còn hai tấm ảnh nữa là Bát Đế Vân Du và Hoàng Long Vân Giáng. Linh thiêng lắm đấy em ạ!

    Trả lờiXóa
  14. Titi: Hic! Em nói làm anh buồn cười quá! Và nghĩ lại, thấy cũng buồn cho thực trạng của mình nữa.

    Trả lờiXóa
  15. DHP: Có nhiều truyền thuyết không có thật đâu. Nhưng tác dụng giáo dục của nó thì vô cùng to lớn. Đúng không em?

    Trả lờiXóa
  16. Anh cho em 2 cái ảnh kia với. Hi hi, không biết em xin thi đỗ tháng 6 và tháng 12 này nữa thì có tham quá không nhỉ.

    Trả lờiXóa
  17. like2chat: OK em! Để anh post lên rồi em lấy nhé! Không sao đâu, em cứ xin thoải mái mà. Mà em đã về Đền Đô chưa?

    Trả lờiXóa
  18. anh Thụy : à, thì ra là chuyện anh đang làm kí sự Thăng Long nên sợ tin đồn làm ảnh hưởng. Không việc gì phải lo lắng rồi râu ria rậm rạp anh a.
    Anh làm nghành truyền thông và anh đang dựng film với những câu chuyện được gọi là "truyền thuyết", mà đã gọi là "truyền thuyết" thì ta phải hiểu rằng nó chỉ đang là giả sử chưa ai dám khẳng định cả.
    Một giả thuyết có thể gây nhiều tranh cải, và người ta đi tìm tính xác thực đôi khi tốn cả thế kỷ, cả đời cũng chưa xong. Người ta có quyền nêu nghi vấn nhưngkhẳng định thì có lẽ còn lâu. Anh cứ yên tâm làm tới vài trăm tập cũng chẳng sao cả, vì tất cả đều là "truyền thuyết".
    Giống như anh Hoàng hỏi em BBC đưa tin bảo rằng người da đỏ trên đảo Hawaii xuất xứ là Việt Nam đấy thôi. Họ có quyền đặt câu hỏi cho 1 giả thuyết mà.
    Nếu như người nào đó muốn tìm sự thật cho "truyền thuyết" mà họ có cơ sở đúng, và chính xác thì anh nên tận dụng cơ hội làm ăn tiếp. Nghề của anh là truyền thông, và nghề này cũng như báo chí cần sự cập nhật mỗi ngày. Anh có thể suy nghĩ đến chấm dứt đợt truyện nhiều tập nói về truyền thuyết của dân mình, và bắt đầu một loạt truyện khác chủ đề là "đi tìm truyền thuyết".
    Anh mở cửa ra làm ăn thì những gì sốt dẽo anh nắm bắt ngay để đưa ý tưởng gầy dựng nên chủ đề, ko việc gì phải sợ cả. Loài người bản tính vốn tò mò nên biết đâu tập hai sẽ gây chú ý hơn thì sao anh? vì tập 1 anh chỉ nói lại những gì người ta đã biết cả rồi.
    Tập 2 mới là cái phát hiện thế kỷ đấy! biến sự kiện thành ý tưởng làm ăn là một trong những cách kinh doanh mà anh.
    Hì, anh có phải là nhà viết sử học đâu mà lo sợ chứ? anh là người kinh doanh, anh làm nghề truyền thông, và anh mở cửa ra là để "làm ăn, làm ăn và...làm ăn!".
    Tận dụng mọi sự kiện biến nó thành tiền để nuôi công ti và nhân viên của anh.. Bên Mỹ, ko có chuyện họ cũng đẻ ra cho có để có cái mà làm ăn anh à.

    Trả lờiXóa
  19. Lu: Đọc cái com của em sướng tỉnh cả người. Hì! Anh không sợ hết chuyện, chỉ sợ tự nhiên mấy chuyện đồn đãi vớ vẩn làm mất cái hay chủ đề của mình định làm đi thôi. Hơn nữa, cái này thì nằm ngoài vấn đề làm phim của anh, anh rất sợ người ta cứ mang các truyền thuyết hay ho và linh thiêng ra để giải phẫu nó.

    Ví dụ, Thánh Gióng phá giặc Ân hay thế. Giờ là có ông sử học nào đó quyết chứng minh bằng được là sức người không thể nhổ được cả bụi tre thì đúng là hỏng chuyện.

    Rồi em có biết bác Ngô Tất Tố trước đây còn ra sức chứng minh là không có ông An Dương Vương vì cái truyền thuyết nỏ thần rất nhiều điểm phi thực thế chẳng hạn.

    Hic hic!

    Trả lờiXóa
  20. anh Thụy : anh đừng lo, đến khi đời chắt của ông bạn nào mọc râu thì cũng vẫn ko lay chuyển được sự tin tưởng vào truyền thuyết của dân mình đâu. Làm gì cũng phải có chê và khen, nhờ thế người ta mới chú ý đến film của anh. Cái sợ nhất mình làm ra mà chẳng nghe được lời phê bình khen hay chê. Bổn phận của những người ở viện ngâm kíu là ăn lương để tìm tòi, anh ko cho họ có ý kiến ý kò thì họ bị về hưu sao? họ thừa biết để lật đổ 1 giả thuyết là chuyện không đơn giản. Không tin thì anh thử đặt vấn đề làm ăn đòi dựng film quảng cáo, nói về sự khám phá độc nhất vô nhị của người này, xem họ có dám ừ hay là sẽ trả lời với anh rằng : tôi chỉ mới đặt nghi ngờ thôi, chưa có cơ sở khẳng định, tôi...tôi cần thêm thời gian để tìm hiểu rồi mới dám công bố... ;))

    Trả lờiXóa
  21. Lu: Em giỏi lắm Lu ạ! Con gái mà giỏi thế thì....! Hi hì!

    Trả lờiXóa